Trong sáu năm qua, Tổng thống Barack Obama đã thống trị buổi khai mạc hàng năm của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, các lời lẽ và các sáng kiến của ông ​​là động lực của chương trình nghị sự và các bài viết của các phương tiện truyền thông. Năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin, lần đầu tiên xuất hiện tại Liên Hợp Quốc trong một thập kỷ, lại là người đã lấy mất màn trình diễn ngoại giao này.

Lời kêu gọi lập một "liên minh rộng lớn" chống lại Nhà nước Hồi giáo của Putin, một ý tưởng được ủng hộ bởi ngay cả một số đồng minh của Mỹ, đã đặt chính quyền Obama, vốn từ lâu bám vào một lập trường "Assad phải ra đi" ở Syria, vào thế phòng thủ. Mặc dù nó sẽ phải có ít nhất là một phần sự xuống thang của Mỹ, nhưng sáng kiến ​​của ông Putin có thể giúp giải quyết một xung đột dằng dai đã giết chết hơn 200.000 người dân, tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo, và tạo ra một thảm họa nhân đạo ở Syria và các quốc gia láng giềng và cuộc khủng hoảng di dân tồi tệ nhất trong lịch sử của Liên minh châu Âu. Đồng thời, bài phát biểu của ông Putin đã cho thấy thế giới trở nên khác biệt như thế nào từ cách nhìn của Moscow, và chủ nghĩa độc đoán và chính sách thực dụng của Nga khác như thế nào với giấc mơ về môt trật tự quốc tế mở, dựa trên các nguyên tắc của Tổng thống Obama.

Là người phát biểu thứ 2 trong buổi sáng (sau TTh Brazil Dilma Roussef), Barack Obama đã mô tả một thế giới đầy biến động, cân bằng chênh vênh giữa sự ổn định và hỗn loạn. Tại thời điểm quan trọng này, các quốc gia trên thế giới đã có một sự lựa chọn để quyết định. Họ sẽ tái hiến thân cho các nguyên tắc theo đó Liên Hợp Quốc đã được thành lập 70 năm trước đây, tìm kiếm sự chia sẻ về an ninh, thịnh vượng, và phẩm giá của con người thông qua hợp tác quốc tế? Hay họ sẽ quyết định theo điệu còi của những người vẫn tin rằng "sức mạnh quyết định đúng sai", cả ở trong nước và ở nước ngoài? Ngầm đề cập đến Nga và Trung Quốc, Tổng thống Obama đã chê trách các chính phủ đó cũng thường xuyên rời bỏ luật pháp quốc tế để chọn luật rừng, bỏ qua thực tế là chính trị cường quyền chắc chắn sẽ phản tác dụng trong một" thế giới hội nhập." Ví dụ, hãy xem xét sự sáp nhập của Nga tại Ukraine, đã mang lại đau đớn về kinh tế (dưới hình thức của các trừng phạt) cho chính nước Nga. Nga sẽ có tình trạng tốt hơn như thế nào, Obama đã hỏi, nếu nó đã chỉ theo đuổi mục tiêu của mình thông qua các biện pháp ngoại giao? Đây không phải là lần đầu tiên, Obama dường như thực sự bối rối về việc Putin, hay bất cứ lãnh đạo thế giới nào khác, coi chính sách thực dụng như một hình thức hợp pháp của chính sách quốc gia, chứ không phải là một thứ bình tĩnh máu lạnh không còn phù hợp trong một thế giới của các mối đe dọa xuyên quốc gia chung như biến đổi khí hậu, Ebola, và di cư không kiểm soát được.

