22/02/2010
Tóm tắt Bài viết này có hai mục tiêu: Thứ nhất là khái quát và xem xét cách tiếp cận quản lý tranh chấp biên giới của Việt Nam và Trung Quốc và thứ hai là đánh giá những bài học, liên hệ và tác động của cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam đối với tình hình ở Biển Đông. Bài viết trình bày tổng quan cách tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới của Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991. Phần tổng quan đề cập đến những tiến bộ đã đạt được trong quản lý xung đột và những thách thức đặt ra khi tình hình căng thẳng. Những bài học từ cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam và những kinh nghiệm được rút ra từ phần trình bày tổng quan này. Từ những kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam và những bài học được rút ra, bài viết sẽ liên hệ và xác định khả năng tác động đối với tình hình Biển Đông. Phần kết luận sẽ tóm tắt những phát hiện chính và một số ý kiến mang tính đúc kết.
******
I. Tiếp cận quản lý tranh chấp biên giới của Trung Quốc và Việt Nam
1. Các tranh chấp biên giới và lãnh thổ
Trong quá trình tiến tới bình thường hóa quan hệ đầy đủ, các tranh chấp biên giới và lãnh thổ không được giải quyết. Nếu việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ là một điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ song phương thì ở thời điểm năm 1991 điều đó là không thể. Do vậy, gác các tranh chấp lãnh thổ sang một bên và đặt vấn đề tìm kiếm một giải pháp là một mục tiêu lâu dài khiến việc bình thường hóa quan hệ đầy đủ được thực hiện vào đầu tháng 11/1991.[2] Sau khi bình thường hóa quan hệ đầu tháng 11/1991, Trung Quốc và Việt Nam phải xử lý các tranh chấp biên giới, lãnh thổ sau: tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đòi hỏi chủ quyền chồng lấn đối với các vùng biển và thềm lục địa ở Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ; và các tranh chấp liên quan đến một số khu vực dọc biên giới trên bộ.
2. Tổng quan những diễn biến kể từ khi bình thường hóa quan hệ cuối năm 1991
Từ tháng 5 đến tháng 11/1992, đã nổ ra những bất đồng sâu sắc liên quan tới tất cả các tranh chấp lãnh thổ. Những bất đồng liên quan đến việc thăm dò dầu mỏ ở Biển Đông và việc ký kết các hợp đồng thăm dò với các công ty nước ngoài trở nên phổ biến trong giai đoạn tháng 4-6 năm 1994, tháng 4-5 năm 1996 và tháng 3-4 năm 1997. Trong năm 1998 không có căng thẳng kéo dài nào liên quan đến tranh chấp biên giới, tuy nhiên cũng có một số thời điểm đáng chú ý đó là căng thẳng hồi tháng 1 dọc biên giới trên bộ và ở Biển Đông hồi tháng tư, tháng năm, tháng bảy và tháng chín. Tiêu điểm của năm 1999 là giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới trên bộ và kết quả là việc ký kết Hiệp định Biên giới trên bộ ngày 30/12/1999. Năm 2000, tiêu điểm là giải quyết tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ và kết quả là việc ký kết Hiệp định Phân trên biển, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ ngày 25 tháng 12 năm 2000. Trong những năm này không xảy ra căng thẳng nào đáng kể liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.[3] Những diễn biến trong năm 2000 cho thấy phương thức xử lý các tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại tiếp tục chiếm ưu thế và căng thẳng do tranh chấp trong khu vực được hạn chế. Hiệp định Biên giới Trên bộ được phê chuẩn năm 2000, còn Hiệp định Vịnh Bắc Bộ được phê chuẩn năm 2004.[4] Tiến trình phân định biên giới trên bộ được hoàn tất vào cuối năm 2008.[5]
3. Quản lý thông qua đàm phán
Để quản lý các tranh chấp, Trung Quốc và Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các cơ chế đàm phán và thảo luận được cơ cấu chặt chẽ và rộng mở từ thấp đến cao như sau: Đàm phán cấp chuyên gia; đàm phán cấp Chính phủ, ví dụ cấp Thứ trưởng; đàm phán cấp Bộ trưởng Ngoại giao và đàm phán Cấp cao, ví dụ cấp Chủ tịch nước, Thủ tướng và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) và Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV).[6]
Tính đến cuối năm 2000, các cuộc đàm phán cấp chuyên gia và chính phủ đáng được quan tâm hơn do đạt được những tiến bộ. Đàm phán cấp chuyên gia được khởi động tháng 10/1992, đến cuối năm 1995, các cuộc đàm phán này chủ yếu tập trung vào vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Các cuộc đàm phán cấp chính phủ bắt đầu từ tháng 8/1993 và vòng đàm phán thứ 13 được tiến hành trong tháng 1/2007.[7] Kết quả đầu tiên đạt được là việc ký kết hiệp định ngày 19/10/1993 về các nguyên tắc giải quyết các tranh chấp biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Hai bên còn nhất trí thành lập các nhóm làm việc hỗn hợp cấp chuyên gia để xử lý hai vấn đề này. Từ tháng 2/1994 đến thời điểm ký kết Hiệp định Biên giới Trên bộ tháng 12/1999, nhóm làm việc hỗn hợp về biên giới trên bộ đã tiến hành 16 vòng đàm phán. Từ tháng 3/1994 tới khi ký kết Hiệp định Phân trên biển, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ tháng 12 năm 2000, nhóm làm việc hỗn hợp về Vịnh Bắc Bộ đã họp 17 lần. Đàm phán cấp chuyên gia về tranh chấp ở Biển Đông, còn gọi là “các vấn đề biển, đảo” được khởi động năm 1995 và tính đến tháng 7/2006 đã tiến hành được 11 vòng đàm phán.[8]
Quá trình đàm phán dẫn đến việc ký kết hiệp định biên giới trên bộ ngày 30/12/1999 cho thấy các tiến bộ đạt được về đàm phán biên giới trên bộ thực chất hơn so với cuộc đàm phán về các tranh chấp trên bộ khác tính tới cuối năm 1999. Năm 2000, các cuộc đàm phán về vấn đề Vịnh Bắc Bộ đã được đẩy mạnh nhằm đạt được hiệp định trong năm đó. Mục tiêu này đã đạt được ngày 25/12/2000. Do vậy, vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ đã được giải quyết đúng thời hạn là năm 1999 và 2000.
Về các tranh chấp ở Biển Đông, ví dụ các tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những đòi hỏi chồng lấn đối với vùng biển và vùng thềm lục địa phía Đông bờ biển Việt Nam, hai bên không đạt được nhiều tiến bộ. Các cuộc đàm phán đã được khởi động nhưng các bên chưa nhất trí được với nhau về việc đưa tranh chấp nào vào chương trình nghị sự. Việt Nam muốn đưa Hoàng Sa vào đàm phán cùng Trường Sa, trong khi Trung Quốc chỉ muốn thảo luận vấn đề Trường Sa. Vấn đề còn phức tạp hơn khi Trung Quốc có vẻ như coi các tranh chấp đối với các vùng biển và thềm lục địa là một phần của vấn đề Trường Sa hay ít nhất là những vùng chồng lấn trong phạm vi “đường 9 khúc” được thể hiện trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc, trong khi Việt Nam coi đó là những vấn đề riêng rẽ, không liên quan gì đến vấn đề Trường Sa. Có vẻ như Việt Nam không muốn khởi động các cuộc đàm phán liên quan đến các vùng chồng lấn ở Biển Đông vì việc đó có thể được nhìn nhận là hợp pháp hoá những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với những khu vực này. Nói cách khác, Việt Nam phản đối những đòi hỏi của Trung Quốc thông qua “đường 9 khúc”.[9] Do vậy, trong số ba vấn đề Biển Đông, hai bên chỉ nhất trí đưa được một vấn đề vào chương trình nghị sự đàm phán, đó là vấn đề Trường Sa, một tình huống xung đột đa phương liên quan tới các bên đòi hỏi chủ quyền khác.
4. Biên giới trên bộ
Hiệp định Biên giới trên Bộ là thành tựu lớn đầu tiên trong toàn bộ quá trình quản lý tiến tới giải quyết các tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Cho tới năm 1998, các vòng đàm phán thường xuyên của nhóm công tác hỗn hợp về biên giới trên bộ không có nhiều khác biệt. Trong năm 1999, nhóm công tác hỗn hợp về biên giới trên bộ họp bốn lần, ví dụ bốn vòng đàm phán, mỗi vòng kéo dài khoảng hai tuần. Việc gia tăng số lượng và độ dài của mỗi vòng đàm phán là do áp lực chính trị phải đạt được sự hiểu biết chung và để các nhà lãnh đạo chính trị có cơ sở để ký hiệp định về biên giới trên bộ.
Để ký được Hiệp định này không phải là một công việc dễ dàng do đặc điểm địa lý ở các vùng biên giới trải dài theo các sườn núi rất khó tiếp cận và những khu vực có sông suối vốn đã đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Bên cạnh những khó khăn về điều kiện tự nhiên là quá trình vận chuyển các cột mốc kéo dài hàng thập kỷ và hoạt động của nhân dân và chính quyền địa phương ở khu vực biên giới làm ảnh hưởng đến đường biên giới. Thực tế này được minh chứng rõ ràng qua các vụ việc và căng thẳng xảy ra cuối những năm 1997 và đầu năm 1998.[10] Các cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới trong nửa sau thập kỷ 1970 - cụ thể liên quan đến cuộc tấn công Trung Quốc vào Việt Nam tháng hai và tháng ba năm 1979 - khiến một số khu vực dọc biên giới trong tình trạng tranh chấp. Trong đó đáng chú ý là khu vực rộng 300 mét giữa tỉnh Quảng Đông và Lạng Sơn, gây trở ngại cho việc tái khởi động tuyến đường sắt giữa hai nước trong nửa đầu thập kỷ 1990. Tuy nhiên, cuối cùng thì hai bên cũng ký được hiệp định tháng 2/1996.[11] Khi vực này do Trung Quốc quản lý từ đầu năm 1979 và Việt Nam cáo buộc Trung Quốc chiếm khu vực đó, kể cả ga cuối thuộc Việt Nam thời kỳ trước năm 1979.
Hiệp định Biên giới trên Bộ được phê chuẩn năm 2000. Thứ nhất, Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định ngày 29/4 và sau đó ngày 9/6 Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định. Sau đó lễ trao đổi thư phê chuẩn được tiến hành ở Bắc Kinh và Hiệp định có hiệu lực ngày 6 tháng 6.[12]
Do Hiệp định không bao gồm việc phân giới nên quá trình phân giới cần phải được thực hiện. Theo đó, hai nước đã thành lập Uỷ ban Hỗn hợp về phân định biên giới trên bộ. Uỷ ban này họp lần đầu tiên tại Bắc Kinh từ 19/11 đến 1/12/2000. Uỷ ban Hỗn hợp chịu trách nhiệm phân giới và cắm mốc.[13] Quá trình phân giới được bắt đầu và “cột mốc đôi” dọc biên giới đã được dựng lên ngày 27/12/2001 còn “cột mốc riêng rẽ” đầu tiên được dựng ngày 4/1/2003.[14] Quá trình phân giới chính thức hoàn tất vào cuối năm 2008.[15]
Liên quan đến Hiệp định Biên giới trên bộ, sự kiện đáng quan tâm là tháng 8/2002 Việt Nam đã công bố văn bản Hiệp định mặc dù trong đó không có bất cứ bản đồ nào.[16] Tháng 9/2002 một trong số các Thứ trưởng Ngoại giao, ông Lê Công Phụng, đã cung cấp thông tin về Hiệp định này. Thứ trưởng Phụng đã nêu khái quát bối cảnh dẫn đến tiến trình dàm phán, bản thân tiến trình đàm phán, các cơ chế và nguyên tắc sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp dọc biên giới. Khu vực tranh chấp chính - được gọi là “Vùng C” - gồm 164 khu vực với diện tích 227 km vuông. Trong số này khoảng 113 km2 được xác định là thuộc về Việt Nam, còn khoảng 114 km2 thuộc về Trung Quốc. Thứ trưởng Phụng khẳng định rằng kết quả của các cuộc đàm phán là “phù hợp” với các nguyên tắc đã được nhất trí do vậy “đảm bảo tính công bằng và thoả mãn cả hai bên.”[17]
5. Vịnh Bắc Bộ[18]
Cho đến năm 1999, quá trình đàm phán về Vịnh Bắc Bộ không khác biệt mấy so với các vòng đàm phán của nhóm công tác hỗn hợp tiến hành hàng năm. Những diễn biến trong năm 2000 cho thấy số vòng đàm phán gia tăng với 5 vòng đàm phán cấp chuyên gia trong năm đó, vào tháng ba, tháng tư, tháng 6, tháng 9, tháng 10 và 11 và vào cuối tháng 11. Trong khi đó suốt thập kỷ 90, mỗi năm chỉ tiến hành được một vòng. Hiệp định Phân trên biển, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000.[19] Khác với Hiệp định Biên giới trên Bộ, Hiệp định này quy định các toạ độ để xác định biên giới trên biển giữa hai nước ở Vịnh Bắc Bộ trong khi Hiệp định Biên giới trên bộ chỉ quy định thời hạn thực hiện quá trình phân giới.
Vấn đề quan trọng là cách thức đạt được hiệp định theo một khuôn khổ hoặc phương thức mà các bên đều có thể chấp nhận được về việc phân định Vịnh. Như kết quả của các cuộc đàm phán cho thấy, một khi hiệp định đó đạt được, thì việc xác định biên giới trên biển sẽ không khó khăn vì nó kết nối các toạ độ cụ thể đã được hai bên nhất trí.
Vấn đề trọng tâm phải giải quyết ở Vịnh Bắc Bộ là áp dụng nguyên tắc nào để phân giới Vịnh. Trong bối cảnh này, vị trí của các đảo cực kỳ quan trọng và cụ thể là Việt Nam kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ. Vấn đề đầu tiên là liệu Bạch Long Vĩ có được coi là đảo theo quy định tại các điều khoản của Công ước Luật biển (UNCLOS) năm 1982 không. Nếu đó đúng là đảo, thì theo lập luận của Việt Nam, đảo đó được quyền có vùng biển đầy đủ và quan trọng hơn nó có tác động tới việc xác định đường trung tuyến nếu nguyên tắc đường trung tuyến được áp dụng đối với Vịnh Bắc Bộ.
Về logic, lập trường của Việt Nam sẽ là: đảo Bạch Long Vĩ có ảnh hưởng đầy đủ trong bất cứ hiệp định nào về cách thức phân chia Vịnh. Tuy nhiên, Trung Quốc lại quan tâm đến việc giảm tối đa ảnh hưởng có thể có của đảo đối với bất cứ sự phân định nào nếu được nhất trí. Trung Quốc có thể đạt mục tiêu này nếu lập luận rằng Bạch Long Vĩ không phải là một đảo theo các quy định tại Công ước Luật Biển hoặc lập luận rằng ảnh hưởng của đảo này là rất hạn chế thậm chí không được tính tới.[20] Tuy nhiên nếu Trung Quốc lập luận rằng Bạch Long Vĩ không phải là một đảo thì điều đó sẽ phản tác dụng vì trên thực tế trước đây Trung Quốc đã kiểm soát đảo này và khẳng định rằng trên đảo có cư dân sinh sống, trước khi nó được trả lại cho Việt Nam cuối những năm 1950.[21]
Xem xét các toạ độ đã được nhất trí chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của Bạch Long Vĩ không được đánh giá đầy đủ khi phân giới. Tuy nhiên, nó cũng có một chút ảnh hưởng, ví dụ 15 hải lý tính từ đảo.[22]
Một nhân tố nữa có thể làm phức tạp thêm tình hình đàm phán là Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887. Việt Nam chắc chắn muốn sử dụng hiệp ước này để phân định Vịnh Bắc Bộ do hiệp ước này nhìn chung có lợi cho Việt Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ lập luận rằng Hiệp ước 1887 chỉ nhằm vào việc quản lý hành chính đối với các đảo trong Vịnh và không áp dụng đối với vùng biển và đáy biển trong Vịnh.[23] Hiệp định đạt được cho thấy nếu Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887 được đưa ra trong các cuộc đàm phán, có nghĩa là hai bên cuối cùng đã nhất trí rằng nó sẽ không ảnh hưởng tới việc phân định các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ.
Số lượng các vòng đàm phán cấp chuyên gia gia và cả cấp chính phủ tăng trong năm 2002 là bằng chứng cho thấy những phức tạp liên quan đến việc đạt được một thoả hiệp mà hai bên đều chấp nhận được để tiến tới ký hiệp định phân giới vào cuối năm 2000. Áp lực chính trị nhằm đạt được hiệp định vào trước cuối năm làm gia tăng các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu này. Các toạ độ đã được nhất trí cho thấy hai bên đã thống nhất về đường trung tuyến, mặc dù đã được điều chỉnh, từ đó giải quyết được những bất đồng liên quan đến ảnh hưởng của các đảo đối với việc phân giới, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ.[24]
Mặc dù vấn đề đánh cá trong Vịnh Bắc Bộ không trực tiếp liên quan đến vấn đề tranh chấp biên giới nhưng nó vẫn cần thiết đối với hai bên. Do vậy, điều đáng lưu ý là từ tháng tư đến tháng 12 năm 2000, hai nước đã tiến hành sáu vòng đàm phán về vấn đề đánh bắt cá. Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000 bao gồm các quy định về thiết lập vùng đánh bắt chung, hợp tác bảo tồn và khai thác “bền vững” các nguồn thuỷ sản trong Vịnh và các quy định về hợp tác nghề cá và nghiên cứu khoa học.[25]
Để hai hiệp định trên - ký ngày 25/12/2000 - có hiệu lực, cần phải hoàn tất đàm phán về nghị định thư bổ sung của hiệp định hợp tác nghề cá. Được biết tại vòng đàm phán thứ mười cấp Chính phủ tại Hà Nội tháng 1/2004 hai bên đã “đánh giá cao” những tiến bộ đạt được trong việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật liên quan đến vấn đề nghề cá. Hơn thế nữa, hai bên “đã cho thấy quyết tâm hoàn tất các công việc sau đó để đưa Hiệp định Phân giới và Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ vào thực tiễn trong nửa đầu năm 2004.”[26] Từ vòng đàm phán cấp thứ trưởng thứ 9 về vấn đề này tổ chức tại Hà Nội ngày 21-24/2/2004, những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán về nghị định thư bổ sung về hợp tác nghề cá được công khai đưa vào các báo cáo.[27] Hiệp định về nghị định thư bổ sung cuối cùng đã được ký kết tại Bắc Kinh ngày 29/4.[28] Hiệp định này mở đường cho việc phê chuẩn Hiệp định Phân định vùng Biển, Vùng đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định này ngày 15/6/2004[29] và Uỷ ban vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 10 từ ngày 21-25/6/2004.[30] Cả hiệp định phân giới và hiệp định nghề cá có hiệu lực ngày 30 tháng 6 năm 2004.[31]
Sau khi qúa trình phê chuẩn được hoàn tất là khởi động các cuộc đàm phán cấp chuyên gia về phân định vùng cửa Vịnh Bắc Bộ. Cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc cấp chuyên gia được tiến hành tháng 1/2006 tại Hà Nội và cuộc họp thứ năm tiến hành tại Hà Nội tháng 1/2009.[32]
Bất chấp những diễn biến tích cực này, trong Vịnh Bắc Bộ vẫn xảy ra một số vụ việc gây căng thẳng. Đầu tiên là vụ nổ súng khiến ít nhất 8 người Việt Nam thiệt mạng ở Vịnh Bắc Bộ tháng 1/2005. Tình hình này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa hai nước trong việc quản lý ở khu vực đánh bắt chung.[33] Tiến trình này được thực hiện tốt như ghi nhận trong Tuyên bố chung trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 7/2005. Tuyên bố chung khẳng định rằng hai nước sẽ “cùng nỗ lực để đảm bảo an ninh và trật tự trên biển trong lĩnh vực phát triển nghề cá” trong Vịnh. Hơn nữa các bên cũng nhất trí “tiến hành tuần tra chung giữa các lực lượng hải quân hai nước.”[34] Cam kết này được thực hiện ngày 28/4/2006 với cuộc tuần tra chung đầu tiên của hải quân Trung Quốc và Việt Nam.[35] Vụ việc thứ hai xảy ra từ đầu tháng 1/2008, nhưng tính chất không nghiêm trọng bằng vụ việc hồi năm 2005.[36]
6. Biển Đông
Nếu sự quan tâm chú ý chuyển sang tình hình Biển Đông, cần lưu ý là các cuộc đàm phán về vấn đề này được khởi động muộn hơn so với các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Cũng cần phải lưu ý rằng còn nhiều thứ phải đạt được trước khi tranh chấp ở Biển Đông có thể được giải quyết. Trước những giai đoạn căng thẳng liên quan đến những hành động ở Biển Đông trong những năm 1990, hai bên cần cố gắng thiết lập các cơ chế và nguyên tắc điều chỉnh hành vi ở Biển Đông nhằm ngăn ngừa căng thẳng lại nổi lên.
