Thực tế đã không như vậy. Thay vào đó TQ và ASEAN đã tháo ngòi nổ vấn đề lớn nhất - chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp ở Biển Đông bằng cách đồng ý những hướng dẫn mới để xử lý các tranh chấp. Điều đó đã giúp các nước tham gia vỗ tay thành công và tập trung vào những quan ngại an ninh khác.

Thực tế là ARF lần này đã khá thành công. Và những cuộc thảo luận theo đuổi những kết quả của diễn đàn luôn là cuộc thử nghiệm.

Năm 2010, tuyên bố của NT Mỹ Hillary Cliton lo lắng về căng thẳng gia tăng đối với tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đã gây đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh. NT TQ Dương Khiết Trì đã đáp lại bằng cách buộc tội Mỹ can thiệp và nói rằng “TQ là nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó là một sự thực”. Tuyên bố là thể hiện cô đọng sự lo sợ của các nước đối với ý định của TQ.

Những quan ngại đó gia tăng sau khi TQ xử lý không mạch lạc vụ va chạm tháng 9/2010 ở khu vực đảo Senkaku khi một tàu cá TQ đâm vào 2 tàu Biên phòng Biển của Nhật Bản.

Đòi hỏi tiếp sau đó của Bắc Kinh là Mỹ và HQ dừng tập trận ở Biển Hoàng Hải, 2 đồng minh này muốn cảnh báo BTT, đã cho thấy TQ đang muốn chủ quyền của mình rộng hơn, không đếm xỉa đến lo lắng an ninh của các quốc gia khác. Dường như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của TQ đã trong nhiều năm không thực hiện được ngoại giao TQ.

Mới tháng 1/2011, tại hội nghị thượng đỉnh giữa CT Hồ Cẩm Đào và TTh Barack Obama, TQ rõ ràng đang tìm kiếm quan điểm chung với Mỹ và cho căng thẳng giảm nhẹ đi.

Tiến trình đó đã tiếp tục, lên đến đỉnh cao là thỏa thuận tuần trước giữa TQ và ASEAN xác lập các hướng dẫn thực hiện DOC 2002 ở Biển Đông.

Thỏa thuận nói các bên sẽ hành động theo DOC trong khi tiếp tục vạch ra một thỏa ước mà các tranh chấp sẽ được xử lý ở cấp song phương giữa các nước trực tiếp liên đới; sự can thiệp của các nước bên ngoài không được hoan nghênh.

Cam kết xây dựng bộ quy tắc ứng xử COC vẫn còn giá trị; tất cả hiện nay đang tồn tại là “một tuyên bố về COC”, một quy chế thiếu những ràng buộc đáng kể.

Vấn đề hiện nay là liệu thỏa thuận như vậy có nhằm tạo ra cảm giác giả tạo về an ninh và sao nhãng sự chú ý vì đã các bên đã không nói đồng ý với nhau hay không.

Như NT Nhật Matsumoto giải thích, thỏa thuận đó là “một bước tiến”, nhưng tất cả các quốc gia có lợi ích với tự do hàng hải ở Biển Đông và ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp nên thúc ép các bên đi đến một thỏa thuận thực sự.

Trong khi đó, Nhật nên cùng các quốc gia làm sao để đảm bảo các tuyên bố chủ quyền được tôn trọng và không bị TQ đe nẹt.

Quan trọng thứ hai thực hiện ở ARF là cuộc gặp bên lề của các quan chức HQ và BTT.

Kể từ khi Lee Myung Bak lên làm Tổng thống HQ và yêu cầu BTT tôn trọng lời hứa phi hạt nhân hóa, tạm dừng các thỏa thuận đạt được trước đó, các tiếp xúc giữa hai nước gần như không tồn tại.

Tức giận, BTT chấm dứt tất cả các gặp gỡ chính thức và gây ra một loạt các vụ khiêu khích, trong đó đánh chìm một tàu Hải quân HQ làm chết hơn 50 người.

Sau cuộc gặp trong 2 tiếng, NT Nam và Bắc TT đã thông báo sẽ đồng ý làm sao để tái hồi đàm phán 6 bên mà đã bị tàn lụi năm 2008. Đó là một bước tiến quan trọng. Nhưng ở trường hợp Biển Đông, thỏa thuận sẽ tiếp tục đẩy tiến trình đi lên là chưa đủ. Cần phải có một tiến bộ thực sự.

Việc một quan chức BTT ở Mỹ gặp gỡ với các đồng nhiệm Mỹ là đáng khích lệ, nhưng lập trường của Mỹ, giống như Nhật và HQ, là các cuộc đàm phán phải có mục đích và các cam kết một khi đã đặt ra, như đồng ý phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không thể bị làm ngơ mỗi khi Bình Nhưỡng muốn.

ARF, vẫn như thông thường khác, chỉ nêu vấn đề như bàn miệng với nhau mà không đề cập được các vấn đề an ninh khu vực. Với khác biệt lợi ích của các bên tham gia, có thể đòi hỏi như vậy là quá mong đợi đối với ARF nhằm “giải quyết” các lo lắng bức thiết.

Tuy nhiên, ARF có thể là nơi các bên có thể thảo luận về các quan điểm của mình và đưa ra một hình thái ngoại giao cho các cuộc họp bên lề mà tại đó có thể đạt được tiến triển. ARF là một phương tiên cho các bên can dự và một trung điểm cho các hoạt động ngoại giao.

TQ có thể không hài lòng về ARF, nhưng cuộc gặp năm ngoái là chất xúc tác cho hoạt động ngoại giao theo thứ bậc để cập đến các quan ngại an ninh đã tồn tại từ lâu. Điều đó đã làm ARF thành công.

Ngọc Lan (gt)