Vào thời điểm hiện nay, triển vọng lịch sử mối quan hệ qua lại giữa Nhật Bản (NB) và các nước Đông Nam Á (ĐNÁ) là vô cùng quan trọng. Cuốn “Kiểm soát kinh tế của NB tại ĐNÁ trong chiến tranh TBD”, của tác giả Bi Shihong, giáo sư khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH Vân Nam đã có một cái nhìn toàn diện về lịch sử kinh tế thời chiến của NB tại khu vực. Theo ông Bi:

(1) NB đã thiết lập các trật tự quản lý ở ĐNÁ và đưa khu vực này vào vòng kinh tế chủ nghĩa tư bản của Nhật. Thông qua đó, ĐNÁ vừa trở thành nơi cung cấp vừa là thị trường đối với các hàng hóa của Nhật. Với các chính sách được thực hiện trong thời kỳ đế quốc, NB đã khiến ĐNÁ trở thành nơi phụ thuộc về kinh tế. Mặc dù vậy, trong chừng mực nào đó, NB vẫn phát triển các nền kinh tế địa phương và mục đích chính là nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh tế của NB.

(2) Việc quản lý kinh tế của NB tại ĐNÁ là một phần trong sự thống trị kinh tế của NB trong suốt thời gian chiến tranh. Việc nắm vai trò vượt trội tại ĐNÁ nhằm kiểm soát đời sống kinh tế khu vực này và biến kinh tế ĐNÁ trở thành một bộ phận hữu cơ trong hệ thống kinh tế thời chiến của NB.

(3) Thậm chí nếu kinh tế ĐNÁ phát triển dưới thời NB quản lý thì vẫn nằm thấp nhất trong toàn bộ hệ thống và mô hình phát triển kiểu đó đã rất không ổn định. Dù với những lời hứa hoa mỹ về cùng thịnh vượng và tinh thần anh em châu Á thì mục đích chính của NB chủ yếu là khai thác khu vực vì lợi ích của riêng Nhật.

Đây cũng là một số nhận định về tình hình hiện nay tại ĐNÁ khi NB đang coi ĐNÁ là điểm đột phá trong chính sách ngoại giao châu Á của NB.

Tuy nhiên, các nhà phân tích TQ lập luận rằng việc bắt tay với các nước ĐNÁ kiềm chế TQ chỉ đáp ứng được lợi ích ngắn hạn của NB bởi hành động kiểu này sẽ hạn chế không chỉ TQ mà toàn bộ châu Á.

Một tương lai căng thẳng khu vực và sự ảnh hưởng bên ngoài sẽ kéo lùi sự phát triển của ĐNÁ và khiến ĐNÁ lại lần nữa rơi vào đáy kinh tế toàn cầu.

Theo Thời báo Hoàn Cầu - 11/10

Lê Sơn (gt)