Một số nhà sử gia quân sự đã cho rằng việc giành thắng lợi trong cuộc chiến chống Nhật thành chữ "nhẫn nhịn”, tuy đơn giản nhưng rất đúng "Náu mình chờ thời” cũng chính là "nhẫn nhìn”, trong bối cảnh cục diện châu Á phức tạp hiện nay, TQ vẫn cần phải có sự chuẩn bi về tư tưởng "nhẫn nhịn".

Những bàn tán về chủ nghĩa hiện thực kiểu Mỹ ngày càng nhiều, cho rằng lịch sử đã chứng minh không có sự trỗi dậy của bất kỳ một đất nước hay một nền văn minh nào mà không coi việc giành ưu thế về quân sự là điều kiện tiên quyết; hiện nay TQ đã lớn mạnh, nhưng cấu trúc chính trị châu Á vẫn chưa cho thấy sự thay đổi trong so sánh lực lượng; chính sách ngoại giao của TQ quá mềm mỏng, cần theo đuổi những lợi ích thuộc về mình theo nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực. Tóm lại là không thề tiếp tục "nhẫn nhịn” được nữa. Tâm lý đó bắt đầu lan rộng từ nửa cuối năm 2009, tâm lý nông nỗi đó đã dẫn đến khuynh hướng xã hội hóa và kết quả là Mỹ đã lợi dựng để đưa toàn bộ môi trường an ninh châu A đi theo hướng bất lơi cho TQ.

Là một dân tộc theo đuổi sự phục hưng, mặc dù việc "nhẫn nhịn” của Trung Quốc không phải là loại hình "chủ nghĩa” gì nhưng ích lợi mang lại thì rõ rệt. Sau Chiến tranh lạnh, đối thủ hợp lý nhất của Mỹ là TQ nhưng TQ không trở thành kẻ địch mới của Mỹ. TQ không đối kháng quân sự với Mỹ, không điều chỉnh quan hệ với các nước xung quanh bằng biện pháp quân sự, Trung Quốc đã giành được môi trường phát triển hiếm có trong hơn 30 năm cho việc phát triển quốc gia. Lợi ích chiến lược mà TQ đạt được trong quá trình ngấm ngầm “nhẫn nhịn” là rất lớn.

Cùng với việc Mỹ tập trung vào khu vực châu Á TBD, có nước có ý đồ lợi dụng cục diện này để thu được nhiều lợi ích hơn, có nước lớn muốn TQ chủ động cuốn vào xung đột để làm chậm lại tiến trình trỗi dậy của TQ. Tình hình an ninh Đông Á rất có khả năng xây ra biến động khó lường, bất luận là chiến tranh giữa TQ và nước nào đó ở Biển Đông hay Mỹ cuốn vào biến động ở Biển Đông  thì Trung Quốc cũng đều không phải là bên được lợi nhiều nhất. Có ý kiến cho rằng bản chất của thế giới là một võ đài quyền anh, vấn đề lãnh thồ cần đánh thì cứ đánh. Nhưng chiến tranh là nghệ thuật tàn khốc của cuộc đấu đá lợi ích, nếu như kết quả của chiến tranh không phải là một bên được lợi lớn nhất thì chiến tranh không phải là lựa chọn tối ưu. Mấy chục năm trở lại đây, TQ không hề sợ chiến tranh nhưng lại tối kỵ việc tiến hành chiến tranh, càng không thể tiến hành chiến tranh một cách cẩu thả khi vẫn còn các biện pháp khác để giải quyết.

Hiện nay, Mỹ có khả năng tổ chức hợp lại các quốc gia xung quanh TQ về quân sự và Mỹ đang có ý định đó. Bất kỳ phản ứng quá khích nào của TQ đều bị Mỹ cố tình phóng đại. Khi mà các lực lượng yếu thế không thể đạt được mục đích của mình trong một thời gian ngắn thì việc chờ đợi, thúc tiến địa chính trị có thay đổi có lợi cho mình không phải là yếu mềm mà là khôn ngoan. Do vậy, nếu như không phải toàn bộ nỗ lực ngoại giao đều thất bại thì TQ sẽ không can dự vào tranh chấp quốc tế bằng biện pháp quân sự.

TQ đã không còn ở vào thời đóng cửa tự mình phát triển nữa, trong phản ứng đối với những vấn đề xung quanh cần tính toán đến sự kiềm chế trong bối cảnh chiến lược rộng lớn. Việc đi theo trí tuệ văn hóa truyền thống của mình sẽ có lợi hơn nhiều so với việc tuân theo các quy tắc chính tri bên ngoài. Tại Biển Đông, thời gian đứng về phía TQ, biện pháp giải quyết vấn đề nhiều hơn nhiều so với thời đại có nhiều cường quốc truyền thống. Một số nước leo càng cao càng cần phải vận dụng trí tuệ chiến lược của TQ, tìm kiếm biện pháp phi chiến tranh để giải quyết khó khăn.

Theo Global Times

Quốc Trung, cộng tác viên tại Bắc Kinh (gt)