Việc khởi động các cuộc đàm phán cấp chuyên gia năm 1995 là bước tiến đầu tiên rõ ràng hướng tới thể chế hoá việc quản lý xung đột các tranh chấp ở Biển Đông. Có sự thay đổi đáng chú ý về cách thức xử lý hành động của bên này hay bên kia ở Biển Đông liên quan đến tranh chấp hồi tháng 5/1998 một tàu của Trung Quốc tiến hành các hoạt động thăm dò trong các vùng ở Biển Đông mà Việt Nam coi là của mình. Vấn đề này đã được giải quyết mà không dẫn đến căng thẳng sâu sắc như so với một vụ việc cũng xảy ra do hoạt động thăm dò của tàu Trung Quốc hồi tháng 3-4/1997.[37]
Do có rất ít tuyên bố công khai xung quanh vụ việc tháng 5/1998, nên rất khó để đánh giá đầy đủ việc giải quyết vụ việc đó thành công hơn ở mức độ nào. Việc hai bên bớt lên tiếng công khai và kiềm chế hơn là một nhân tố đóng góp cho thành công đó. Từ giải thích chính thức của Việt Nam thì “đàm phán ngoại giao” và kiên trì trong việc xử lý quan hệ với Trung Quốc đã có kết quả như trong việc giải quyết vụ việc tháng 5/1998.[38]
Một quan sát nữa rút ra từ những diễn biến năm 1998 là cả Trung Quốc và Việt Nam đều cố tránh cáo buộc lẫn nhau kéo dài sau những vụ việc ở Biển Đông gây căng thẳng trong quan hệ song phương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cả hai đều kiềm chế công khai bất bình hay kiềm chế phản đối hành động của bên kia. Điểm khác biệt của năm 1998 so với các năm trước là ít khi có cáo buộc chính thức về sự kiện đã xảy ra và sau đó cũng không có thêm tuyên bố công khai nào về sự kiện đó. Điều này ngăn không cho cáo buộc gia tăng và do vậy căng thẳng không có vẻ trầm trọng lắm như trong vụ việc năm 1997.
Những diễn biến trong năm 1999 là những dấu hiệu nữa cho thấy tiến bộ đạt được trong quản lý xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đánh giá việc đạt được các tiến bộ là dựa trên mức độ căng thẳng trong khu vực năm 1999, ví dụ như các vụ phản đối hoặc chỉ trích công khai hành động của mỗi bên. Việt Nam có duy nhất một lần phản đối công khai trước quyết định cấm đánh bắt cá tạm thời ở Biển Đông hồi tháng 3.[39] Tình hình này có thể được lý giải theo hai cách. Thứ nhất, hai bên tôn trọng nguyên trạng và kiềm chế, tránh có những hành động có thể khiến bên kia phản đối và nhờ đó mà hầu như không xảy ra tình trạng căng thẳng. Thứ hai, đối với những hành động có thể đã gây ra căng thẳng nhưng hai bên đều lựa chọn xử lý vấn đề mà không phải phản đối công khai hoặc chỉ trích bên kia. Nếu theo cách giải thích thứ hai thì đó là dấu hiệu cho thấy hai bên đã tiến thêm những bước nữa nhằm kiềm chế và xoa dịu tình hình, không để dẫn đến căng thẳng trong năm 1999.
Xu hướng này phù hợp với các điều khoản của Tuyên bố chung 27/2/1999, đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về chuẩn mực hành vi nhằm giải quyết “mọi bất đồng” ở Biển Đông. Phần 3 Tuyên bố chung ghi nhận hai bên nhất trí duy trì “cơ chế đàm phán hiện nay về các vấn đề biển đảo.” Hai bên sẽ cố gắng tìm kiếm một “giải pháp cơ bản, lâu dài’ thông qua đàm phán. Trong khi chờ một giải pháp hai bên sẽ thảo luận khả năng hợp tác song phương trong những lĩnh vực như “bảo vệ môi trường biển, khí tượng thủy văn, ngăn chặn và kiểm soát thiên tai”, hai bên nhất trí kiềm chế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, và “nhanh chóng” tiến hành thảo luận và giải quyết “thỏa đáng” những khác biệt để không ảnh hưởng đến “sự phát triển bình thường quan hệ song phương.”[40]
Trong năm 2000, không có vụ việc nào liên quan đến Biển Đông gây căng thẳng trong quan hệ song phương. Trên thực tế, hai nước đặt trọng tâm nhiều hơn vào quản lý xung đột ở Biển Đông thông qua tiếp tục đàm phán, tìm kiếm khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể và cùng tự kiềm chế. Chủ trương này thể hiện rõ nhất trong Tuyên bố chung về Hợp tác toàn diện do Bộ trưởng ngoại giao hai nước ký ngày 25/12/2000. Phần IX về Biển Đông hai bên nhất trí “duy trì các cơ chế đàm phán hiện có về các vấn đề biển đảo và kiên trì tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cả hai bên chấp nhận được thông qua đàm phán hòa bình.” Trong khi chờ giải pháp hai bên sẽ tích cực tìm kiếm khả năng hợp tác trong lĩnh vực “bảo vệ môi trường, khí tượng học, thủy văn, ngăn chặn và giảm thiểu thảm họa.” Hai bên nhất trí không “tiến hành bất cứ hoạt động làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp” và không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cuối cùng, hai bên sẽ tham vấn lẫn nhau một cách kịp thời nếu tranh chấp xảy ra và có quan điểm xây dựng khi xử lý các tranh chấp, không để cản trở phát triển quan hệ song phương.[41]
Trong giai đoạn 2001-2009 đã xảy ra một số vụ việc. Trong năm 2001 hai bên đã có bốn lần ra tuyên bố chính thức – Trung Quốc một lần và Việt Nam ba lần – để phản đối hành động của bên kia. Tuy nhiên, chỉ có một tuyên bố phản đối và sau đó không có căng thẳng nào nữa do các hành động dẫn đến phản đối.[42] Năm 2002, Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 1/6 đến 1/8. Việt Nam cũng phản đối trước việc Trung Quốc áp đặt “lệnh cấm” để diễn tập chống cháy ở những khu vực bao gồm “vùng biển và thềm lục địa” của Việt Nam.[43] Năm 2003, Việt Nam phản đối lệnh “cấm đánh bắt cá” mới của Trung Quốc ở Biển Đông trong từ 1/6 đến 1/8.[44] Một vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra năm 2004 liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc ở một số khu vực trong Biển Đông mà Việt Nam coi là một phần thềm lục địa. Theo Việt Nam, Trung Quốc đã lắp đặt giàn khoan “KANTAN3” để đưa vào hoạt động ngày 19/11/2004. Việt Nam chính thức yêu cầu Trung Quốc không được lắp đặt giàn khoan này.[45] Trung Quốc bác yêu cầu của Việt Nam, khẳng định rằng hoạt động thăm dò dầu mỏ này được tiến hành trong vùng “lãnh hải” của Trung Quốc.[46] Cuối cùng Trung Quốc cũng rút giàn khoan ra khỏi khu vực.[47] Tháng 2/2005 Việt Nam tái khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước những báo cáo cho biết Trung Quốc đã tiến hành “nghiên cứu trên quy mô lớn về các dải san hô” ở Hoàng Sa.[48] Cuối tháng 12/2006 Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo trước thông tin rằng Trung Quốc “đã xây dựng các cột mốc đánh dấu chủ quyền tại một số điểm đường cơ sở trong vùng lãnh hải bao gồm những điểm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.” Việt Nam còn khẳng định những hoạt động này “vi phạm chủ quyền của Việt Nam và do vậy hoàn toàn không có giá trị.”[49] Tháng 8/2007 Việt Nam tái khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trước báo cáo về một “kế hoạch phát triển du lịch” đã được thông qua ở Trung Quốc, trong đó có việc xây dựng các tuyến du lịch tới Hoàng Sa.[50] Cuối năm 2007 có hai sự kiện khiến Việt Nam có phản ứng chính thức. Thứ nhất, ngày 23/11 – phản ứng trước cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Hoàng Sa – Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[51] Ngày 3/12 Việt Nam phản đối và tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo trước việc Trung Quốc thành lập cái mà Việt Nam gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Hải Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[52] Ngày 12/3/2009 Việt Nam lại một lần nữa tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước thông báo “Công ty Lữ hành Quốc tế Zhou Jiang” sẽ khởi động các tuyến du lịch tới “Đảo Phú Lâm” thuộc quần đảo Hoàng Sa.[53] Đầu tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp đơn xin mở rộng thềm lục địa của Việt Nam ở “Vùng Bắc”[54] và cùng với Ma-lai-xi-a nộp đơn lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.[55] Cả hai sự kiện này đều khiến Trung Quốc phản đối và tái khẳng định đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.[56] Tháng 8/2009 tài đánh cá của Việt Nam mang số hiệu “QNg 95031” và các ngư dân đã bị Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa.[57] Việt Nam yêu cầu thả các ngư dân này thông qua công hàm ngoại giao gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Ngày 11/8 Trung Quốc thông báo cho Sứ quán Việt Nam rằng tàu cá và các ngư dân đã được thả.[58] Ngày 21/10, Việt Nam phản đối “những hành vi phi nhân tính của lực lượng vũ trang Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam “lánh nạn” ở quần đảo Hoàng Sa.[59]
Mặc dù hai nước chưa nhất trí về một “bộ quy tắc ứng xử” chính thức hoặc văn kiện đó chưa nhất thiết phải có sự nhất trí về văn kiện đó, nhưng rõ ràng là những nguyên tắc cơ bản đồng thời là những phần quan trọng trong kế hoạch xây dựng văn kiện đó đã được nhất trí và đang được Trung Quốc và Việt Nam thực hiện. Những điều khoản liên quan đến Biển Đông trong Tuyên bố chung 27/2/1999 và trong Tuyên bố chung ngày 25/12/2000 cho thấy Trung Quốc và Việt Nam đã dần nhất trí về các cơ chế quản lý xung đột ngày càng chi tiết hơn để áp dụng ở Biển Đông. Tình hình Biển Đông là nội dung nổi bật trong các cuộc đàm phán và gặp gỡ cấp cao trong giai đoạn 2004-2008.[60] Căng thẳng giảm từ năm 1999 cho thấy các hiệp định và cơ chế trên thực tế đang được hai bên thực hiện và tôn trọng. Do vậy, dù không có nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán song phương cấp chuyên gia về “các vấn đề biển, đảo” hai bên vẫn đạt được một số tiến bộ về quản lý xung đột đối với những tranh chấp ở Biển Đông.
