Khi Nội các Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Thái Lan vào ngày 23-24/7 - và sau đó tham gia cuộc họp nội các chung với người đồng cấp Thái Lan, Tướng Prayut Chan-o-cha - quan hệ Thái Lan-Việt Nam sẽ được chuyển đổi thành đối tác chiến lược toàn diện.

Trước khi giải quyết hòa bình xung đột Campuchia vào năm 1992, Việt Nam là kẻ thù không đội trời chung của Thái Lan. Mọi người Thái đều biết sự kiện Nom Mak Mun vào năm 1980, nơi quân đội Thái Lan đụng độ trên biên giới Thái Lan-Campuchia -  cho thấy điểm thấp nhất trong quan hệ Thái Lan-Việt Nam. Mối quan hệ này gắn chặt với cuộc xung đột Campuchia.

Sau đó, sự căng thẳng bắt đầu giảm dưới thời chính phủ Chatichai (1988-1991). Quan hệ Thái Lan-Việt Nam có bước chuyển tích cực hơn khi cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói với thủ cựu Thủ tướng vào cuối năm 1988 rằng quân đội Việt sẽ rút khỏi Campuchia. Ngay sau khi lên nắm quyền, Chatichai tuyên bố chính sách xích lại gần nhau của biến chiến trường Đông Dương thành một thị trường, khiến các đồng nghiệp ASEAN của ông thất vọng.

Mất một thập niên nữa sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 trước khi quan hệ Thái Lan-Việt Nam vượt qua "thâm hụt niềm tin"  và đạt đến mức độ thoải mái để gắn bó chiến lược. Trong suốt thời gian này, Bangkok khẳng định với Hà Nội rằng sẽ không cho phép bất kỳ nhóm hoặc các nhân nào sử dụng lãnh thổ Thái Lan để làm hại Việt Nam.

Trở lại khi đó, Thái Lan hướng nội và phải đối phó với khủng hoảng kinh tế cũng như tê liệt chính trị trong suốt những năm 2000 khi Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế và bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Khi hai Nội các gặp nhau lần thứ ba, hai bên sẽ thảo luận về kinh doanh và chiến lược. Hai bên muốn làm điều này sớm vì năm tới hai bên sẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao. Hai nước đã trở thành đối tác chiến lược vào tháng 6/2013. Bây giờ hai bên đi lên cấp độ tiếp theo - đối tác chiến lược toàn diện.

Đầu tiên và trước hết, Thái Lan và Việt Nam cùng chia sẻ một mục tiêu chung - đó là quan hệ đối tác chiến lược của họ là vì sự thịnh vượng và hội nhập khu vực, đặc biệt là liên quan đến hai nước láng giềng của họ, Lào và Campuchia. Phát triển và hội nhập kinh tế trong Cộng đồng ASEAN sẽ là không thể thiếu để xây dựng cộng đồng trong khu vực.

Thứ hai, cả hai cũng chia sẻ các đồng minh và bạn bè - Mỹ và Trung Quốc. Thái Lan là một đồng minh hiệp ước của Mỹ và có quan hệ tuyệt vời với Trung Quốc. Việt Nam có quan hệ Đảng rất gần gũi với Trung Quốc và mối quan hệ với Mỹ đang nở rộ.

Trong khu vực, sự tiến bộ của quan hệ Mỹ-Việt Nam đáng chú ý hơn do qua khứ đối kháng của hai nước. Chuyến thăm Hoa Kỳ tuần qua của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là một chỉ số mạnh mẽ cho thấy Washington sẽ đảm bảo mối quan hệ đặc biệt với cựu thù.

Tại thời điểm này, cả hai cần nhau. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu 30 tỷ USD giá trị hàng hóa sang Mỹ, hơn Thái Lan ở mức 26 tỷ USD.

Trong khi đó, mối quan hệ Thái Lan-Trung Quốc có động lực riêng, đặc biệt là trong năm qua sau đảo chính thắng 5/2014. Trung Quốc đã tiếp cận Thái Lan như chưa từng có tiền lệ, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chiến lược hai nước.

Đối với những thách thức khu vực, Việt Nam đã bày tỏ sự đánh giá cao Thái Lan là nước điều phối trong ba năm quan hệ ASEAN – Trung Quốc, sẽ kết thúc trong tháng này, đã khuyến khích ASEAN đứng vững và có quan điểm chung trong việc đàm phán với Trung Quốc về việc soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Mặc dù khó khăn, nhưng Hà Nội đã hài lòng với vai trò của Thái Lan.

Thái Lan nhấn mạnh với Việt Nam rằng chính sách của Thái Lan đối với Trung Quốc là một chính sách độc lập, được xây dựng để đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực. Thái Lan sẽ không kéo các nước khác vào làm những việc họ không muốn làm.

Hiểu khả năng thương lượng tiềm ẩn của họ, cả Thái Lan và Việt Nam đã di chuyển gần nhau hơn. Mục đích, để xây dựng quan hệ song phương cũng như quan hệ trong tiểu vùng sông Mekong mạnh mẽ hơn, cho dù động thái như vậy có liên quan đến bảo vệ môi trường, chia sẻ tài nguyên, kết nối và an ninh. Cả hai nước đều đồng ý với nhau rằng khu vực  hạ lưu ven sông Cửu Long gắn kết hơn có thể ngăn chặn sự can thiệp của các cường quốc lớn.

Hai nước hy vọng rằng vào cuối năm nay, dịch vụ xe buýt giữa hai nước thông qua Lào và Campuchia có thể bắt đầu cùng với các tuyến đường vận chuyển ven biển. Các tuyến R8, R9 và R12 sẽ kết nối các nước láng giềng bằng đường bộ.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Prayut năm ngoái, hai nước đã nhất trí thúc đẩy thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Bây giờ con số này có thể cao hơn. Việt Nam có nhiều tham vọng hơn so với Thái Lan khi nói đến thương mại nước ngoài. Việt Nam đã đàm phán với các đối tác xuyên Thái Bình Dương và gia nhập Liên minh Á-Âu gần đây, mở rộng mạng lưới thương mại tự do.

Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tất cả các thành viên phải tự do các hạn chế đầu tư để thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Là nhà xuất khẩu chính của hai mặt hàng nông sản chính - gạo và cao su - cả hai bên sẽ hợp tác để trao đổi thông tin và bí quyết công nghệ.

Tất cả những điều được tính đến, khi các cường quốc lớn tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đối với mỗi nước, Thái Lan và Việt Nam sẽ gắn bó với nhau nhiều hơn.

Theo The Nation

Trần Quang (gt)