Năm 2014 khởi đầu cho một thời đại địa chính trị kiểu chiến tranh lạnh hoàn toàn mới. Vấn đề Ukraina và việc sáp nhập Crưm của Tổng thống Nga Putin bị Mỹ và châu Âu trừng phạt về kinh tế, điều này làm suy yếu mối liên hệ giữa Nga với phương Tây và làm Kremlin tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề là liệu Nga có tìm mọi cách để xây dựng liên minh thật sự với Trung Quốc?

Mấy năm gần đây, Trung Quốc và Nga hợp tác chặt chẽ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có lập trường tương tự trong vấn đề quản lý internet, sử dụng các cơ chế ngoại giao như BRICS, SCO để phối hợp lập trường. Dựa trên tương đồng về tình hình nội bộ và mong muốn ngăn chặn ý thức hệ và ảnh hưởng của Mỹ, giữa Putin và Tập Cận Bình thiết lập quan hệ công việc tốt đẹp. Quan hệ kinh tế Trung – Nga đang tiến về phía trước. Tháng 5/2014, trước khi sáp nhập Crưm, Nga tuyên bố hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ USD thời hạn 30 năm cung cấp 38 tỷ mkhí đốt hàng năm. Ngoài ra, tháng 11 vừa qua, hai bên đã tuyên bố sẽ xây dựng đường ống khác qua Siberi cung cấp cho Trung Quốc 30 tỷ m3 khí đốt một năm trong thời gian 30 năm. Khi hoàn thành, hai tuyến đường ống Đông, Tây này sẽ cung cấp cho Trung Quốc hàng năm 68 tỷ m3 khí đốt, vượt xa lượng khí đốt cho khách hàng lớn nhất của Nga hiện nay là Đức.

Hợp tác song phương Trung – Nga ngày càng đi sâu, nhưng có khiếm khuyết, thỏa thuận khí đốt càng làm nổi rõ sự mất cân đối thương mại nghiêm trọng giữa hai bên. Nga xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu thành phẩm của Trung Quốc. Hợp đồng khí đốt này không thể bù đắp những thiệt hại do mất nguồn cung cấp công nghệ phương Tây. Trong khi Nga rất cần những công nghệ này khai thác các mỏ dầu ở Bắc Cực để trở thành siêu cường về năng lượng chứ không đơn thuần là “trạm nạp nhiên liệu” cho Trung Quốc.

Trung – Nga liên minh còn có vấn đề sâu xa. Trung Quốc với thực lực về kinh tế, quân sự và dân số gây ra sự bất an lớn tại Nga. Tại khu vực Siberi chỉ có vẻn vẹn 6 triệu người Nga, trong khi người Trung Quốc ở phía đối diện là 120 triệu, sức mạnh kinh tế và quân sự của Nga ngày một sa sút trong khi Trung Quốc đang đi lên. Từ sự mất cân đối này, Nga sẽ không sẵn lòng liên kết chặt chẽ với Trung Quốc về quân sự, cho dù hai bên đang theo đuổi phối hợp ngoại giao cùng có lợi mang tính chiến thuật. Ý nguyện hợp tác của Trung Quốc với Nga cũng có giới hạn. Chiến lược phát triển của Trung Quốc là dựa vào hội nhập không ngừng kinh tế thế giới, cụ thể là xâm nhập thị trường và tiếp nhận công nghệ từ Mỹ. Tính hợp pháp cho sự cầm quyền của đảng cộng sản Trung Quốc là nhờ vào tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc sẽ không mạo hiểm chiến lược phát triển này đổi lấy liên minh “cực quyền” nào đó.

Ngay cả ở các diễn đàn đa phương, quan hệ Trung Quốc – Nga cũng không thể nói là ngang bằng. Trong khối BRICS, quy mô kinh tế của Trung Quốc lớn hơn cả 4 nước kia cộng lại, các sáng kiến của tổ chức này, kể cả việc lập ngân hàng phát triển đều phản ánh ảnh hưởng lớn của Trung Quốc. Cho dù thúc đẩy một số phối hợp trong SCO nhưng Trung – Nga vẫn tranh giành ảnh hưởng tại Trung Á.

Liên minh Trung – Xô thế kỷ trước là sản phẩm của một Trung Quốc non yếu khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, chiến tranh lạnh mới bắt đầu và cũng chỉ duy trì được 10 năm. Với một Trung Quốc lớn mạnh ngày nay, càng không thể quá gần gũi một nước Tóm lại, lịch sử của một liên minh Trung – Nga thách thức phương Tây ít khả năng tái diễn.

Theo Project Syndicate

Trần Quang (gt)