7. Những bài học từ cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam
Cách tiếp cận quản lý các tranh chấp biên giới và lãnh thổ của Việt Nam-Trung Quốc vừa có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề biên giới thông qua đàm phán, ví dụ đàm phán về biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ, vừa có thể áp dụng nhằm giảm bớt đáng kể căng thẳng do các cuộc tranh chấp khác gây ra, ví dụ như tranh chấp ở Biển Đông.
Cả hai nước đều tích cực tìm cách giải quyết các vấn đề biên giới và lãnh thổ, điều đó có nghĩa là họ không hề né tránh việc xử lý những vấn đề đó. Cố gắng đó được phản ánh qua thực tế là các vấn đề biên giới, lãnh thổ luôn có trong chương trình nghị sự của các cuộc gặp gỡ cấp cao kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991. Việc hình thành hệ thống cơ chế đàm phán mở cấp chuyên gia, cấp chính phủ, cấp Bộ trưởng Ngoại giao và ở cấp cao cho thấy tầm quan trọng của việc xử lý những vấn đề biên giới và lãnh thổ và tham vọng chính trị rất rõ nhằm giải quyết những vấn đề này.
Hiệp định về biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ đều là kết quả của các ưu tiên chính trị và các cuộc đàm phán cấp chuyên gia. Những thời hạn mà lãnh đạo hai nước đưa ra là áp lực cần thiết để đạt được những giải pháp đàm phán ở cấp chuyên gia.
Việc Việt Nam và Trung Quốc tích cực giải quyết và quản lý các vấn đề biên giới, lãnh thổ không phải là điều gì quá đặc biệt trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Trên thực tế, trong những năm 1990 và 2000 Việt Nam đã tích cực giải quyết các tranh chấp biên giới, lãnh thổ. Trung Quốc cũng tích cực giải quyết các tranh chấp biên giới trên bộ với một số nước láng giềng. Điều đáng chú ý là hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000 là hiệp định đầu tiên của Trung Quốc liên quan đến vấn đề phân định biên giới trên biển.
Trong thập kỷ qua, cách Trung Quốc và Việt Nam quản lý quan hệ hai nước xung quanh vấn đề Biển Đông cũng khá thành công. Một mặt, Trung Quốc và Việt Nam từng bước đi đến nhất trí về các biện pháp và các cơ chế ngày càng cụ thể, chi tiết hơn nhằm tăng cường ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Mặt khác, hai bên đã nhất trí về các biện pháp điều chỉnh hành vi và định hướng hành động nhằm giảm thiểu rủi ro nếu căng thẳng xảy ra, ngăn ngừa những hành động có thể dẫn đến căng thẳng và quản lý căng thẳng nếu xảy ra. Những thỏa thuận này cho thấy Việt Nam và Trung Quốc đã xây dựng những thành tố của một “bộ quy tắc ứng xử” trên thực tế mặc dù nó chưa được chính thức gọi như vậy. Nói cách khác, hiện có những chiến lược thay thế cho “bộ quy tắc ứng xử” chính thức.
Do Trung Quốc và Việt Nam có đòi hỏi chủ quyền rộng lớn ở Biển Đông, kể cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nên chính sách và hành động của họ liên quan đến Biển Đông đáng để tham khảo khi nhìn nhận tình hình toàn bộ khu vực này.
Do vậy, cách Trung Quốc và Việt Nam quản lý các vấn đề biên giới, lãnh thổ đáng để tham khảo đối với tình hình ở Biển Đông ở phạm vi rộng lớn hơn, đặc biệt là các cuộc đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Biển Đông.
Cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy các vấn đề biên giới và lãnh thổ có thể giải quyết thông qua đàm phán chính thức. Hơn thế nữa, quan hệ song phương cũng được củng cố, chứ không hề xấu đi, bởi thực tế là việc xử lý những vấn đề này luôn có trong chương trình nghị sự tại các cuộc gặp gỡ cấp cao. Tất nhiên, quan hệ song phương được thúc đẩy bởi những tiến bộ liên quan đến các vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ và giảm căng thẳng xuất phát từ các tranh chấp ở Biển Đông. Do vậy, cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam có giá trị tham khảo rất lớn đối với các nước khác, kể cả các bên khác đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Việc điều chỉnh cách tiếp cận của Trung Quốc và Việt Nam cho phù hợp với điều kiện cụ thể của các tranh chấp song phương khác ở Biển Đông cũng như tranh chấp đa phương đối với quần đảo Trường Sa có thể là một chiến lược quản lý xung đột hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay.
8. Tác động đối với tình hình Biển Đông
Chính sách và hành động của Trung Quốc và Việt Nam có tác động đáng kể đối với tình hình Biển Đông và những diễn biến trong khu vực. Do vậy, cách tiếp cận và đàm phán song phương Việt Nam-Trung Quốc tác động tới khu vực Biển Đông rộng lớn hơn. Giảm căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đóng góp cho hòa bình và ổn định ở khu vực.
Những cuộc đàm phán đang diễn ra về cái gọi là “vấn đề Biển Đông” hay “các vấn đề biển đảo” giữa Việt Nam và Trung Quốc không có nghĩa là hai bên đang tiến gần hơn nữa tới việc chấp nhận đòi hỏi và quan điểm của bên kia. Điều thú vị là chính thực tế này đã làm các bên liên quan khác trong tranh chấp quần đảo Trường Sa không còn lo sợ về việc Trung Quốc và Việt Nam có thể đưa ra một thỏa thuận song phương làm tổn hại tới các bên liên quan khác.
Tác động rộng lớn hơn của việc quản lý hòa bình các tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc là tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế và hợp tác trong lĩnh vực an ninh khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương, ví dụ ở Đông Nam Á và Đông Á. Một tác động tích cực và cụ thể nữa đối với ổn định khu vực có thể thấy ở Đông Nam Á là các cuộc đàm phán song phương Trung Quốc-Việt Nam góp phần duy trì một môi trường ổn định hơn trong một khu vực vốn không ổn định do có các tranh chấp song phương và đa phương. Quản lý hòa bình các tranh chấp cũng góp phần thúc đẩy tương tác và đối thoại liên tục giữa Trung Quốc và ASEAN.
II. Kết luận
Bài viết khẳng định có thể rút ra những bài học từ cách tiếp cận quản lý các vấn đề biên giới, lãnh thổ của Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời cho rằng cách tiếp cận của Việt Nam và Trung Quốc là phù hợp và có tác động đối với tình hình Biển Đông.
Việc tóm tắt những thành tựu chính của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy việc phân định biên giới trên bộ đã hoàn tất và đó là điều cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định lâu dài của quan hệ song phương cũng như tiếp tục mở rộng hợp tác nhiều mặt giữa các tỉnh biên giới của hai nước. Về Vịnh Bắc Bộ, cả hiệp định phân định biên giới và hiệp định nghề cá đều đã có hiệu lực. Các cuộc đàm phán và thảo luận đang diễn ra về các tranh chấp lãnh thổ còn lại ở Biển Đông là dấu hiệu nữa cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý và tránh xảy ra căng thẳng.
