Tại Hội thảo lần này, các chuyên gia hàng đầu thế giới về Biển Đông sẽ trình bày khoảng 30 tham luận về các lĩnh vực: Quan hệ Quốc tế, Luật Quốc tế, An ninh biển, Hợp tác biển..v.v. Hội thảo dự kiến có khoảng 200 đến 250 đại biểu trong và ngoài nước, là các quan chức cấp cao, lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà ngoại giao tham gia thảo luận.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông là cơ hội đặc biệt giúp đại biểu cập nhật tình hình và thông tin mới nhất về Biển Đông từ nhiều khía cạnh, nghiên cứu và thảo luận các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và nhằm tăng cường hợp tác.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ VIII bao gồm các phiên thảo luận về (1) Nguồn gốc của tranh chấp Biển Đông: Khía cạnh lịch sử; (2) Căng thẳng Biển Đông sẽ đi đến đâu?; (3) Luật pháp quốc tế và Biển Đông; (4) Kinh tế chính trị của Biển Đông: Vấn đề và Triển vọng; (5) An ninh, Chính trị và Ngoại giao; (6) Tương tác và phối hợp trên biển; (7) Cơ chế quản lý căng thẳng ở Biển Đông.

Booklet của Hội thảo (bao gồm Chương trình, Danh sách Đại biểu, Tiểu sử Diễn giả, Tóm tắt Tham luận) xem tại đây

 

Chủ nhật – ngày 13/11/2016

Cả ngày

Đại biểu Quốc tế đến Hội thảo

6:30-9:00 PM

Tiệc Chào mừng (Dành cho Đại biểu Quốc tế),

Chủ trì: Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Phát biểu dẫn đề: Đại sứ Đặng Đình Quý, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

“Những Điểm Chính trong Chính sách Đối ngoại và Chiến lược của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông”

Địa điểm: Phòng Ballroom 2, Tầng Trệt, Khách sạn InterContinental

Ngày thứ 1

Thứ hai - ngày 14/11/2016

8:00-8:30 AM

Đăng ký đại biểu

Địa điểm Hội nghị: Phòng Grand Ballroom, Tầng trệt

8:30-8:50 AM

PHIÊN KHAI MẠC

Chủ trì: Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

 

  • Phát biểu Khai mạc: PGS. TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam
  • Phát biểu Chào mừng: Ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

8:50-10:20 AM

 

PHIÊN 1: Nguồn gốc của Tranh chấp Biển Đông: Khía cạnh Lịch sử

Chủ tọa: PGS. TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam

 

Các tranh chấp ở Biển Đông đã tồn tại khá lâu. Phiên 1 xem xét các hoạt động của các bên tranh chấp và các bên có liên quan trong suốt quá trình lịch sử để truy nguyên nguồn gốc và diễn tiến của các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp ranh giới biển ở Biển Đông. Yêu sách của các nước ở Biển Đông là gì và có từ khi nào? Đâu là nhân tố thúc đẩy lợi ích của các bên tranh chấp trong vùng lãnh thổ ngoài khơi? Các cường quốc bên ngoài can dự vào Biển Đông như thế nào? Quá trình xây dựng và phát triển của các quốc gia ven biển đã ảnh hưởng đến chính sách Biển Đông của họ ra sao? Các tham vọng biển được phản ánh như thế nào trong sách sử và các toan tính chính trị đằng sau chính sách của các quốc gia liên quan.

Diễn giả:

·         Dr. Ulises Granados, Điều phối Chương trình Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Công nghệ Mexico

Diễn biến của Tranh chấp Biển Đông: Ghi nhận từ Một Sử gia

·         Dr. Gerard Sasges, Viện Nghiên cứ Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Singapore

Quá khứ và Hiện tại của Khoa học Biển ở Biển Đông

·         Dr. François-Xavier Bonnet, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại, Pháp

Địa Chính trị ở Trường Sa: Các Tuyến đường Biển Bí mật và Tàu ngầm

·         Mr. Bill Hayton, Viện Chatham House (Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế), Anh

Từ Hoàng Sa tới Trường Sa: Sự Mở rộng Yêu sách Biển Đông của Trug Quốc trong giai đoạn 1933-1946

10:20-10:25 AM

Chụp ảnh Lưu niệm

10:25-10:50 AM

Nghỉ giải lao

10:50-12:20 PM

PHIÊN 2: Căng thẳng Biển Đông sẽ Đi Đến đâu?

Chủ tọa: GS. Stein Tønnesson, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, Oslo, Na-uy

 

Năm 2016 chứng kiến một số thay đổi quan trọng đối với nguyên trạng tại khu vực Biển Đông cả về khía cạnh chiến lược và pháp lý. Phiên 2 tập trung đánh giá về tuyên bố và hành động của các bên tranh chấp và các bên liên quan khác. Từ đó, các diễn giả xác định sự tiếp nối cũng như những thay đổi trong chính sách của quốc gia và bản chất của quan hệ quốc tế đã định hình trạng thái hiện tại cũng như sẽ tác động diễn biến trong tương lai. Trên cơ sở đánh giá về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các diễn giả sẽ dự đoán xu thế vận động của tình hình Biển Đông trong năm 2017 và xa hơn nữa.

·         TS. Đằng Kiến Quần (Teng Jianqun), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ và Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS)

Bài toán Biển Đông và Trật tự Châu Á-Thái Bình Dương

·         Dr. Gregory Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á và chuyên gia Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)

Căng thẳng Biển Đông đã Bước sang Giai đoạn Mới

·         Ông Evan Laksmana, Nghiên cứu viên, Phòng Nghiên cứu Chính trị và Quan hệ quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Indonesia

Môi trường An ninh Khu vực ở Biển Đông: Quan điểm từ Một bên Không Tranh chấp

·         Ông Richard Javad Heydarian, Trợ lý Giáo sư, Đại học De La Salle University, Philippines

Chính sách Đối ngoại của Philippines dưới Thời Duterte: Một Cách Tiếp cận mới trong Tranh chấp Biển Đông

·         TS. Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, TP. Hồ Chí Minh

Hậu Phán quyết Biển Đông và Chính trị “Cạnh tranh Cùng Phát triển”

12:20-13:20 PM

Ăn trưa

Địa điểm: Quán Cafe Cookbook, Tầng 1

13:20-15:00 PM

PHIÊN 3:  Luật pháp Quốc tế và Biển Đông

Chủ tọa: GS. Helmut Tuerk, Đại sứ, Chủ tịch Ủy ban Xét duyệt của Cơ quan Quản lý Đáy đại dương, nguyên Thẩm phán và Phó Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật biển

 

Phiên 3 đánh giá tác dụng của luật pháp quốc tế trong việc quản lý và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh hậu phán quyết của vụ kiện giữa Philippines-Trung Quốc tại Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Phán quyết đã làm hầu hết các nhà quan sát quốc tế ngạc nhiên và đã thay đổi hiện trạng pháp lý ở Biển Đông. Phán quyết sẽ tác động đến tình hình Biển Đông sắp tới ra sao? Các đánh giá của Tòa về bằng chứng, lập luận và kết luận vụ kiện Philippines-Trung Quốc ảnh hưởng đến yêu sách của các bên trực tiếp liên quan cũng như bên yêu sách khác như nào? Phán quyết của Tòa có giúp làm sáng tỏ tình hình, định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và tạo ra một cơ hội cho hợp tác hay không, và nếu có, thì bằng những cách nào? Ngoài ra, liệu phán quyết có tiếp tục tạo ra các vùng tối về pháp lý mà có thể làm tranh chấp căng thẳng hơn?

Diễn giả:

·         PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao

Phán quyết của Tòa Trọng tài và Tác động Pháp lý đối với Yêu sách của các Bên tại Biển Đông

·         GS. Yann Huei Song, Viện Nghiên cứu Âu – Mỹ, Học viện Khoa học, Đài Loan

Phán quyết của Tòa trọng tài and Hệ lụy đối với Hoạt động của các Bên tại Biển Đông

·         GS. Stein Tønnesson, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, Oslo (PRIO), Na-uy

Phán quyết của Tòa sẽ Thúc đẩy hay Xói mòn Triển vọng Giải quyết Tranh chấp?

·         GS. Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Luật và Chính sách biển, Trung tâm Luật pháp quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

Thực trạng Mới và Triển vọng về Hợp tác Biển ở Biển Đông

15:00-15:30 PM

Nghỉ Giải lao

15:30-17:15 AM

PHIÊN 4: Kinh tế Chính trị của Biển Đông: Vấn đề và Triển vọng

Chủ tọa: Ông Abhijit Singh, Nghiên cứu viên cao cấp và Giám đốc của Sáng kiến An ninh Biển thuốc Quỹ Nghiên cứu cho Quan sát viên (ORF) tại New Delhi, Ấn Độ

 

Phiên 4 tập trung thảo luận về các vấn đề kinh tế và môi trường trọng yếu ở Biển Đông. Một loạt các yếu tố tác động đến nền kinh tế chính trị của Biển Đông, bao gồm sự giảm giá của năng lượng, sự cạn kiệt nguồn cá, và suy thoái môi trường nghiêm trọng do các hoạt động của con người. Những vấn đề này cần được xem xét trong mối liên hệ với kế hoạch phát triển của các nước trong khu vực và chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của các quốc gia, đặc biệt sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Phiên này cũng đánh giá tác động của nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng, tiếp cận các nguồn tài nguyên biển, và nghĩa vụ pháp lý về hợp tác bảo vệ môi trường đối với quá trình giải quyết và quản lý các tranh chấp hiện có.

Diễn giả:

·         TS. Đằng Kiến Quần (Teng Jianqun), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ và Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS)

Các Sáng kiến Hợp tác Kinh tế: Tác động đối với Tranh chấp Biển Đông

·         TS. Frank Umbach, Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm An ninh Tài nguyên và Năng lượng Châu Âu (EUCERS), Đại học King, London, Anh

Dầu mỏ và Khí đốt: Giá Năng lượng, Địa chính trị và Tác động đối với việc Tranh giành tài nguyên và các tuyến hàng hải (SLOCs)”

·         TS. Sébastien Colin, Nghiên cứu viên, Phó Tổng Biên tập, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại của Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc

Nghề cá ở Biển Đông: Khởi nguồn Hợp tác giữa Trung Quốc và Đông Nam Á?

·         PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Giáo sư Khoa học và Quản trị Hải dương

Vấn đề Môi trường: Nghĩa vụ pháp lý và Động lực Hợp tác

Kết thúc Ngày thứ nhất

 

Ngày thứ 2

Thứ ba - ngày 15/11/2016

8:30-10:15 AM

PHIÊN 5: An ninh, Chính trị và Ngoại giao

Chủ tọa: TS. Ulises Granados, Điều phối Chương trình Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Công nghệ Mexico

 

Do Biển Đông đã trở thành địa bàn trọng điểm cho các cường quốc cạnh tranh quyền lực, việc nghiên cứu chính sách chiến lược của các cường quốc có liên quan và quan hệ giữa họ là đặc biệt quan trọng. Phiên 5 tìm hiểu các nhân tố định hình chiến lược biển của các cường quốc và nhận thức của họ đối với chiến lược của nhau. Mục tiêu của các cường quốc này là gì, để bảo đảm an ninh hay gia tăng sức mạnh? Liệu các nước có nhận thức sai lệch về ý đồ của nhau hay rơi vào tình thế lưỡng nan về mặt an ninh? Trước khả năng căng thẳng sẽ tiếp tục gia tăng ở Biển Đông, cần phải nghiên cứu sâu hơn về cách thức ASEAN đã xử lý các vấn đề biển và tác động trở lại của nền chính trị Biển Đông đến vai trò của ASEAN trong chính trị quốc tế ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Diễn giả:

·         Ông Abhijit Singh, Nghiên cứu viên cao cấp và Giám đốc của Sáng kiến An ninh Biển thuốc Quỹ Nghiên cứu cho Quan sát viên (ORF) tại New Delhi, Ấn Độ

Ấn Độ và Biển Đông: Chiến lược Biển của Cường quốc Bậc trung

·         GS. Thời Ân Hoành (Shi Yinhong), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân Dân Trung Quốc

Quân sự Chiến lược” kết hợp “Kinh tế Chiến lược”: Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Mỹ và các đối tác của Mỹ

·         RADM Michael McDevitt, Nghiên cứu viên cấp cao, Chương trình Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Phân tích Hải quân, Mỹ

Hồi kết cho Chiến lược Tái Cân bằng của Mỹ: Vấn đề Biển Đông và Châu Á- Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ Thổng thống Mỹ mới

·         TS. Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao

Biển Đông và sự Thống nhất trong Đa dạng của ASEAN: Vai trò, Kỳ vọng và Sự Thích ứng”

10:15-10:45 PM

Nghỉ Giải lao

10:45-12:15 PM

PHIÊN 6: Tương tác và Phối hợp trên Biển

Chủ tọa: RADM Michael McDevitt, Nghiên cứu viên cấp cao, Chương trình Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Phân tích Hải quân, Mỹ

 

Phiên 6 tập trung đánh giá sự tương tác và phối hợp giữa các lực lượng khác nhau hoạt động ở Biển Đông, bao gồm hải quân, không quân và các lực lượng thực thi pháp luật của các quốc gia yêu sách và các quốc gia sử dụng biển. Diễn giả sẽ thảo luận các vấn đề pháp luật và thực tiễn liên quan, cụ thể là Bộ Quy tắc Tham chiến (ROE), cũng như cách thức để tránh xung đột, quản lý các sự cố và thúc đẩy chia sẻ thông tin và hợp tác trong việc đối phó với các mối đe dọa trên biển. Các diễn giả cũng xem xét những ý tưởng và đề xuất về biện pháp thiết thực cho các bên liên quan tránh va chạm và kiểm soát các sự cố có thể xảy ra giữa các tàu và máy bay trên biển.

Diễn giả:

·         Azhari bin Abdul Aziz, Nguyên Đô đốc Hải quân Malaysia, Cố vấn An ninh Chính trị tại Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế Geneva(ICRC)

Quản lý Tranh chấp Biển Đông: Các Cơ chế INSEA, COLREG và CUES Liệu có Hiệu quả?

·         Phó Đô đốc Hideaki Kaneda, Nguyên Phó Đô đốc của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Giám đốc Viện Okazaki, Tokyo, Nhật Bản

Quản lý các Sự cố trên Biển

·         Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân

Thực tiến Hợp tác trong Giải quyết các Vấn đề An ninh Biển Đông

12:15-13:15 PM

Ăn trưa

13:20-15:10 PM

 

PHIÊN 7: Cơ chế Quản lý Căng thẳng ở Biển Đông

Chủ tọa: GS. Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Luật và Chính sách biển, Trung tâm Luật pháp quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

 

Hiện nay đã có một số cơ chế tại chỗ để quản lý những căng thẳng trên Biển Đông. Mặc dù phần nào giúp ngăn chặn căng thẳng leo thang thành xung đột, hầu hết các các chế này có chức năng chồng chéo. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn tồn tại những khoảng trống pháp lý, và rằng một số thể chế toàn cầu và khu vực vẫn chưa phát huy hết tác dụng. Đồng thời, chưa có tổng hợp, đánh giá đầy đủ về các thông lệ quốc tế áp dụng đối với vùng biển nửa kín và khả năng áp dụng đối với Biển Đông. Phiên 7 tập trung đánh giá hiện trạng, hiệu lực của các cơ chế an ninh khu vực trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Các học giả không chỉ cố gắng xác định những thách thức và những khoảng trống mà còn thảo luận các phương cách tốt nhất để sử dụng các thể chế khu vực và toàn cầu hiện có cho việc quản lý vùng biển nửa kín này. Đồng thời, các học giả cũng bàn luận về những cách thức, phương tiện mới có tính khả thi hơn để giảm căng thẳng và kiếm soát hiệu ứng lan tỏa sang các lĩnh vực khác.

Diễn giả:

·         GS. Helmut Tuerk, Đại sứ, Chủ tịch Ủy ban Xét duyệt của Cơ quan Quản lý Đáy đại dương, nguyên Thẩm phán và Phó Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật biển

Các Tổ chức Toàn cầu và Vai trò: Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Cơ quan Quản lý Đáy đại dương (ISA), Ủy ban Ranh giới Thềm lục đại (CLCS)”

·         GS. Seokwoo Lee, Giáo sư Luật Quốc tế, Đại học luật Inha và Giám đốc Trung tâm Luật biển Quốc tế  Inha

Phiên tòa Biển Đông và Các Tranh chấp Biển và Lãnh thổ ở Đông Á: Khả năng Áp dụng đối với Dokdo

·         Bà. Elina Noor, Giám đốc Nghiên cứu An ninh và Chính sách đối ngoại, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS), Malaysia

Quản lý Tác động của Tranh chấp Biển Đông: An ninh Mạng là Cơ hội Mới để Cạnh tranh hay Hợp tác

·         TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông

Các Cấu trúc An ninh và Hợp tác Khu vực để Xử lý Vấn đề Biển Đông: Xung đột, Sự Chồng chéo và Khả năng Thiết lập Cơ chế mới

15:10-15:30 PM

Nghỉ Giải lao

15:30-16:00 PM

Phiên đặc biệt 1: Thúc đẩy Hợp tác ở Biển Đông (Phiên dành cho các đại diện của Nhóm Lãnh đạo trẻ trình bày quan điểm về cách thức thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông)

Chủ tọa: Ngài Lê Công Phụng, Phó Chủ tịch, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông

 

Từ năm 2015, Hội thảo Biển Đông  thường niên khởi động Chương trình Lãnh đảo trẻ thu hút nhiều học giả trẻ, nghiên cứu sinh Tiến sĩ từ nhiều đất nước đến và thảo luận cách thức để thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. Chương trình Lãnh đạo trẻ có hai mục tiêu chính: (i) tập hợp quan điểm của các học giả trẻ về cách thức quản lý tranh chấp ở Biển Đông; (ii) thu hút và xây dựng đam mê nghiên cứu của thế hệ học giả mới về tranh chấp tại Biển Đông.

Đại diện Nhóm Lãnh đạo trẻ cũng sẽ trình bày thảo luận và quan điểm của nhóm về cách thức quản lý tranh chấp và thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông.

16:00-17:00 PM

Phiên 2 Đặc biệt: Thảo luận Tự do

Chủ tọa:  Ngài Lê Công Phụng, Phó Chủ tịch, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông

17:00-17:30 PM

Phát biểu Bế mạc

18:30-21:00 PM

Tiệc chia tay,

Chủ trì: Ngài Lê Công Phụng, Phó Chủ tịch, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông

Địa điểm: Nhà hàng Champa island Nha trang Resort hotel & Spa

Số 304, Đường 2/4, Khu Vĩnh Phước, Nha Trang

(Xin lưu ý có mặt tại sảnh khách sạn vào lúc 18:30 PM )

 

 

NGÀY 3 (Tùy chọn)

Thứ 4 ngày 16/11/2016

8:00-11:00 AM

Thăm Cảng Quốc tế Cam Ranh