Trong thời gian họp Hội nghị Chính hiệp và Quốc hội TQ năm 2010, nguyên phó Ban nghiên cứu quân sự thế giới của Viện khoa học quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện cũng nêu rõ quân đội hai bờ nên cùng nhau bảo vệ biên cương vốn có của dân tộc Trung Hoa, ví dụ như cùng nhau phối hợp phòng vệ ở Nam Hải, một khi xảy ra chuyện, quân đội Đài Loan trên đảo Thái Bình có thể cung cấp hậu cần cho phía Đại Lục.

Có chuyên gia quân sự chỉ ra rằng do vị trí địa lý của đảo Thái Bình ưu việt, lại có nguồn nước ngọt, hoàn toàn có thể xây dựng căn cứ hậu cần quan trọng cho tầu chiến và tầu ngầm. Hơn nữa, đảo Thái Bình chỉ cách đảo bãi mà quân đội Trung Quốc chiếm giữ ở Nam Sa (Trường Sa) khoảng 410 hải lý, nếu ý tưởng về việc hai bờ phối hợp bảo vệ Biển Đông được thực hiện, thì có thể có hành động đối phó với những kẻ xâm nhập vùng biển Biển Đông của TQ cướp bóc tài nguyên, có lợi cho việc bảo vệ tài nguyên của Biển Đông.

Hiện nay, việc hai bờ hợp tác để bảo vệ Biển Đông vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Một là, giữa hai bờ còn thiếu sự tin cậy về chính trị; hai là, quan hệ quân sự giữa hai bờ chưa được cải thiện; ba là, các thế lực nước ngoài luôn luôn quấy rối sự hợp tác giữa hai bờ. Những năm gần đây, chính giới của hai bờ qua lại tăng lên, sự hiểu biết trong dân chúng cũng tăng lên, có thể nói điều kiện hai bờ phối hợp bảo vệ Biển Đông đang chín muồi.

Phó giáo sư Trường Đại học Hạ Môn Lý Bằng cho rằng không nhất thiết phải đòi hỏi hai bờ đạt được sự tin cậy chính trị và quân sự, sau đó mới tiến hành phối hợp, mà có thể bắt đầu hợp tác mang tính chất chức năng, thông qua sự hợp tác chức năng để tăng thêm sự tin cậy giữa hai bờ, từ đó tìm kiếm phương thức hợp tác trong lĩnh vực chính trị và quân sự.