Tuy nhiên, vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa. Ở Vịnh Bắc Bộ, kết thúc thành công đàm phán về phân định cửa Vịnh Bắc Bộ là rất quan trọng. Việc tiếp tục thực hiện hiệp định nghề cá cũng rất quan trọng. Cần mở rộng hợp tác nhằm duy trì trật tự trong Vịnh thông qua hoạt động kiểm soát chung. Ở Biển Đông, quan trọng là phải tránh xung đột trong tương lai ở khu vực, không chỉ trong quan hệ song phương mà còn đối với ổn định ở khu vực. Đồng thời phải thúc đẩy tiến trình quản lý xung đột song phương và đa phương. Mặc dù giải pháp chính thức cho các tranh chấp là khó có thể có được trong tình hình hiện nay, nhưng vẫn có cơ hội để đạt được tiến bộ hơn nữa ở cả cấp độ song phương và đa phương trong việc quản lý các tranh chấp và tình hình an ninh trong phạm vi rộng lớn hơn ở Biển Đông.
Ở cấp độ song phương, nếu Trung Quốc và Việt Nam có thể nhất trí về phạm vi và những vấn đề đã tranh chấp thì đó sẽ là một bước tiến quan trọng vì nó sẽ tạo ra một chương trình nghị sự thực tế cho đàm phán ở cấp chuyên gia và điều đó cũng đóng góp cho các nỗ lực đa phương. Tuy nhiên, không nên coi đó là lập luận cho rằng cả hai bên nên từ bỏ những đòi hỏi về chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, mà là hai bên cần phải nhận thức rằng đòi hỏi của họ chồng chéo nhau và cần phải giải quyết những tình huống đó.
Ở cấp độ đa phương, hai nước đều là các bên trong Tuyên bố về Ứng xử ở các bên ở Biển Đông mà ASEAN và Trung Quốc đưa ra ngày 4/11/2002.[61] Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có thể tích cực đóng góp thực hiện thành công DOC và đóng góp cho tiến trình thúc đẩy các cơ chế quản lý xung đột cần thiết để duy trì ổn định, tránh căng thẳng và xung đột ở Biển Đông./.
PGS.TS Rames Amer, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương (CPAS), Đại học Stockholm, Thụy Điển.
______________
[1] ( Bài viết này là một phần trong công trình mà tác giả đang nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Những phần về các diễn biến tính cho đến giữa năm 2004 trích từ các công trình trước đây, chủ yếu là từ bài của Ramses Amer, “Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam: Quá khứ, Hiện tại và tương lai” trong Chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ quá độ do Carlyle A. Thayer và Ramses Amer chủ biên ((Singapore: Institute for Southeast Asian Studies; and, New York: St Martin’s Press, 1999), tr. 74-94 (từ đây là Amer, Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam); và, Ramses Amer, “Đánh giá quan hệ Việt Nam-Trung Quốc qua việc quản lý các Vấn đề tranh chấp”, Contemporary Southeast Asia, Tập. 26, Số. 2 (8/2004), tr. 321-323 (từ đây là Amer, Đánh giá Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc). Thông tin cũng được trích từ hai bài viết năm 2008:Ramses Amer, Quan hệ của Việt nam với Trung Quốc-Xem xét những thách thức hiện nay và trong tương lai, bài viết trình bày trong phiên: “Quan hệ Quốc tế giữa Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực”, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ ba về Nghiên cứu Việt Nam (VNS2008), do Viện Khoa học Xã hội và Đại học Quốc gia Việt Nam tổ chức tại Hà nội ngày 4-7/12/2008 (từ đây là Amer, Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc); và, Ramses Amer, Quan hệ Việt Nam -Trung Quốc - Những vấn đề tranh chấp và các cách tiếp cận quản lý, bài viết chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế về “Việt Nam, Đông Á và rộng hơn nữa”, do Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (SEARC), Đại học thành phố Hồng Kông, Hồng Kông, Trung Quốc, 11-12/12/2008; và, từ một bài viết năm 2009: Cập nhật Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, bài viết chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế về “Nền chính trị của người tị nạn và Cộng đồng Hoa Kiều/Việt Kiều - 30 sau ‘Thuyền nhân Việt Nam” ở Hồng Kông, do SEARC tổ chức, Đại học Thành phố Hồng Kông, Hồng Kông, Trung Quốc, 16-17/10/2009.)
[2] Xem chi tiết các tranh chấp lãnh thổ trong giai đoạn bình thường hoá trong Amer, Cách tiếp cận của Trung Quốc-Việt Nam, tr. 7-8.
[3] Xem phân tích chi tiết hơn về các sự kiện liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ cuối năm 1991 đến cuối năm 2000 trong Amer, Cách tiếp cận của Việt Nam-Trung Quốc, tr. 8-35 và 49-58. Nếu không xem các thông tin đã được khẳng định từ ấn phẩm trên ở tr. 8-58.
[4] Thông tin lấy từ Ramses Amer và Nguyễn Hồng Thao, “Các tranh chấp biên giới của Việt Nam: Các khía cạnh pháp lý và quản lý xung đột”, trong The Asian Yearbook of International Law, Tập. 12 (2005-2006), Các chủ biên, B.S. Chimni, Miyoshi Masahiro và Thio Li-ann (Leiden and Boston: Martinus Nijhoff Publishers, 2007), tr. 117-121 (từ đây là Amer và Nguyen, Các tranh chấp biên giới của Việt Nam).
[5] “Tuyên bố chung: Về việc hoàn tất việc phân giới và cắm mốc trên toàn bộ biên giới đất liện giữa Việt Nam và Trung Quốc” (http://www.mofa.gov.vn/en/ cn_vakv/ca_tbd/nr040818094447/ns090106100042) (truy cập ngày 8/1/2009). Xem thêm “Trung Quốc-Việt Nam, Công tác Điều tra Biên giới đất liền hoàn tất 2008/12/31”. từ trang web của Bộ Ngoại giao, Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa (http://www.fmprc.gov.cn/eng/zxxx/t530192.htm) (truy cập ngày 8/1/2009); và, “Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc phân giới biên giới trên bộ”. Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/life/010109/ life_biengioi.htm) (truy cập ngày 8/1/2009).
[6] Xem Amer, Cách tiếp cận của Trung Quốc-Việt Nam, tr. 9-141 và 50-58; Amer, Đánh giá Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tr. 329-331; Amer và Nguyễn, Các tranh chấp Biến giới của Việt Nam, tr. 118-122; Ramses Amer và Nguyễn Hồng Thao, “Quản lý các tranh chấp biên giới của Việt Nam: Tác động đối với chủ quyền và hội nhập khu vực?”, Contemporary Southeast Asia, Tập. 27, Số. 3 (tháng 12/2005), tr. 433-434; và, Ramses Amer và Nguyễn Hồng Thao, “Các tranh chấp Biên giới của Việt Nam - Đánh giá tác động đối với tiến trịnh Hội nhập khu vực”, trong Trật tự mới của Việt Nam: Quan điểm Quốc tế về Nhà nước và cải cách ở Việt Nam, do Stéphanie Balme và Mark Sidel chủ biên (Houndmills, Basingstoke, Hampshire and New York: Palgrave Macmillan, 2007), tr. 74-76.
[7] Ngày 12-14/8/2009 các cuộc đàm phán cấp Chính phủ đã được tổ chức tại Hà Nội. Các báo cáo không cho biết cuộc đàm phán này thuộc vòng đàm phán thứ bao nhiêu. ‘Việt Nam, Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán cấp Chính phủ về vấn đề biên giới” (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ns090814100851) (truy cập ngày 25/8/ 2009); và, “ Các trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về đàm phán biên giới tổ chức tham vấn về các vấn đề biển đảo”. Từ trang web Bộ Ngoại giao, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/yzs/gjlb//2792/2794/t578647.htm) (truy cập ngày 25/8/2009)). Trước đó, vòng đàm phán thứ 13 cấp chính phủ được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 19-20/1/2007 (“Việt Nam và Trung Quốc ra Thông cáo báo chí chung ”. Từ trang web của Báo Nhan Dan (http://www.nhandan.com.vn/ english/news/190507/domestic_pr.htm) (truy cập ngày 26/9/2007), và , “Việt Nam, Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán cấp chính phủ về vấn đề biên giới”. Từ trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ ns070122102447) (truy cập ngày 3/6/ 2008)). Tại hội nghị ở Hà Nội ngày 27-29/11/2007 giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc về ‘Đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc - Việt Nam về Biên giới và Lãnh thổ’ hai bên nhất trí rằng vòng đàm phán cấp chính phủ lần thứ 14 sẽ được tổ chức năm 2008 (“Việt nam, Trung Quốc: hoàn thành sớm việc phân giới biên giới trên bộ”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ ns071130094901) (truy cập 26/5/2008)).
[8] Vòng đàm phán thứ 11 về “các vấn đề trên biển” được tổ chức ngày 10-12/7/2006 (“Việt Nam và Trung Quốc thể hiện thiện chí về các vấn đề trên biển”. Từ trang web Báo Nhân dân (http://www.nhandan.com.vn/english/ news/130706/domestic_vn.htm) (truy cập ngày 8/8/2008)). Tại hội nghị ở Hà Nội ngày 27-29/11/2007 giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc về ‘Đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc - Việt Nam về Biên giới và Lãnh thổ’ hai bên nhất trí rằng vòng đàm phán cấp chính phủ lần thứ 14 sẽ được tổ chức năm 2008 (“Việt nam, Trung Quốc: hoàn thành sớm việc phân giới biên giới trên bộ”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ ns071130094901) (truy cập ngày 26/5/2008)).
[9] Thảo luận của tác giả với các quan chức Việt Nam tại Hà Nội tháng 9 và 11/1997, tháng 12/1998, và tháng 5/1999.
[10] Thông tin về căng thẳng nghiêm trọng liên quan đến một khu vực dọc biên giới trên bộ bất ngờ nổi lên trong cuộc phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam với ông Ngô Đình Thọ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh, phát trên chương trình đài Tiếng nói Việt Nam ngày 22/1/1998. Theo một quan chức Việt Nam, tháng 5/1997 Trung Quốc đã xây dựng một bức tường đá dài 1 km trên sông giữa Dong Mo, huyện Bình Liêu ở Quảng Ninh bên phía Việt Nam và huyện Fangcheng tỉnh Quảng Đông bên phía Trung Quốc. (BBC/FE/3133 B/8-9 (24/1/1998)). Phản ứng của Trung Quốc đưa ra ngày 24/1/ khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định rằng “sự thật của vấn đề” là từ tháng 8/1997, phía Việt Nam đã xây dựng một bờ đê và nâng độ cao và gia cố một con đập, như vậy làm thay đổi đường thẳng của sông biên giới này (như trên., 3134 G/1 (26/1/1998) báo cáo do Tân Hoa Xã thực hiện).
[11] Hiệp định về mở các tuyến đường sắt nối giữa hai nước liên quan đến hai tuyến nối Đồng Đăng và Lào Cai bên Việt Nam với Pingxing và Shanyao bên phía Trung Quốc, từ đó nối các tỉnh Lạng Sơn và Quảng Đông, và các tỉnh Lào Cai và Yunnan (BBC/FE 2477 B/3; 2494 B/5 (23/12/1995); và 2524 B/1 (1/2/1996)).
[12] Chi tiết xem Amer, Cách tiếp cận của Trung Quốc-Việt Nam, tr. 27-35.
[13] BBC/FE/4016 G/3 (6/12/2000). Báo cáo do trang web Đài tiếng Nói Việt Nam thực hiện (tiếng Việt). Xem thêm “Việt Nam và Trung Quốc họp về phân định đường biên giới” (1/12/2000). Từ trang web của Thông tấn xã Việt Nam (VNA) (http://www.anagency.com.vn/Asp/Readnews4.asp?FileN=) (truy cập 2/12/2000).
[14] “Cột mốc đầu tiên đã được cắm trên biên giới Việt Nam-Trung Quốc” (4/1/2003). Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http;//www.mofa.gov.vn:8080/Web%20server/ ForeignPolicy.nsf/f6f55a44edc7e3b4c7) (accessed on 4 April 2003).
[15] Xem 4.
[16] Toàn văn Hiệp định Biên giới Trên bộ không có bản đồ được xuất bản dưới tiêu đề “Hiệp định Biên giới trên bộ giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, trong Công Báo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số. 41 (25/8/2002), tr. 3- 16. Theo Văn bản của Hiệp định tái xuất bản trong Công báo, thì Hiệp định này được ký ngày 12/12/1999.
[17] Phó Thủ tướng đã có lời giải thích cụ thể trước những cáo buộc của Việt kiều rằng Việt Nam đã phải nhượng nhiều đất cho Trung Quốc trong Hiệp định Biên giới trên bộ. Ông bác bỏ những cáo buộc này và cho rằng những cáo buộc đó là “không đúng sự thật và không có cơ sở”.Toàn bộ bài phỏng vấn với Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng được đăng dưới tiêu đề “Thứ trưởng Ngoại giao nói về Hiệp định Biên giới trên bộ Việt Nam-Trung Quốc”, Diễn đàn Luật Việt Nam, Tập. 9, Số. 97 (tháng 9/2002), tr. 21-23. Các quan chức Việt Nam cũng bác bỏ những cáo buộc đó trong các cuộc thảo luận với tác giả tại Hà Nội tháng 7-8 và tháng 11 năm 2002.
[18] Về quản lý tranh chấp Vịnh Bắc Bộ và những diễn biến liên quan trong bối cảnh các tranh chấp trên biển khác của Việt Nam, xem Nguyễn Hồng Thao và Ramses Amer, “Quản lý các tranh chấp biên giới biển của Việt Nam”, Phát triển Biển và Luật Quốc tế, Tập. 38, N0. 3 (tháng 7/2007), tr. 305-324.
[19] Để có phân tích chi tiết xem Nguyễn Hồng Thao, “Vịnh Bắc Bộ: Trường hợp Nghiên cứu về giải quyết tranh chấp”, trong Quản lý và Giải quyết xung đột giữa các quốc gia ở Đông Nam Á, do Kamarulzaman Askandar chủ biên (Penang: Southeast Asian Conflict Studies Network, 2003), tr. 207-214 (từ đây Nguyễn, Vịnh Bắc Bộ); và, Nguyễn Hồng Thao, “Phân giới Trên biển và Hợp tác Nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”, Phát triển Biển và Luật Quốc tế, Tập. 34, Số 1 (Tháng 1- 3/2005), tr. 25-44 (từ đây Nguyễn, Phân giới trên biển). Xem thêm Zou Keyuan, “Hiệp định Trung Quốc-Việt Nam về Phân định biên giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ”, Phát triển Biển và Luật Quốc tế, Tập. 34, Số 1 (tháng 1-3/2005), tr. 13-24.
[20] Thuật ngữ pháp lý sử dụng trong bối cảnh này trích từ Zou Keyuan, “Phân định biên giới biển trong Vịnh Bắc Bộ”, Phát triển Biển và Luật Quốc tế, Tập. 30, Số 3 (1999), tr. 246. Thông tin liên quan đến tác động có thể của Đảo Bạch Long Vĩ về phân định biên giới cũng lấy từ tác phẩm trên, tr. 245-247.
[21] Thông tin lấy từ ấn phẩm trên, tr. 245-246 và 253.
[22] Nguyễn, Vịnh Bắc Bộ, tr. 210-213.
[23] Xem lập luận tương tự với một so sánh rút ra từ “Đường Breviée” được xác định năm 1939 trong Vịnh Thái Lan trong Zou, như trên, tr. 238-240.
[24] Xem lập luận liên quan đến sự công bằng về kết quả trong Nguyễn, Vịnh Bắc Bộ, tr. 210.
[25] Thông tin lấy từ: “Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ thỏa mãn cả Việt Nam và Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao” (4/1/2001). Từ trang web của Thông tấn xã Việt Nam (VNA) (http://www.anagency.com.vn/Asp/Readnews4.asp?FileN=frac0401.012) (truy cập ngày 5/1/2001); và, “Hiệp định Phân giới Vịnh Bắc Bộ là một giải pháp công bằng và thỏa đáng” [L’accord de délimitation du Golfe du Bac Bo est une solutions equitable et satisfaisante] (4/1/2001). Từ trang web Thông tấn xã Việt Nam (AVI) (http://www.anagency.com.vn/Asp/Readnews4.asp?FileN=frac0401.011) (truy cập 5/1/2001). Xem thêm “Hiệp định Phân giới Vịnh Bắc Bộ thỏa mãn cả Trung Quốc và Việt Nam: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao”, Bản tin, Số. 409 (5/1/2001) (bản tin Tiếng Anh). Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.org.vn/english/20010105/bai-news1.html) (truy cập ngày 30/1/2001). Về hiệp định nghề cá, xem Zou Keyuan, “Hiệp định Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc vì Vịnh Bắc Bộn”, The International Journal of Marine and Coastal Law, Tập. 17, Số. 1 (tháng 1/2002), tr. 27-148.
[26] Vòng đàm phán cấp chính phủ lần thứ 10 được tổ chức tại Hà Nội ngày 9/1/2004 (“Việt Nam, Trung Quốc tiến hành đàm phán và trao đổi chính trị”, Bản tin, Số. 1500-1501 (10-11/1/2004) (bản tin tiếng Anh). Từ trang web báo Nhân dân (http://www.mofa.gov.vn/en/nr04087104143/ nr040807105001/ns050627151155) (truy cập ngày 24/7/2005).
[27] “Việt Nam, Trung Quốc đàm phán về hợp tác nghề cá”, Bản tin, Số. 1546 (25/2/2004) (phần về kinh tế) (tin tiếng Anh). Từ trang web của báo Nhân dân. (http://www.nhandan.org.vn/english/20040225/economy.html) (truy cập ngày 15/9/2004).
[27] “Nghị định thư về Hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ đã được ký kết”. Từ Báo Nhân dân Điện tử (tiếng Anh) (http://english.people.com.cn/200404/30/eng20040430_142001.html) (truy cập ngày 4/10/2004); và, “thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc về nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” (1/5/2004). Từ trang web Thông tấn xã Việt Nam (http://vietnamnews.wnagency.com.vn/2004-04/30/Stories/07.htm) (truy cập ngày 1/5/2004).
[28] “Nghị định thư Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam-Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết”. Từ Báo Nhân dân Điện tử (tiếng Anh) (http://english.people.com.cn/200404/30/eng20040430_142001.html) (truy cập ngày 4/10/2004); và , “thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc về nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” (1/5/2004). Từ trang web Thông tấn xã Việt Nam (http://vietnamnews.wnagency.com.vn/2004-04/30/Stories/07.htm) (truy cập ngày 1/5/2004).
[29] “Quốc hội thông qua hiệp định Vịnh Bắc Bộ”, (17/6/2004). Từ trang web Thông tấn xã Việt Nam (http://vietnamnews.vnagency.com.vn/2004-06/16/Stories/05.htm) (truy cập ngày 3/10/2004).