Tất nhiên, vấn đề là Putin không bao giờ có bản ghi nhớ nói rằng chính trị cường quyền là lỗi thời. Trong những ngày gần đây, chính quyền Obama đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Nga sử dụng phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria đe dọa uy tín của cơ quan này. Trong bài phát biểu của mình từ khán đài của Liên Hợp Quốc, ông Putin đã nhắc nhở người nghe rằng trật tự quốc tế sau chiến tranh được thỏa thuận tại Yalta đã được thành lập một cách rõ ràng trên cơ sở đặc quyền của các cường quốc lớn. Mỗi thành viên của P5 đã có một quyền phủ quyết chính là để ngăn một tập hợp con của P5 không sử dụng được quyền lực thực thi của Hội đồng Bảo an trái với ý muốn của một trong các thành viên của nó. Putin cũng đề nghị Liên Hợp Quốc nên suy nghĩ thật kỹ trước khi phá hoại, hay xâm phạm chủ quyền quốc gia thông qua các biện pháp can thiệp quân sự hoặc "xuất khẩu" các cuộc cách mạng dân chủ. Để chứng minh, người ta đâu cần phải nhìn xa hơn Trung Đông và Bắc Phi. Theo ông Putin, "thay vì chiến thắng của dân chủ và tiến bộ, chúng ta đã có bạo lực, nghèo đói và một thảm họa xã hội", bởi vì những sự can thiệp bên ngoài vào Iraq, Libya và Syria đã tạo ra "các khoảng trống quyền lực" được lấp đầy bởi "những kẻ cực đoan và khủng bố," đáng chú ý nhất là Nhà nước Hồi giáo. Ngầm hướng tới phương Tây, ông hỏi: "Những người đã gây ra tình trạng này: các bạn bây giờ có nhận thấy những gì bạn đã làm hay không?" Thay vì tiếp tục theo con đường này, đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần hình thành "một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại chủ nghĩa khủng bố," tương tự như liên minh đã đánh bại Hitler bảy mươi năm trước đây. Chính phủ Syria, ông nhấn mạnh, phải là một phần của liên minh chống Nhà nước Hồi giáo này.

Chính sách thực dụng của ông Putin cũng đã được trưng ra trong cuộc thảo luận của ông về cuộc xung đột Ukraina (một chủ đề đã làm cho đoàn Ukraine tại Liên Hợp Quốc phải bỏ ra ngoài). Chính sự mở rộng của NATO vào trong không gian hậu Xô Viết, ông tuyên bố, đã tạo ra một "logic đối đầu" giữa "Tây" và "Đông." Thật vậy, ông ngụ ý, phương Tây đã thiết kế cuộc đảo chính chống lại Yanukovich mở ra tình trạng hỗn loạn của Ukraine, tìm cách buộc Ukraine liên kết riêng rẽ với phương Tây. Đây rõ ràng là quá mức đối với Moscow. Như ông đã nói rõ trong 60 phút phỏng vấn với Charlie Rose vào tối chủ nhật, Putin quyết tâm bảo vệ các quyền của hai mươi lăm triệu đồng bào Nga đã bị sự sụp đổ của Liên Xô để lại bên ngoài biên giới của Nga. Tóm lại, Nga sẽ kiên định đòi hỏi một mức độ nhất định về phạm vi ảnh hưởng đối với "vùng nước ngoài gần" của mình.

Mặc dù quan điểm thế giới đối lập và mối quan hệ cá nhân hay giận dỗi của họ, Barack Obama và Vladimir Putin có thể bị buộc phải tìm ra những điểm chung về con đường phía trước, ít nhất là khi nói đến Syria. Tăng cường quân sự của Nga tại nước đó đã tạo cho nó một số thế trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, cũng bị ngạc nhiên trước thỏa thuận ngày hôm qua giữa Nga, Iran, Iraq, Syria về chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến Nhà nước Hồi giáo. Hơn nữa, một loạt các chính phủ nước ngoài, trong đó không chỉ có các nước mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ mà cả các đồng minh gần gũi của Mỹ như Đức, hiện tin rằng Assad phải là một phần của giải pháp ở Syria. Với thất bại có vẻ khổ sở (và tốn kém) của Mỹ trong việc đào tạo các lực lượng Syria "ôn hòa", và những hậu quả nhân đạo thảm khốc của việc không giải quyết được cuộc xung đột Syria, chính quyền Obama có thể không có lựa chọn nào khác là có thỏa thuận ngầm với Nga rằng chính phủ Assad có thể là một phần trong liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo. Cái giá cho sự quy thuận đó cần phải có khẳng định nhất định của Mỹ về việc cuối cùng Assad cũng phải ra đi sau một quá trình chuyển đổi chính trị được xác định, trong đó có việc tái lập một chính phủ kế nhiệm cuối cùng ở Syria.

Theo Council on Foreign Relations

Văn Cường (gt)