Là nước đứng ngoài tranh chấp, Mỹ liên tục gây áp lực với Trung Quốc để đàm phán với một số nước ASEAN về COC mang tính ràng buộc pháp lý. Tháng 8/2012, Mỹ thậm chí còn ra tuyên bố báo chí chỉ trích việc Trung Quốc nâng cấp hành chính “thành phố Tam Sa”. Ngoài ra, Mỹ còn kêu gọi các nước có liên quan trong tranh chấp biển Đông tuân thủ Công ước LHQ về Luật biển cái mà Mỹ đã sai lầm khi cho đó là phương thuốc chữa trị các tranh chấp biển.

DOC đã tuyên bố rõ các quốc gia có chủ quyền cần giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán thông qua tham vấn và đàm phán hữu nghị. Liệu chúng ta có nhìn thấy điều này trong Tuyên bố Bangkok sắp tới, những tài liệu cơ sở của ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á hay các nguyên tắc luật quốc tế được công nhận khác. Thực tế đang tồn tại là các nước cần cố gắng giải quyết tranh chấp Biển Đông trong khi vẫn tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của những nước khác. Vì vậy, Mỹ không có quyền đưa vấn đề này ra.

Những ý kiến thách thức quan điểm của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc vi phạm UNCLOS là không có căn cứ. (1) Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên nhiều thực tế lịch sử và các yếu tố pháp lý được các nước khác công nhận về công khai hoặc ngầm. Trung Quốc phát hiện và chính thức đặt tên cho các đảo tại Biển Đông vào thời nhà Thanh (1644-1911) và có quyền tài phán lịch sử lâu nhất đối với các đảo này. Sau đó, Trung Quốc đã xuất bản danh sách đầy đủ các đảo và vùng nước xung quanh thuộc quyền tài phán của Trung Quốc vào các năm 1909, 1935, 1947 và 1983.

(2) Đường lưỡi bò chính thức được xác nhận trên các bản đồ Trung Quốc vào năm 1948 cũng là một bằng chứng cụ thể khác về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này. Đường này thậm chí còn được đánh dấu trong bản đồ xuất bản của nhiều nước khác trong đó có Việt Nam. Đường lưỡi bò thậm chí còn có trước rất lâu so với UNCLOS được ký vào 1982 và có hiệu lực từ 1994.

(3) Vậy làm thế nào các nước khác có thể tìm kiếm sự trợ giúp của UNCLOS để đảo ngược lại nhiều bằng chứng lịch sử đang ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. (i) Từ khía cạnh pháp lý, giải quyết tranh chấp Biển Đông không thể chỉ dựa trên UNCLOS. Liên quan tới chủ quyền của tất cả các nước, UNCLOS đã thiết lập một trật tự pháp lý đối với biển và đại dương, mà tạo thuận lợi cho thông tin quốc tế và thúc đẩy việc sử dụng biển, đại dương hòa bình và sử dụng các nguồn tài nguyên biển công bằng, hiệu quả cũng như góp phần bảo vệ và bảo tồn sinh thái biển. Tuy nhiên, cần công nhận rộng rãi rằng mặc dù UNCLOS được sử dụng để giải quyết các tranh chấp trên biển nhưng không thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và cũng không thể giải quyết trực tiếp tranh chấp biển. UNCLOS chỉ tuyên bố về các nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp. Đối với các tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, UNCLOS quy định rằng việc phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước đối diện là biển hoặc gần biển sẽ chịu ảnh hưởng của các hiệp định trên cơ sở luật quốc tế để đạt được giải pháp công bằng. Nếu không đạt được thỏa thuận trong thời gian hợp lý, các nước có liên quan cần tìm kiếm sự trợ giúp của các thủ tục trong Phần XV. (ii) UNCLOS chỉ là một bộ phận trong luật quốc tế và khẳng định rằng những vấn đề không nằm trong quy định của công ước sẽ tiếp tục được điều chỉnh bởi các quy định và quy tắc của luật quốc tế nói chung. Theo đó, UNCLOS không thể thay thế luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp Biển Đông. (iii) Các thực tế lịch sử và căn cứ pháp lý là 2 nhân tố quyết định đối với giải pháp trong tranh chấp Biển Đông và yếu tố này nằm ngoài phạm vi UNCLOS.

Biển Đông chưa bao giờ là vùng nước rắc rối. Bài phát biểu của NT Mỹ trong HNBT NG ASEAN 2010 đánh dấu sự bắt đầu can thiệp của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông. PLP cũng đóng vai trò lôi kéo Việt Nam gia tăng căng thẳng để Mỹ có cớ khuấy động vùng nước này.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn khẳng định giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương hòa bình dựa trên thực tế lịch sử và luật quốc tế và không ngừng nỗ lực để hợp tác sâu sắc với các nước khác nhằm bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông và hợp tác chặt chẽ với các nước khác chống lại các thách thức an ninh phi truyền thống.

Tuy nhiên, chỉ những nỗ lực của riêng Trung Quốc thì không đủ để giải quyết các tranh chấp. Do đó, tất cả các bên liên quan cần hiểu rằng bất kỳ nỗ lực bóp méo lịch sử hoặc thông dịch sai các nguyên tắc luật quốc tế sẽ chỉ trì hoãn hơn việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Theo Trung Quốc Nhật Báo

Thùy Anh(gt)