(PGS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu trong lễ khai giảng khóa học)

 

Bên cạnh các khóa đào tạo dài hạn chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn của công tác biên giới biển đảo, luật pháp quốc tế nhằm củng cố đội ngũ cán bộ có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ cho đất nước, thì các khóa đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn chủ yếu tập trung nâng cao trình độ và huấn luyện các kỹ năng cho các cán bộ có triển vọng hiện đang trực tiếp làm công tác biên giới biển đảo. Mô hình đào tạo ngắn hạn có thế mạnh là sự linh hoạt trong việc phối hợp sắp xếp chương trình học tập và làm việc, bảo đảm mục tiêu cập nhật kiến thức mà không làm gián đoạn quá lâu công việc của cán bộ.

Nắm bắt được vấn đề này, vừa qua Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã phối hợp cùng với Đại học Quốc gia Singapore tổ chức “Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng về biên giới, biển đảo cho cán bộ các Bộ, ngành, địa phương năm 2012.” Khóa học diễn ra trong 2 tuần (từ 30/7/2012 đến 13/8/2012) với mục tiêu tổng quát là góp phần tạo một bước chuyển về năng lực cán bộ làm về công tác biên giới biển đảo theo hướng chính quy, hiện đại và chuyên nghiệp. Học viên tham gia là các cán bộ cấp phòng trở lên hoặc thuộc diện quy hoạch và chuyên viên chính công tác tại các Bộ, ban, ngành thực hiện các công tác liên quan đến biên giới, biển đảo (Bộ Ngoại giao, Quốc phòng (Cảnh sát biển, Hải quân, Biên Phòng; Tổng cục 2,…), Công an (Tổng cục 1, Tổng cục 5); Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin truyền thông; Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính; Ban Đối Ngoại, Ban Tuyên giáo; Ủy ban tìm kiếm cứu nạn;  Ban chỉ đạo Biển Đông-Hải đảo các tỉnh ven biển; Cán bộ các sở liên quan thuộc các tỉnh ven biển.

Khóa học bao gồm 18 chuyên đề với một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Bổ sung kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ chủ chốt tại các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trực tiếp đến công tác biên giới biển đảo.

- Tăng cường năng lực chuyên môn và kỹ năng xử lý các vấn đề cho cán bộ các Bộ, ngành, địa phương làm công tác biên giới biển đảo.

- Sau khóa học các học viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khác nhau liên quan đến vấn đề biên giới biển đảo (vấn đề biên giới lãnh thổ, biên giới biển, chủ quyền biển, các vấn đề về Luật biển quốc tế và Việt Nam, các vấn đề chính trị an ninh quốc phòng…), biết cách vận dụng các kỹ năng để phục vụ cho công tác chuyên môn (kỹ năng đàm phán, vận động tuyên truyền, kỹ năng sử dụng bản đồ và tác nghiệp trên bản đồ…).


(GS. Robert Beckman thuyết trình với các học viên)

 

Tên chuyên đề

Giảng viên

1. Khái quát về các vấn đề biên giới, biển đảo

Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ LP và ĐUQT, Bộ Ngoại giao

 

2. Chế độ pháp lý và việc phân định các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982


TS. Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển, Uỷ ban Biên giới Quốc gia

3. Quản lý biển


PGS-TS. Vũ Thanh Ca, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

 

4. Các khía cạnh pháp lý hàng hải quốc tế

 

Thuyền trưởng hạng nhất Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Bộ môn Luật, Khoa Điều khiển tàu biển, ĐH Hàng Hải Việt Nam

 

5. Thụ đắc lãnh thổ

PGS-TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật biển và Hàng hải quốc tế, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội

 

6. Quản lý biên giới

Th.S. Nguyễn Văn Thủy, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Dân sự và Luật quốc tế, Khoa Pháp luật, Học viện Biên phòng


7. Vấn đề biên giới biển đảo trong chính trị quốc tế

 

ĐS. Nguyễn Đức Hùng, Nguyên Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore, Canada

 

8. Các vấn đề an ninh - quân sự quốc tế liên quan đến biên giới, biển đảo

PGS-TS. Đỗ Minh Thái, Đại tá, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân


9. Biên giới Việt Nam và các nước láng giềng

Ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia

 

10. Kỹ năng đàm phán trong công tác biên giới, biển đảo

 

Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan

 

11. Kỹ năng thuyết trình và tổ chức, chủ trì Hội nghị, hội thảo

 

ĐS. Nguyễn Duy Hưng, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan

 

12. Kỹ năng sử dụng bản đồ và tác nghiệp trên bản đồ

Ông Phan Tuấn Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Biển , Uỷ ban Biên giới Quốc gia

 

13. Kỹ năng vận động, tuyên truyền và xử lý quan hệ trong công tác biên giới, biển đảo

Ông Lương Thanh Nghị, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

 

14. Tổng quan về tranh chấp Biển Đông

 

ĐS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao

 

15. Yêu sách của các bên trong tranh chấp Biển Đông

GS. Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học quốc gia Sing-ga-po

 

16. Việc áp dụng Luật quốc tế của các nước vào tranh chấp Biển Đông

17. Cơ chế giải quyết các tranh chấp biển đảo

18. Khuôn khổ hợp tác quốc tế trên Biển Đông


Trong hai ngày từ 12-13/8, các học viên của khóa học tham gia Tọa đàm với chủ đề “Quản lý biên giới, biển đảo”. Tọa đàm được chia làm 4 phiên: Phiên 1: Tranh chấp Biển Đông và cơ chế giải quyết tranh chấp biển quốc tế; Phiên 2: Chức năng nhiệm vụ, thực tiễn hoạt động và cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành; Phiên 3: Hợp tác quốc tế trong công tác biên giới biển đảo; Phiên 4: Kiến nghị chính sách. Chủ tọa: TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao

Khóa học kết thúc tốt đẹp vào trưa ngày 13/8/2012. Tại Lễ bế giảng, đại diện của Học viện Ngoại giao đã trao chứng chỉ cho các học viên hoàn thành chương trình.

 

(TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao trao chứng chỉ cho học viên)

Theo đánh giá chung của các học viên, đây là một chương trình hữu ích, hiệu quả và có giá trị thực tiễn cao. Ngoài việc bổ sung kiến thức chuyên sâu cho cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương đang trực tiếp làm công tác biên giới biển đảo; khóa học còn đem lại một diễn đàn, nơi học viên có thể trao đổi, thảo luận về những những khó khăn, hạn chế trong công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, qua đó kiến nghị một số giải pháp cũng như cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan đơn vị. Thành công của khóa học là bước khởi đầu thuận lợi, tạo tiền đề tốt cho các khóa học tiếp theo, góp phần tích cực vào công tác giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung và bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo nói riêng.

Hà Nội, ngày 14/08/2012