[30] “Quốc hội Trung Quốc thông qua hiệp định phân giới Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Từ Báo Nhân dân Điện tử (tiếng Anh) (http://english.people.com.cn/200406/26/eng20040626 _147587.html) (truy cập ngày 4/10/2004).
[31] “Việt Nam, Trung Quốc trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định Phân giới Vịnh Bắc Bộ”. Từ trang web Báo Nhân dân (http://www.nhandan.org.vn/english/news/010704/domestic_vietnamchina.htm) (truy cập ngày 19/7/2004); và, “Hai hiệp định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực”. Từ trang web Báo Nhân dân Điện tử (tiếng Anh) (http://english.people.com.cn/200407/01/ eng20040701_148157.html) (truy cập 3/10/2004). Xem thêm “Hiệp định Vịnh giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ”, Diễn đàn Luật Việt Nam, Tập. 10, Số. 118 (6/2004), tr. 8-10. Xem phân tích về hệ lụy của việc hai hiệp định có hiệu lực trong Nguyen, Phân giới trên biển, tr. 25-44.
[32] Về việc khởi động các cuộc đàm phán, xem “Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về phân giới trên biển”, Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.com.vn/engligs/news/200106/domestic_vnandchin.htm) (truy cập ngày 23/1/2006); và, “Việt Nam, Trung Quốc gặp gỡ đàm phán về biên giới biển chung” Từ trang web của Thông tấn xã Việt Nam. (http://vietnamnews.vnagency.com.vn/showarticle.php?num=01POL200106) (truy cập ngày 22/1/2006). Về vòng đàm phán gần đây nhất xem “Việt Nam, Trung Quốc bàn về phân giới biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/ nr040807104143/nr040807105001/ns090108101946) (truy cập ngày 8/1/2009).
[33] Tháng 1/2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố chính thức phản ứng trước việc ngư dân Việt Nam bị giết hại trong Vịnh Bắc Bộ. Tuyên bố đầu tiên đưa ra ngày 13/1 khẳng đỉnh rằng các tàu của Trung Quốc đã nổ súng làm chết 9 ngư dân Việt Nam, nhiều người khác bị thương và hủy hoại trang thiết bị của họ. Hơn nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc có những “biện pháp tích cực” nhằm ngăn chặn và chấm dứt những hành động tương tự, đồng thời tiến hành điều tra và “trừng phạt nghiêm khắc” những kẻ giết người. (“Về việc các tàu Trung Quốc nổ súng giết hại ngư dân Việt Nam. Lê Dũng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời báo chí ngày on 13/1/2005”. Từ trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/ en/tt_baochi/pbnfn/ns050120164827) (truy cập ngày 22/3/2005). Trong một tuyên bố khác ngày 20/1, ông Lê Dũng nói cụ thể rằng sự việc xảy ra ngày 8/1 và ngoài 9 người bị giết hại và những người khác bị thương, phía Trung Quốc còn bắt giam “một số” ngư dân Việt Nam. Ông tái khẳng định yêu cầu trước đó của Việt Nam. Ông cũng yêu cầu phải thả những người đang bị giam giữ, yêu cầu các quan chức Việt Nam phải được đến thăm những người bị thương và bị giam giữ và Ủy ban hỗn hợp về Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc phải họp để thảo luận các biện pháp ổn định tình hình (“Việc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc giết hại ngư dân Việt Nam là vi phạm pháp luật”, (20/1/2005). Từ trang web Báo Nhân dân. (http://www.nhandan.com.vn/englisg/news/200105/ china.htm) (truy cập ngày 11/3/2005)). Trung Quốc có quan điểm hoàn toàn khác về những sự kiện này. Ngày 18/1, trả lời câu hỏi liên quan đến sự kiện ngày 8/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Kong Quan khẳng định rằng một số tàu cá Trung Quốc bị “ bị ba tàu vũ trang chưa xác định cướp và nổ súng tấn công”. Vụ việc này xảy ra bên vùng Vịnh Bắc Bộ thuộc Trung Quốc. Khi Trung Quốc phái “tàu tuần tra” đến, họ đã bị bắn và lực lượng tuần tra trên biển buộc phải có “những hành động cần thiết” hạ một số “tên cướp có vũ trang”, bắt giữ một tàu cướp và 8 tên cướp khác và tịch thu vũ khí của chúng. Trong quá trình thẩm vấn, “những tên cướp” bị bắt đã tiết lộ là người Việt Nam và thú nhận đã thực hiện các vụ cướp. Cuối cùng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để “có những biện pháp hiệu quả” và củng cố hợp tác nhằm “chống tội phạm trên biển” nhằm cùng nhau bảo vệ an ninh và sự ổn định chung ở Vịnh Bắc Bộ(Bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vụ cướp có vũ trang trong vịnh Bắc Bộ”, (18/1/2005). Từ trang web của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (http://www.fmprc.gov.cn/ eng/xwfw/s2510/2535/t180157.htm) (truy cập ngày 2/3/2005)).
[34] “Việt Nam và Trung Quốc ra tuyên bố chung”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ns050726144049) (truy cập ngày 26/1/2005).
[35] “Việt Nam, Trung Quốc tiến hành tuần tra chung lần đầu tiên”. Từ trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam (http://www.cpv.org.vn/details_e.asp?topic=68&subtopic=167&leader_topic=282&id=BT3040634973) (accessed on 4 August 2006)). Xem thêm “Việt Nam, Trung Quốc tiến hành tuần tra chung lần đầu tiên”. Bài viết đăng trên Nhật Báo Thượng Hải ngày 29/4/2006 và đăng lại trên trang web của Trung tâm Thôn tin Internet Trung Quốc (http://www.china.org.cn/english/2006/Apr/167254.htm) (truy cập 4/8/2006).
[36] Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo ngày 7/1 rẳng các tàu cá Trung Quốc bị “tàu có vũ trang của Việt Nam cướp” trong vùng đánh bắt chung ở Vịnh Bắc Bộ. (“Họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Jiang Yu ngày 17/1/2008” (17/1/2008). Từ trang web Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (http://www.fmprc.gov.cn/ eng/xwfw/s2510/2511/t401163.ntm) (truy cập 4/1/2008)). Phản ứng của Việt Nam là nhấn mạnh việc “không có tàu vũ trang Việt Nam nào tấn công các tàu cá của Trung Quốc”. Theo Việt Nam, đó chỉ là một vụ “va chạm” gữa bốn tàu Trung Quốc và ba tàu đánh cá của Việt Nam xảy ra do “lưới của các tàu cá bị mắc vào nhau” và sau đó họ đã “tác được lưới ra và tất cả các tàu lại tiến hành các hoạt động đánh bắt bình thường.” Đáng lưu ý là lời khẳng định rằng: “Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách hợp tác với Trung Quốc trong việc xử lý mọi vấn đề để duy trì hòa bình và ổn định trong Vịnh Bắc Bộ.” (“Việt Nam chủ trương hợp tác với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định trong Vịnh Bắc Bộ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trả lời câu hỏi ngày 17/1/2008”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/ en/tt_baochi/pbnfn/ns080118114339) (truy cập ngày 26/5/2008)).
[37] Ngày 15/3/1997 Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo rằng Trung Quốc đã chuyển “Giàn khoan dầu Kanta số 3” cùng “hai tàu dẫn đường số 206 và 208” để tiến hành khoan thăm dò trong khu vực thuộc thềm lục địa của Việt Nam (BBC/FE 2870 B/4 (18/3/1997); và, 2871 B/4 (19/3/1997). Phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc đưa ra ngày 18/3 khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “hoạt động bình thường” của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là “không thể chối cãi” (Như trên. 2872 G/1 (20/31997)). Tranh chấp song phương tiếp tục suốt tháng 3. Sau đó, theo thông tin của Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 9/4, trích lời của một chuyên gia Việt Nam, dàn khoan và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 1/4 (Như trên, 2889 B/3 (10/4/ 1997).
[38] Ngày 20/5/1998 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định rằng tàu “Discovery 08” của Trung Quốc đang hoạt động tại quần đảo Trường Sa và thậm chí xâm nhập “sâu” vào vùng thềm lục địa của Việt Nam và đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam (Như trên., 3233 B/11 (22/5/1998). Phản ứng của Trung Quốc đưa ra ngày 21/5 khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quan, và sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực này để tiến hành những “hoạt động bình thường” là nằm trong phạm vi các quyền chủ quyền của Trung Quốc (Như trên., 3235 G/1 (25/5/1998)). Ngày 22/5 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chiếc tàu đó và hai tầu đánh cá có vũ trang đã rút khỏi “vùng biển” của Việt Nam. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề của Việt Nam được cho là phù hợp với chính sách “nhất quán” giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán ngoại giao. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã “kiên trì” tiếp xúc với Trung Quốc về hoạt động của các tàu Trung Quốc tại “vùng lãnh hải” của Việt Nam. (Như trên., 3236 B/12 (26/5/1998).
[39] Ibid., 3496 B/4 (30/3/1999). Báo cáo do Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện.
[40] “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc”, đăng lại trên Diễn đàn Luật Việt Nam, Tập. 5, Số. 54 (tháng 2/1999), tr. 13.
[41] “Tuyên bố Việt Nam-Trung Quốc về Hợp tác trong thế kỷ mới” (25/12/2000). Từ trang web Thông tấn xã Việt Nam (AVI) (http://www.vnagency.com.vn/Asp/ Redanewse4.asp?FileN=frac2612.001) (truy cập ngày 27/12/2000); và, “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về Hợp tác Toàn diện” (26/12/2000). Từ trang web Thông tấn xã Việt Nam (AVI) (www.vnagency.com.vn/ Asp/Redanewse4.asp?FileN=frac2612.004) (truy cập ngày 27/12/2000). Xem thêm “Việt Nam, Trung Quốc ký tuyên bố chung”, Bản tin, Số 399 (26/12/2000) (tiếng Anh). Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.org.vn/english/20001226/bai-news2.html) (truy cập ngày 28/12/2000).
