“Xin đừng để cho nước Mỹ đi đến chỗ suy sụp quá nhanh chóng”. Đó là câu nói của một quan chức TQ trong cuộc gặp không lâu vừa qua với một quan chức Mỹ, mà Brezinski trích dẫn trong bài viết của mình. Ông cho rằng sự suy sụp của nước Mỹ hoàn toàn không phải là tiền định, nhưng quan chức TQ đã lo ngại chính đáng vì hậu quả của sự sụp đổ này là rất nghiêm trọng.

“Tính chất không xác định trên trường quốc tế, sự căng thẳng của những bất hòa giữa các đối thủ cạnh tranh toàn cầu và thậm chí là sự hỗn loạn công khai” đó sẽ là hậu quả của sự suy sụp của nước Mỹ. Thắng cuộc không phải là những ước mơ về dân chủ, mà là những mô hình “an ninh quốc gia được tăng cường, được dựa trên các tạp chủng khác nhau của chủ nghĩa độc tài, dân tộc chủ nghĩa và tôn giáo”.

Các nhà lãnh đạo của những cường quốc thế giới “cấp độ thứ hai”, trong đó có Ấn Độ, NB, Nga và một số nước châu Âu đã đang tính toán những hậu quả của suy sụp nước Mỹ. “Chẳng hạn nước Nga đang đắm mình trong mơ màng về những viễn cảnh không rõ ràng của Mỹ. Không còn nghi ngờ gì nữa nước này đang nhòm ngó các quốc gia độc lập, nguyên là các nước cộng hòa của Liên Xô cũ”.

TQ ý thức rằng con đường đi đến thành công không phải là sự phá sản đột ngột của cấu trúc thế giới hiện nay, mà là sự phân bổ lại từ từ sức mạnh toàn cầu. Nhưng nếu như xuất hiện chủ nghĩa dân tộc quật khởi TQ, thì mối quan hệ của nước này với các nước láng giềng sẽ căng thẳng lên và “châu Á của thế kỷ XXI sẽ trở nên giống như châu Âu của thế kỷ XX - nghĩa là đổ máu và bạo lực”.

Sự suy sụp của Mỹ là nguy hiểm đối với một loạt nước nhỏ yếu. Sự suy yếu của Mỹ sẽ phá vỡ mối quan hệ đối tác với Mexico. Chủ nghĩa dân tộc và sự sợ hãi về an ninh của mình đang tăng lên tại các bang của Mỹ, còn phía Mexico thì đưa ra yêu sách về lãnh thổ.

Sẽ yếu đi sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế đối với các con đường vận tải biển, vũ trụ, không gian mạng và môi trường xung quanh - là các lĩnh vực, mà ở đó hiện thời “ưu thế và sự có mặt khắp nơi của sức mạnh Mỹ đang chấn chỉnh lại trật tự ở những nơi, mà thường diễn ra các cuộc xung đột”.

Brezinski kêu gọi Mỹ hoặc là thực hiện một chiến lược đối ngoại mới, hoặc là phải sẵn sàng đối mặt với những những đảo lộn toàn cầu.

Liên quan đến sự suy yếu của Mỹ, trong bài viết “ 8 Geopolitically Endangered Species”  đăng trên “Foreign Policy”, ông cho rằng sự suy yếu ý nghĩa toàn cầu của Mỹ chứa đầy các cuộc xung đột khu vực. Sẽ có 8 nước bị thất bại do sự suy sụp của Mỹ. Đó là:

1. Grudia sẽ trở nên dễ bị tổn thương trước “sự đe dọa chính trị và xâm lược quân sự” từ phía Nga;

2. Đài Loan sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước áp lực của TQ và sẽ bị quyến rũ bởi thành công kinh tế của nước này. Sự tái thống nhất sẽ xích lại gần, nhưng trên các điều kiện có lợi cho Bắc Kinh;

3. Hàn Quốc sẽ đứng trước tiến thoái lưỡng nan: Chấp nhận sự thống trị khu vực của TQ hay là củng cố mối quan hệ với NB?;

4. Belarus: “Sự suy sụp của Mỹ sẽ cho Nga cơ hội thanh lọc Belaus”;

5. Ucraina: Châu Âu sẽ giảm mong muốn và khả năng liên kết nước này vào cộng đồng phương Tây và tham vọng đế chế của Nga đối với nước này sẽ gia tăng;

6. Afganistan đã chìm đắm trong đổ vỡ. Nếu quân Mỹ vội vàng rút khỏi đây thì sự đổ vỡ của Afganisstan và sự cạnh tranh ảnh hưởng của các láng giềng của nước này là chắc chắn xảy ra;

7. Pakistan có thể trở thành quốc gia dưới sự quản lý của quân đội, quốc gia Hồi giáo cấp tiến, quốc gia với sự quản lý kết hợp giữa quân đội và Hồi giáo hay một quốc gia “vô chủ” không có chính quyền trung ương;

8. Israel, cũng như “Trung Đông Lớn” nói chung. Sự suy sụp của Mỹ sẽ gây ra “những biến chuyển mang tính kiến tạo” thật sự, phá vỡ hoàn toàn sự ổn định về chính trị ở đây./.

Theo Foreign Policy

Văn Cường (gt)