Trong lúc căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, một số nước láng giềng kiên quyết giải quyết tranh chấp đơn giản thông qua khuôn khổ Công ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), mà phớt lờ lịch sử và vi phạm luật đương đại, học thuyết về luật quốc tế.

Ngay từ năm 1843, cựu Ngoại trưởng Mỹ Abel P. Upshur đã viết trong một bức thư chính thức: “Quyền của người dân đối với đất đai được phát hiện từ thế kỷ 16 được quyết định dựa trên luật quốc tế được hiểu tại thời điểm đó và không dựa trên các quan điểm được phát triển hoặc cải tiến sau 300 năm kể từ thời điểm phát hiện”.

Ông Robert Y. Jennings, học giả luật quốc tế của Anh và là Cựu Chủ tịch Tòa án Công lý Quốc tế đã phát biểu: “Thực tế quyền chủ quyền phải được đánh giá dựa trên cơ sở luật đương đại phù hợp với thực tế đó, chứ không phải dựa trên luật được áp dụng tại thời điểm khi tranh chấp giữa các bên có liên quan xuất hiện hoặc chưa được giải quyết”.

Khi nói về việc người Trung Quốc phát hiện ra các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chuyên gia Hàn Quốc về luật biển, Choon-Ho Park, đã tỏ nghi ngờ rằng liệu luật quốc tế hiện đại có được áp dụng đầy đủ vào những thực tế hiện sử của thời kỳ cận đại khi nói rằng việc phát hiện và sử dụng những đảo này phải phù hợp với bối cảnh của thời kỳ phát hiện thay vì thông dịch theo luật hiện đại.

Theo Luật Quốc tế của L.F.L. Oppenheim: Luận thuyết đã nói rằng: “Trong các giai đoạn trước đây, hai điều kiện của sở hữu và quản lý mà tạo nên sự chiếm hữu hiệu quả không được coi là cần thiết để có được lãnh thổ thông qua xâm chiếm”. Theo quan điểm của Oppenheim, trong thời kỳ phát hiện, một số hoạt động mang tính biểu tượng hơn là “chiếm đóng hiệu quả” là đủ để chứng minh việc sở hữu lãnh thổ theo quan điểm của luật đương đại phù hợp với điều đó. Không phải thế kỷ thứ 18, luật quốc tế mới quy định cụ thể về chiếm đóng hiệu quả mà phải đến tận thế kỷ thứ 19, các nước mới tuân thủ những quy định này trên thực tế.

Xét trên quan điểm đó, luật đương đại có thể đóng vai trò chính trong giải quyết các tranh chấp lãnh thổ lịch sử. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thể được minh chứng trên hai khía cạnh.

(1) Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo Trường Sa có thể dựa trên nhiều bằng chứng từ các thế kỷ trước khi có rất ít các điều kiện để thiết lập quyền sở hữu. Chỉ khi nhà địa lý người Mỹ Daniel J. Dzurek viết: bởi các đảo và bãi đá ở Trường Sa là rất nhỏ và có ít lợi ích kinh tế cho tới khi thực hiện quyền tài phán mở rộng theo luật quốc tế mới, các bên tuyên bố chủ quyền có ít nỗ lực để bảo đảm quyền sở hữu rõ ràng thông qua biện pháp chiếm đóng.

(2) Đầu thế kỷ 20, Trung Quốc chiếm đóng chủ yếu tại các đảo chính thuộc hai quần đảo này chẳng hạn như Đảo Vĩnh Hưng và Đảo Thái Bình bởi theo tinh thần luật biển tại thời điểm đó, một nước không cần phải chiếm tất cả các đảo, bãi đá và bãi ngầm để tuyên bố chủ quyền đối với một quần đảo đặc biệt là khi các phần đảo nhỏ còn lại ở xa và khó thể tới.

Trung Quốc đã không thường xuyên lặp lại tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này trước Chiến tranh Thế giới thứ II bởi Trung Quốc nhận thấy không cần phải thường xuyên tuyên bố chủ quyền khi mà không có sự yêu cầu chủ quyền mạnh mẽ từ các nước khác đối với các hòn đảo này. Nguyên tắc này đã được chấp nhận phổ biến trong giải quyết các tranh chấp lãnh thổ gồm cả vụ Đảo Palmas năm 1928, Vụ phân xử đảo Clipperton năm 1931 và quy chế pháp lý của khu phía đông đảo Greenland 1933.

Mặc dù hiện nay UNCLOS là luật quốc tế điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến biển nhưng luật này không thể phủ nhận chủ quyền lịch sử của TQ đối với các đảo Trường Sa. Biên giới trên biển truyền thống của TQ đã được định hình từ năm 1947, 47 năm trước khi UNCLOS chính thức có hiệu lực vào năm 1994, khi các khái niệm như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chưa từng được biết đến. Như chuyên gia luật quốc tế tại Trường Đại học Quốc gia Chengchi tại Đài Loan, Chao Kuo-tsai, cho biết quyền của bên có lợi ích bị hạn chế bởi luật phù hợp với thời đại của quyền đó và không thể bị rút lại bởi luật hiện hành sau đó.

Hơn nữa, theo UNCLOS, một quốc gia ven biển có một số quyền nhất định về vùng đặc quyền kinh tế nhưng những quyền này chỉ hạn chế đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nước đó không thể có chủ quyền đối với các đảo tại khu vực. Do vậy, các nước xung quanh Biển Đông không thể sử dụng vùng đặc quyền kinh tế như một cái cớ để xâm chiếm bằng vũ lực các đảo Trường Sa của Trung Quốc thậm chí thông qua một số trong số những đảo mà dưới 200 hải lý tính từ đường biển cơ sở từ các nước này.

Sau khi UNCLOS có hiệu lực, một số nước xung quanh Biển Đông đang sử dụng những điều có lợi cho họ để tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với một số đảo và làm gia tăng tranh chấp. Những tranh chấp đang ngày càng gia tăng đặt nghi vấn cho việc thực hiện UNCLOS.

Chính cựu chuyên gia pháp lý Kriangsak Kittichaisaree, thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan từng nói: Công ước luật biển Quốc tế năm 1982 hiếm khi đặt ra được mục tiêu cần phải đạt được và không đưa ra được biện pháp triển khai để đạt được mục tiêu đó. Chính bản thân công ước này đã hạn chế việc đặt ra tiêu chuẩn hoặc để cho các quốc gia tự giải quyết hoặc đưa ra các Tòa để đặt ra tiêu chí đối với tình huống cụ thể.

Bằng việc lợi dụng những khiếm khuyết của UNCLOS, các nước xung quanh Biển Đông đã xâm chiếm các đảo Trường Sa, cản trở Trung Quốc khai thác dầu ngoài khơi và xua đuổi thậm chí làm chìm các tàu đánh cá Trung Quốc. Để đương đầu với những thách thức đó, Trung Quốc cần xem xét tình hình hiện nay trước khi thực hiện UNCLOS, và tuyên bố rõ quyền của Trung Quốc đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vì đây là quyền cơ bản của quốc gia có chủ quyền và là cách thức đúng để bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc./.

Thảo Nguyên (gt)