Mượn vấn đề Biển Đông để thử nghiệm chiến lược “phòng thủ từ xa” (Offshore balancing)

Chiến lược mới châu Á - TBD của Mỹ tuy coi TQ làm “nước thù địch” một cách rõ ràng, nhưng TQ lại là mấu chốt có thành công hay không của chiến lược CÁ - TBD của Mỹ, do vậy Mỹ không thể không tính toán, điều chỉnh chiến lược CÁ - TBD của mình nhằm bao vây TQ. Điều này có một logic luận ba đoạn đơn giản: Nếu Mỹ tiếp tục “lãnh đạo” thế giới, đầu tiên cần “lãnh đạo” CÁ - TBD; để “lãnh đạo” CÁ - TBD, không thể không nhằm vào TQ; mà muốn “nhằm vào” TQ, đầu tiên không thể không lựa chọn chiến lược “phòng thủ từ xa”. Chính vấn đề Biển Đông đã tạo ra một vũ đài và cơ hội tuyệt diệu để Mỹ thực hiện “phòng thủ từ xa”, kiềm chế TQ, thực hiện chiến lược CÁ - TBD của mình.

Mỹ không cam lòng thấy TQ tự do tăng trưởng và tự do mở rộng ảnh hưởng của mình về chính trị, kinh tế tại CÁ - TBD mà không bị kiềm chế. Ngoài thứ mà Mỹ có thể làm là tăng cường lực lượng quân sự “làm an tâm lòng người” ra, Mỹ còn khởi động chiến lược “phòng thủ từ xa”, lợi dụng các nước nhỏ ở CÁ - TBD để trói buộc TQ, mà cách làm này tuy không nhất định có hiệu quả thần kỳ, nhưng lại đạt được hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng nhận thấy ngay lập tức.

Do vậy, tháng 7/2010, trong khi tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa TQ với VN và PLP nổi lên, Mỹ ngay lập tức can dự. NT Mỹ Clinton tuyên bố vấn đề Biển Đông liên quan đến “lợi ích quốc gia của Mỹ”; sau cuộc gặp giữa Obama với lãnh đạo các nước ASEAN, Obama tuyên bố nhấn mạnh tính quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông, kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Mỹ còn đưa tàu sân bay đến tuần tra tại Biển Đông, nhằm cổ vũ cho các nước liên quan.

Năm 2010, sau khi vấn đề Biển Đông nóng lên, Mỹ càng không tiếc công sức. Đại sứ Mỹ tại PLP đã bày tỏ với TTh PLP rằng Mỹ sẽ “cùng làm việc” với PLP trong vấn đề Biển Đông và Trường Sa, thậm chí bày tỏ Mỹ mong muốn giúp đỡ một số nước liên quan xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

Chính vì có cái bóng ma Mỹ, các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông mới ít nhiều hơi “trắng trợn”. Ví dụ như VN dùng vũ lực truy đuổi tàu cá TQ, tiến hành diễn tập bắn đạn thật tại vùng nước Biển Đông và lần đầu tiên trong 32 năm qua ban bố lệnh động viên quân sự; PLP huy động quân sự để dỡ bỏ một số bia chủ quyền mà TQ xây dựng trên một số đảo, có kế hoạch đổi tên Biển Đông thành “biển Tây PLP”.

Tình hình Biển Đông thay đổi theo sự thay đổi của quan hệ Trung - Mỹ

Như trình bày ở trên, chiến lược mới CÁ - TBD của Mỹ, vấn đề Biển Đông và sự trỗi dậy của TQ tại CÁ - TBD tồn tại mối liên hệ nội tại không thể giải thích. Chiến lược CÁ - TBD của Mỹ và vấn đề Biển Đông sẽ diễn biến như thế nào, ở một mức độ lớn, nó phụ thuộc vào quan hệ Trung - Mỹ thay đổi ra sao.

