1. Hỏi: Phản ứng của ông thế nào về việc Trung Quốc tiếp tục quấy nhiễu, nhất là chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang cam kết tại cuộc Đối thoại Shangri - La là sẽ duy trì hòa bình trên vùng biển Đông?

Đáp: Vụ việc xảy ra lần thứ 2 này cho thấy đã có một sự cố tình lặp lại, rõ rằng Trung Quốc đã quyết định áp đặt chủ quyền một cách hung hăng trên vùng biển Đông. Đây là một hành động khiêu khích có chủ ý và được tính toán thực hiện để nhằm cô lập và hăm dọa Việt Nam cũng như chia rẽ Việt Nam và các nước thành viên ASEAN khác. Nếu Việt Nam có phản ứng thái quá thì họ sