Tại Hội thảo lần này, các chuyên gia hàng đầu thế giới về Biển Đông sẽ trình bày khoảng 30 bài tham luận về các lĩnh vực về Quan hệ Quốc tế, Luật Quốc tế, An ninh biển, Hợp tác biển..v.v. Hội thảo dự kiến có khoảng 200 đến 250 đại biểu trong và ngoài nước, là các quan chức cấp cao, lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà ngoại giao tham gia thảo luận.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông là cơ hội đặc biệt giúp đại biểu cập nhật tình hình và thông tin mới nhất về Biển Đông từ nhiều khía cạnh, nghiên cứu và thảo luận các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và nhằm tăng cường hợp tác.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ VII  bao gồm các phiên thảo luận về (1) Tình hình thế giới và những tác động đến vấn đề Biển Đông; (2) Diễn biến trên Biển Đông; (3) Quan hệ giữa các nước lớn ở Biển Đông; (4) Luật pháp Quốc tế và Biển Đông; (5) Xu thế và Triển vọng; (6) Phiên mô phỏng đàm phán về giải quyết, phân định và hợp tác ở Biển Đông.

Thông tin chi tiết về Hội thảo (bản tiếng Anh) xem tại đây.

Chương trình của Hội thảo (bản tiếng Việt) xem tại đây.

 

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC

(Địa điểm: Khách sạn Imperial, số 159 Thùy Vân, Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu)

 

Thứ hai – ngày 23/11/2015                              NGÀY 1

08:00-08:30

Đăng ký đại biểu

08:30-09:15

PHIÊN KHAI MẠC

Chủ trì: Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

 

Phát biểu Khai mạc: Đại sứ, TS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam

Phát biểu dẫn đề: Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

09:15-10:30

PHIÊN 1: Tình hình thế giới và tác động đến Biển Đông

Chủ trì: Đại sứ. TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam

 

GS. Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, New Delhi, Ấn Độ

Tình hình thế giới và tác động đến Biển Đông: Cân bằng quyền lực

Đại tá (về hưu) Sukjoon Yoon, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chiến lược Biển Hàn Quốc, Seoul, Hàn Quốc

Khái niệm về Cân bằng Sức mạnh kiểu Châu Âu ở Biển Đông: Vai trò của Các nước tầm trung là gì?

TS. Thẩm Đinh Lập (Shen Dingli), Giáo sư và Phó Giám đốc, Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế, Đại học Phúc Đán, Trung Quốc

Quan điểm của Trung Quốc về Hợp tác trên Biển Đông

GS. Liselotte Odgaard, Học viện Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, Đan Mạch

Các điểm nóng trên thế giới: Chiến lược răn đe và tính hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

TS. Nguyễn Nam Dương, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao, Việt Nam (DAV)

Cấu trúc an ninh đang định hình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tác động đến Quản lý tranh chấp ở Biển Đông

10.30-10.35

Chụp ảnh lưu niệm

10.35-11.00

Nghỉ giải lao

11.00-12.00

PHIÊN 1: Tiếp tục

 

Hỏi đáp và Thảo luận

12.00-13.00

Ăn trưa

13.00-15.00

PHIÊN 2: Những diễn biến gần đây trên Biển Đông

Chủ trì: GS. David Arase, Giáo sư Chính trị Quốc tế, Trung tâm Hopkins-Nanjing, Nam Kinh, Trung Quốc

 

Bà Rukmani Gupta, Chuyên gia phân tích cao cấp về Châu Á-Thái Bình Dương, Tuần san Quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly

Nguyên trạng trên Biển: Đánh giá hoạt động cải tạo và xây dựng đảo

TS. Mathieu Duchatel, Phó Giám đốc, Chương trình Châu Á và Trung Quốc, Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại

Biển Đông và chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc

GS. Herman Joseph S. Kraft, Giám đốc Đối ngoại, Đại học Khoa học Xã hội và Triết học, Philippines

 Các phát triển gần đây ở Biển Đông

TS. Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng, Vụ Biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam

Khái quát Vấn đề Phân định Biển và Hợp tác Cùng phát triển ở Biển Đông

15.00-15.30

Nghỉ giải lao

15.30-17.30

PHIÊN 3: Quan hệ nước lớn trên Biển Đông

Chủ trì: GS. Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, New Delhi, Ấn Độ

 

GS. Nguyễn Mạnh Hùng, Nghiên cứu viên, ISEAS - Viện Yusof Ishak, Singapore

Tranh chấp ở Biển Đông, Quan hệ Nước lớn và Thế kẹt của các nước nhỏ

   TS. Tiết Lực (Xue Li), Giám đốc Trung tâm Chiến lược Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính    trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc

Tranh chấp Biển Đông và Cuộc chơi giữa các nước lớn

TS. Patrick M. Cronin, Cố vấn và Giám đốc cấp cao, Chương trình An ninh Châu – Thái Bình Dương, Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), Mỹ.

