Theo mạng trên, bài phát biểu của Tướng Trần Bính Đức tại trường Đại học Quốc phòng Mỹ ngày 18/5 đã khiến dư luận quốc tế giật mình. Trả lời câu hỏi của phóng viên Mỹ về việc có phải Trung Quốc cho bay thử máy bay chiến đấu J-20 trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates là một khiêu khích nhằm vào Mỹ hay không, câu đầu tiên của ông Trần Bính Đức là phủ nhận, câu tiếp theo ông đặt câu hỏi lại rằng “tại sao việc Trung Quốc sản xuất một vũ khí mới lại tạo ra mối đe dọa và khiêu khích nước Mỹ? Lẽ nào chỉ các anh được phép làm, Trung Quốc không được làm? Nước Mỹ đã làm ra nhiều vũ khí mới như vậy là nhằm vào ai vậy?”. 

Trong vấn đề Đài Loan, vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung-Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng PLA đã nói thẳng rằng “Luật quan hệ với Đài Loan của Mỹ trên thực tế là một bộ luật can thiệp nội bộ Trung Quốc, việc dùng một bộ luật nội bộ của Mỹ để can thiệp nội bộ nước khác… nói ra hơi khó nghe một chút, đó là quá ngang ngược... Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, tại sao người Trung Quốc không thể bảo đảm an ninh của mình, đâu cần đến Mỹ phải bán vũ khí cho họ”. Viên tướng này thậm chí còn lấy thái độ của một “quan chức ngoại giao” khi khẳng định việc Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Mỹ, mức độ ảnh hưởng như thế nào sẽ được quyết định bởi lượng máy bay Mỹ bán cho Đài Loan.

Thái độ của Tướng Trần Bính Đức lần này dường như đang minh chứng cho dự báo của dư luận rằng cùng với sự lớn mạnh về kinh tế và thực lực quân sự, nhất là trước thời điểm Trung Quốc có sự thay đổi lớn về nhân sự cấp cao, giới tướng lĩnh quân sự Trung Quốc đang bắt đầu công khai dồn dập đưa ra tiếng nói cứng rắn hơn trong các vấn đề ngoại giao, quân sự và nhân quyền, và ảnh hưởng của giới quân sự đối với chính sách ngoại giao cũng ngày càng lớn hơn. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom từng đưa ra một bản báo cáo, trong đó cho biết trong các lĩnh vực quan trọng - nhất là trong các vấn đề liên quan lãnh thổ và hải dương - ảnh hưởng của PLA đối với các quyết sách của Trung Quốc đang ngày một gia tăng.

Cùng với đó, ngày càng có nhiều học giả và các nhân vật đại diện trong giới tướng lĩnh Trung Quốc có ý định dùng ngôn từ cứng rắn để công khai nói lên chủ trương cứng rắn của họ trong PLA. Ngoài Tướng Trần Bính Đức còn có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trì Hạo Điền, Thiếu tướng Chu Thành Hổ - Viện trưởng Học viện Các vấn đề Quốc phòng Đại học Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện - Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thượng tướng Không quân Đới Húc và Phó Tổng tham mưu trương Mã Hiểu Thiên… Trong năm 2010, khi đối mặt với “tranh chấp quần đảo Điếu Ngư” và “các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn”, tiếng nói của họ đã được phát ra một cách tập trung và thể hiện sự cứng rắn.

Những tướng lĩnh này đều là những người có tư duy, trong một chừng mực nào đó, họ muốn dùng phương thức mạnh mẽ, cứng rắn và thẳng thắn để biểu đạt thái độ ngoại giao, hoàn toàn khác với phương thức ôn hòa bảo thủ của Bộ Ngoại giao. Đây cũng là vấn đề dư luận quốc tế hết sức quan ngại bởi sau khi giới quân sự (vốn được coi là phái “Diều hâu”) giành quyền chủ đạo, họ sẽ sử dụng sức mạnh quốc gia và sức mạnh quân sự đang ngày một lớn mạnh này như thế nào. Mối quan ngại này đang ngày càng nhiều. 

Giải thích vấn đề này, Tướng La Viện nói thẳng rằng “quân nhân có cách biểu đạt quan điểm của quân nhân, chúng tôi là phái cứng rắn lý tính, không phải phái cứng rắn liều lĩnh… Tôi không phủ nhận PLA cần phải là phái 'Diều hâu', phái 'Diều hâu' không đồng nghĩa với hiếu chiến, nó được quyết định bởi sứ mệnh và nhiệm vụ của chúng tôi, quân nhân không tuyên chiến, ai dám tuyên chiến?”. Cách thể hiện được đánh giá là mạnh mẽ và cứng rắn của phía quân đội cũng có thể tăng hiệu quả trong lĩnh vực ngoại giao, phù hợp với tư duy của người phương Tây, cũng là thái độ để phương 

Theo báo mạng Đa Chiều

Trần Thịnh (gt)