Tính chất của quan hệ Trung - Mỹ ở một mức độ lớn đang quyết định sự thay đổi tính chất của chiến lược CÁ - TBD của Mỹ và tính chất của vấn đề Biển Đông. Nếu Trung - Mỹ là đối địch, trở thành nước thù địch, chiến lược châu Á - TBD của Mỹ sẽ chuyển quỹ đạo theo hướng kiềm chế toàn diện TQ, thậm chí chuẩn bị chiến tranh toàn diện đối với TQ, tính chất của việc Mỹ bố trí quân sự tại châu Á - TBD, cùng quan hệ của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và quan hệ với các nước đồng minh CÁ - TBD khác và thái độ của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông cũng sẽ chuyển biến theo hướng coi TQ là thù địch, CÁ - TBD và quan hệ Trung - Mỹ sẽ có “chiến tranh Lạnh” mới. Ngược lại, nếu quan hệ Trung - Mỹ có thể duy trì tính chất “vừa hợp tác vừa cạnh tranh” như hiện nay, thì chiến lược CÁ - TBD của Mỹ sẽ diễn biến theo quỹ đạo hiện có. Vấn đề Biển Đông sẽ vẫn lúc căng thẳng lúc hòa dịu, trong phạm vi có thể kiểm soát.

Hướng thay đổi của chiến lược châu Á - TBD của Mỹ và lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, nhất là định vị đối với TQ và sự thay đổi của quan hệ Trung - Mỹ, sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với các nước có tranh chấp như VN và PLP cũng như cục diện Biển Đông. Nếu Mỹ muốn chơi con bài “phòng thủ từ xa”, kiềm chế TQ một chút, có một số động thái nhỏ trong vấn đề Biển Đông, ví dụ như tuyên bố Mỹ “không thể không quan tâm”, chủ trương “không dùng vũ lực giải quyết”, “giải quyết đa phương”, một số nước tranh chấp Biển Đông có thể nghe ngóng hành động. Ngược lại, nếu Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác với TQ, một số nước có tranh chấp với TQ có thể sẽ an phận hơn.

Từ tháng 7 đến nay, tranh chấp Biển Đông có xu hướng ổn định. Trung - Việt gần đây tổ chức tuần tra chung trên biển, Ngoại trưởng và TTh PLP sắp thăm TQ. Kiểu yên ả sau tranh chấp này đương nhiên có logic nội tại của nó, là kết quả của việc TQ hiệp thương hòa bình với các bên đương sự, song cũng liên quan đến giai đoạn Mỹ “tìm kiếm ổn định” tại châu Á - TBD.

Phó viện trưởng Viện quan hệ quốc tế ĐH Nhân dân TQ Kim Xán Vinh ngày 21/7 bày tỏ, thực hiện được DOC đạt được 9 năm trước, không nghi ngờ gì, đó là một tiến bộ tích cực, sẽ khiến cho khủng hoảng Biển Đông có được sự kiềm chế nhất định. Theo kế hoạch thực hiện, TQ sẽ tổ chức hội nghị tự do hàng hải liên quan đến Biển Đông, đến khi đó, một số người thường lấy đó làm cớ để chỉ trích TQ sẽ không có gì để nói. Nhưng bất đồng giữa TQ với các bên tranh chấp vẫn tồn tại, tranh chấp Biển Đông phức tạp như vậy, không chỉ một nhận thức chung là có thể giải quyết ổn thỏa. Các nước có tranh chấp đều không nhượng bộ, trong khi Mỹ luôn muốn mượn nó để chủ đạo những nhân tố bên ngoài của khu vực ĐNÁ, điều này càng không thể xem nhẹ.

Đối với TQ, kéo dài thời gian là một trong những sự lựa chọn. TQ cần thời gian nhiều hơn nữa để tập hợp lực lượng, “đuổi” thế lực bên ngoài khu vực như Mỹ, có như vậy, giải quyết tranh chấp Biển Đông cuối cùng mới có thể thực hiện./.

Hoàng Lâm (gt)