Tính ổn định và Luật pháp trên Biển Đông: Quan điểm của Mỹ

TS. Ken Jimbo, Chuyên gia cao cấp, Quỹ Tokyo; Phó Giáo sư, Khoa Quản lý chính sách, Đại học Keio, Nhật Bản.

Quan hệ nước lớn trên Biển Đông: Quan điểm của Nhật Bản

Ông Anton Tsvetov, Trưởng ban Quan hệ Truyền thông và Chính phủ, Ủy ban các vấn đề quốc tế, Nga

Nga và vấn đề Biển Đông: Bối cảnh Chiến lược và Cơ hội để Can dự Tích cực

Thứ Ba – ngày 24/11/2015                            NGÀY 2

08:00-09:45

PHIÊN 4: Luật pháp Quốc tế

Chủ trì: GS. Robert G. Volterra, Công ty Luật Volterra Fietta và Cộng sự, Anh

 

GS. Alex Oude Elferink, Giám đốc Viện Luật Biển Hà Lan, Đại học Utrecht, Hà Lan

Vai trò của Luật pháp quốc tế trong tranh chấp Biển Đông

TS. Nông Hồng (Hong Nong), Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Luật Biển, Viện Nghiên cứu Nam Hải (NISCSS), Trung Quốc

Các khái niệm lịch sử và những Quy chế vùng biển khác ở Biển Đông

 

Ông Bill Hayton, Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế, London, Anh

Những bằng chứng không đáng tin và vấn đề Biển Đông

PGS.TS. Vũ Thanh Ca, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Yêu cầu về khuôn khổ quản trị trên biển cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên sinh học ở Biển Đông vì sự Phát triển bền vững

09:45-10:15

Nghỉ giải lao

10:15-12:00

PHIÊN 5: Luật pháp quốc tế (tiếp theo)

Chủ trì: GS. Alex Oude Elferink, Viện trưởng Viện Luật Biển Hà Lan (NILOS)

 

GS. Robert G. Volterra, Đối tác Công ty Volterra Fietta (Công ty Luật), Anh

Nghĩa vụ Kiềm chế, không đe dọa hay sử dụng vũ lực

GS. Jonathan Odom, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, Honolulu, Mỹ

“Cách tiếp cận dựa trên luật pháp” nhằm nâng cao an toàn hàng hải ở Biển Đông

Đại sứ Rahim Hussin, Nguyên Thứ trưởng, Hội đồng An ninh Quốc gia, Văn phòng Thủ tướng, Malaysia

Luật Quốc tế: Quyền và Nghĩa vụ trong việc Tìm kiếm và Cứu nạn

GS. Michael Sheng-ti Gau, Viện Luật Biển, Đại học Hải Dương Đài Loan, Đài Loan

Triển vọng Vụ kiện Trung Quốc – Philippines về Tranh chấp Biển Đông (Đường chữ U)

12.00-13.00

Ăn trưa

13.00-14.45

PHIÊN 6: Triển vọng tương lai

Chủ trì: ĐS. Lê Công Phụng, Phó Chủ tịch, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS)

 

TS. Jay Batongbacal, Giám đốc, Viện Các Vấn đề Biển và Luật Biển, Đại học Philippines

Chuẩn bị cho các kịch bản hậu vụ kiện

GS. Carl Thayer, Trường Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, Úc

COC và Triển vọng tương lai

Đại sứ Salman Al Farisi, Quyền Trưởng Ban Phân tích và Hoạch định Chính sách, Bộ Ngoại giao Indonesia

Biển Đông trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

 

Bà Tạ Yến Mỹ (Yanmei Xie), Chuyên gia cao cấp, Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, Bắc Kinh

Phát triển chung ở Biển Đông: Bài học từ quá khứ và triển vọng tương lai

14.45-15.15

Nghỉ giải lao

15.15-15.45

Các sáng kiến mới cho Biển Đông: Đại diện Nhóm các nhà nghiên cứu trẻ Biển Đông (SCS Young Leaders Group)

Chủ trì: GS. Leszek Buszynski, Trường An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Úc, Canberra 

15.45-17.15

 

PHIÊN 7: Tình huống giả định: Giải quyết, Phân định và Hợp tác ở Biển Đông

Chủ trì: GS. Leszek Buszynski, Trường An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Úc, Canberra

(Mỗi đại biểu trình bày về lập trường quan điểm quốc gia của mình về Đề xuất và sau đó tiến hành đàm phán)

 

GS. Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore

Biển Đông: Triển vọng Hợp tác và Quản lý Tranh chấp

GS. Tô Hạo (Su Hao), Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Hòa bình, Học viện Ngoại giao Trung Quốc

Trung Quốc

TS. Jay Batongbacal, Giám đốc, Viện Các Vấn đề Biển và Luật Biển, Đại học Philippines

Philippines

Ông Shahriman Lockman, chuyên gia cao cấp, Chương trình Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Malaysia

Malaysia

TS. Trần Trường Thủy, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV); Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS)

Việt Nam

17.15-17.30

Bế mạc

 

 

 

 

 

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG