Có rất nhiều nguyên nhân, tôi cho rằng nguyên nhân căn bản nhất là do lòng tin giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Biển Đông là không đủ. Và nếu không có lòng tin, thì bất cứ sự hợp tác nào rất khó được thúc đẩy. Trên nhiều vấn đề, chúng ta vẫn có rất nhiều bất đồng. Thế nhưng về bất đồng thì các học giả Trung Quốc có rất nhiều chứng cứ để chứng minh: Nhân dân Trung Quốc trên 2000 năm trước đã phát hiện, đặt tên và khai thác các đảo ở Biển Đông. Tính từ đời nhà Tống, đã thực hiện quyền quản lý liên tục của mình. Và học giả Trung Quốc có thể chứng minh điều này. Năm 1956, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói với đại diện của Trung Quốc ở Việt Nam lúc đó rằng: “Trung Quốc có chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa”, và đây là sự thực có thể xác nhận. Cùng thời điểm đó, Vụ trưởng Vụ Châu Á, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bày tỏ theo các tư liệu của Việt Nam thì Trung Quốc có chủ quyền từ thời nhà Tống đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn 2000 năm lịch sử chủ quyền, đến thời thực dân Pháp xâm lược thì làm sao Việt Nam có thể thực hiện chủ quyền đối với quần đảo đó. Và những bất đồng như vậy còn tồn tại là chuyện bình thường. Vì nhận thức về tư liệu lịch sử, thời gian khác nhau cho nên chúng ta có khác biệt về quan điểm với nhau. Những bất đồng đó, chúng ta cần nỗ lực giải quyết, không ngừng trao đổi ý kiến, xóa bỏ bất đồng thì chúng ta mới tăng cường được lòng tin. Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể tiến hành các hoạt động hợp tác cùng khai thác ở khu vực Biển Đông. Cuối cùng, về vấn đề Biển Đông, tôi xin đề xuất 3 ý kiến:

 

Thứ nhất là không ngừng xây dựng lòng tin, kiên trì giữ vững 5 nguyên tắc hòa bình trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi để đạt đến giải pháp công bằng, hợp lý.

 

Thứ hai, hiện nay khi tình trạng Biển Đông vẫn chưa được giải quyết cơ bản thì các bên liên quan cần phải tích cực tham khảo các giải pháp tạm thời mang tính quá độ để thúc đẩy hòa bình, hợp tác, ổn định trong khu vực.

 

Thứ ba, căn cứ vào Luật biển 1982 và các nguyên tắc trong chế độ luật biển, các bên cần tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài để xây dựng Biển Đông trở thành biển hợp tác, biển hòa bình, hữu nghị.

 

Cuối cùng, tôi xin thay mặt 6 vị học giả đến từ Trung Quốc xin chân thành cám ơn tất cả các quý vị đã tổ chức hội thảo này!

 

   Li Guoqiang[1] , Trung tâm Nghiên cứu Địa lý và Biên cương Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc

 Download bản PDF



[1] Lý Quốc Cường