Thực tế, Trung Quốc rất mặc cảm, tự ty với phạm địa lý của họ. Lãnh thổ của Trung Quốc bị vây quanh bởi Mông Cổ ở phía Bắc nên khó có thể đi tới vùng Siberia, phía Nam bị ngăn cách bởi dãy Himalayas; Trung Quốc cũng có đường biên giới chung với Myanmar và Việt Nam với núi non hiểm trờ và rừng nhiệt đới. Do đó, với Trung Quốc Biển Đông là con đường duy nhất thông qua đó họ có thể tăng cường sức mạnh hải quân. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc có thể xâm phạm chủ quyền của các quốc gia láng giềng. Trung Quốc hiểu khá rõ rằng, họ không bao giờ vượt qua Mỹ nếu họ không có một lực lượng hải quân mạnh. Mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc sẽ là bãi đá ngầm Ieodo. Một số người có thể nghi ngờ bãi đá ngầm Ieodo là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc cả về phương diện địa lý và pháp lý, nhưng khi nhìn vào bản đồ cho thấy, bãi đá ngầm Ieodo nằm gần lãnh thổ Hàn Quốc nhất, nó nằm trong phạm vi khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển của Hàn Quốc. Các chuyên gia quốc tế cho rằng, về phương diện pháp lý, bãi đá ngầm không phải là một hòn đảo, do đó không có quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền. Lập luận này đã bỏ qua một nhân tố cơ bản đó là Hàn Quốc đã xây dựng và vận hành một cơ sở giám sát tại bãi Ieodo từ năm 2003. Tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm Ieodo của Trung Quốc xem ra là một tuyên bố chống rỗng, không có cơ sở khi nói rằng, bãi đá Ieodo là sự kéo dài tự nhiên thềm lục địa của Trung Quốc với các trầm tích và phù xa từ các con sông của họ. Trung Quốc cũng biết rằng, Hàn Quốc có thể sẽ giành phần thắng khi đưa vấn đề tranh chấp này ra toà quốc tế giải quyết. Ông Liu Cigui, Cục trưởng cục quản lý Biển của Trung Quốc cần rút lại tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm Ieodo.

Tháng 7/2011, Trung Quốc đã cử 3 tàu tới bãi đá Ieodo nhằm phản đối hoạt động trục vớt một tàu của Hàn Quốc bị chìm. Tháng 12/2011 Trung Quốc thông báo sẽ triển khai một tàu tới khu vực để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của họ. Trung Quốc đã có tranh chấp với các quốc gia láng giềng của họ như Nhật Bản, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á về biên giới trên biển. Bãi đá ngầm Ieodo có thể bùng phát trở thành một điểm nóng trong xung đột hải quân mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Hàn Quốc xây dựng cơ sở hải quân trên đảo Jeju có thể đã kích động Trung Quốc. Có thể Trung Quốc muốn bãi đá ngầm Ieodo trở thành vùng lãnh thổ tranh chấp để giành lợi thế trong đàm phán với Hàn Quốc. Cố gắng biến bãi đá Ieodo thành khu vực tranh chấp lãnh thổ là một chiến thuật nhàm chán. Trung Quốc dường như đang bắt trước những nỗ lực thâm hiểm của Nhật Bản trong vấn đề đảo Dokdo. Hàn Quốc sẽ không bao giờ trở thành con mồi đối với các âm mưu như vậy. Trung Quốc cần tôn trọng các luật lệ quốc tế và không nên cố gắng thuyết phục Hàn Quốc trong quan hệ song phương dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự của họ. Hàn Quốc có thể liên minh với các quốc gia Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam trong đối phó với hành vi ứng xử kiểu cao bồi trên biển của Trung Quốc. Chính phủ Hàn Quốc sẽ phát động một chiến dịch nhằm làm cho người nước ngoài hiểu rõ sự thực. Rất nhiều các ấn phẩm quốc tế bao gồm Wikipedia đã mô tả và vẽ bãi đá ngầm Ieodo là khu vực tranh chấp chủ quyền. Rất nhiều người Hàn Quốc biết rất ít về tầm quan trọng chiến lược biển của bãi đá Ieodo mặc dù họ biết khá rõ về đảo Dokdo.

 Theo Korea Times (ngày 12/3)

Hương Trà (gt)