[42] Chi tiết liên quan đến bốn vụ việc này, xem Amer, Cách tiếp cận của Trung Quốc-Việt Nam, tr. 35.
[43] “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phan Thúy Thanh trả lời phóng viên ngày 31/5/2002”. Từ trang web Bộ Ngoại giao (http://www.mofa.gov.vn:8080/Web%20server/ Press.nsf/3d74812854f0209480256889…) (truy cập ngày 2/1/2003).
[44] Quan điểm của Việt Nam về thông báo của Trung Quốc về lệnh cấm đánh cá trong Biển Đông từ 1/6 đến 1 8/2003 có thể tìm ở “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phan Thúy Thanh trả lời phóng viên ngày 16/5/2003”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http;//www.mofa.gov.vn:8080/Web%20server/ Press.nsf/3d74812854f0209480256889…) (truy cập ngày 31/7/2003).
[45] “Tàu Nam Hải kéo giàn khoan dầu KANTAN 3 of China tới thềm lục địa Việt Nam”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/ pbnfn/ns041119160109) (accessed on 22 March 2005).
[46] “Trung Quốc phản đối yêu cầu của Việt Nam dừng thăm dò dầu khí”. Từ trang web của Nhân dân Nhật Báo (http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/12004-11/23/content_394139.htm) (truy cập ngày 10/2005).
[47] Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách gây ảnh hưởng đối với các công ty dầu khí nước ngoài không hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác nguồn dầu mỏ trong vùng biển thuộc bờ biển phía Đông Nam của Việt Nam. Chi tiết xem Nguyễn Hồng Thao và Ramses Amer, “Biển Đông: Tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới để thúc đẩy ổn định, hòa bình và hợp tác”, trong Vấn đề trách nhiệm quốc tế trong trật tự nội bộ các quốc gia, IOES Monograph Series 7 (Kuala Lumpur: Institute of Ocean and earth Sciences, Universiti Malaya, 2008), tr. 236; và, Nguyễn Hồng Thao và Ramses Amer, “Một dàn xếp pháp lý mới cho Biển Đông?”, Phát triển Biển và Luật pháp Quốc tế, Tập. 40, Số 4 (tháng 11/2009), tr. 339.
[48] “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời báo chí ngày 17/2/2005”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/ tt_baochi/pbnfn/ns050217172425) (accessed on 3 June 2008).
[49] “Việt Nam một lần nữa tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng ngày 28/12/2006”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ ns061229101042) (truy cập ngày 26/5/2008).
[50] “Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng ngày 15/8/2007”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns070816153712) (truy cập ngày 3/6/2008).
[51] “Trung Quốc tập trận quân sự tại quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ ns071126152905) (truy cập 4/9/ 2009).
[52] “Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Hải Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trả lời câu hỏi ngày 3/12/2007”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns071204135539) (truy cập ngày 25/5/2008). Phản ứng trước các cuộc biểu tình bất ngờ bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản đối chính thức khẳng đỉnh rằng Trung Quốc “lo ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Việt Nam” và cảnh báo rằng những diễn biến đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương (“Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 11/12/2007”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/ t389216.htm) (truy cập ngày 3/6/2008)).
[53] “Phản ứng của Việt Nam trước thông báo của Công ty lữ hành Quốc tế Zhou Jiang về việc mở tuyến du lịch tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời câu hỏi ngày 12/3/2009”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns090313185303) (truy cập ngày 8/7/2009).
[54] “Đệ đơn lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa phù hợp với Điều 76, đoạn 8 của Công ước Luật Biển Quốc tế 1982. Đơn riêng liên quan đến vùng thềm lục địa mở rộng của Việt Nam: Vùng Bắc (VNM). Phần I – Tóm tắt. VNM-N-ES-DOC tháng 4/2009”. Từ trang web của Liên Hợp Quốc (http://www.un.org/Depts/los/ clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm2009n_executivesummary.pdf) (truy cập ngày 14/7/2009).
[55] “Đơn chung gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa phù hợp với Điều 76, đoạn 8 của Công ước Luật Biển Quốc tế 1982 loên quan đến phần phía Nam của Biển Đông. Phần I: Tóm tắt. Ma-lai-xi-a, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tháng 5/2009”. Từ trang web của Liên Hợp Quốc (http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/ submissions_files/mysvnm33_09/mys_vnm2009excutivesummary.pdf) (truy cập ngày 14/7/2009).
[56] Phản ứng của Trung Quốc trước Đơn chung qua thư gửi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, 7/5/2009, CML/17/2009 (bằng bản gốc tiếng Trung và bản dịch tiếng Anh). Từ trang web của Liên Hợp Quốc (http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf) (truy cập ngày 14/7/2009). Phản ứng của Trung Quốc trước Đơn riêng của Việt Nam thông qua thư của Phái đoàn thường trực Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, 7/5/2009, CML/18/2009 (bằng bản gốc tiếng Trung và bản dịch tiếng Anh). Từ trang web của Liên Hợp Quốc (http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm. pdf) (truy cập ngày 14/7/2009).
[57] “Yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay lập tức 13 ngư dân Việt Nam và tàu của họ mang số hiệu QNg 95031TS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời các câu hỏi ngày 5/8/2009”. Từ trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/ pbnfn/ns090805154551) (truy cập ngày 25/8/2009).
[58] “Trung Quốc thông báo đã thả tàu QNg 95031 và tất cả ngư dân Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng trả lời các câu hỏi ngày 11/8/2009”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns090812104005) (truy cập ngày 25/8/2009).
[59] “Phản ứng của Việt Nam trước những hành vi phi nhân tính của lực lượng vũ trang Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trả lời câu hỏi ngày 21/10/2009”. ”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns091022101747) (truy cập ngày 12/11/2009).
[60] Đã tham khảo những tài liệu chủ yếu sau: Thông cáo chung của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong chuyến thăm Hà Nội ngày 6-7/10/2004 (“Trung Quốc-Việt Nam ra Thông cáo chung”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/gjlb//2792/2793/t163759.htm) (truy cập ngày 3/6/ 2008)). Tuyên bố chung đưa ra nhân chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 18-22/7/2005 (“Việt nam và Trung Quốc ra tuyên bố chung”. Từ trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ ns050726144049) (truy cập ngày 26/7/2005). Thông cáo chung đưa ra nhân dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc ngày 22-26/8/ 2006 (“Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc”. Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/250806/ domestic_commu.htm) (truy cập ngày 26/6/2008)). Tuyên bố chung đưa ra nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam ngày 15-17/11/2006 (“Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc”. Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/171106/ domestic_vnchi.htm) (truy cập ngày 26/9/2007). Thông cáo chung đưa ra nhân dịp chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày 15-18/5/ 2007 (“Việt Nam và Trung Quốc ra thông cáo báo chí chung”. Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/190507/ domestic_pr.htm) (truy cập ngày 26/9/2007)). Tuyên bố chung nhân diạp chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngày 30/5 đến 2/6/2008 (“Việt Nam và Trung Quốc ra tuyên bố chung”. Từ trang web của Báo Nhân dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/020608/ domestic_vn.htm) (truy cập ngày 4/6/2008)). Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 22-25/10/ 2008 (“Việt Nam, Trung Quốc nhất trí về tăng cường quan hệ đối tác”. Từ trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ns081027154132) (truy cập ngày 27/10/2008).
[61] Toàn văn “Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông” có tại trang web của ASEAN (http//www.aseansec.org/13163.htm, (bản in) http//www.aseansec.org/13165.htm) (truy cập ngày 28/10/ 2008).
Sau đây là phần lời giới thiệu sách "Biển Đông: Hợp tác và An ninh và Phát triển trong Khu vực" do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành năm 2010, tập hợp các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tháng 11 năm 2009...
Cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” này tập hợp những tham luận của các học giả tham dự hội nghị. Bám sát vào nội dung của thảo luận, hầu hết tham luận của các nhà nghiên cứu được giới thiệu trong kỷ yếu tập trung phân tích: (1)...
Bài của Thiếu tướng Vinod Saighal (Ấn Độ): "Châu Á đang là một nền kinh tế khổng lồ của thế giới và tình hình này có vẻ như sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời điểm đỉnh cao nhất của thế kỷ 21. Ngoài ra, châu Á còn là sân chơi – chính xác hơn là chiến trường – cho những nước muốn chiếm ưu thế lớn...
I. Giới thiệu về biển Đông Biển Đông là một biển nửa kín và là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới. Vùng biển này trải rộng từ khoảng vĩ tuyến 30 Nam tới vĩ tuyến 230 Bắc và được bờ biển của các nước Trung Quốc (bao gồm cả đảo Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái lan,...
I. Bất chấp hậu quả của khủng hoảng toàn cầu, các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang khẳng định dự báo của các nhà khoa học rằng trung tâm kinh tế và chính trị thế giới thế kỷ 21 cũng như trung tâm của những cạnh tranh, thậm chí trung tâm của cuộc đối đầu mới có thể xảy ra giữa các cường quốc...
Giới thiệu Nạn cướp biển là một vấn nạn thường xảy ra ở biển Đông. Khu vực biển được biết đến với các điểm ở Hồng-kông, đảo Luzon và đảo Hải Nam, được gọi là “tam giác Hải Nam”, từng là khu vực hải tặc thường xuyên hoành hành. Mặc dù sự chú ý của quốc tế tập trung vào nạn cướp biển Xô-ma-li, những vụ...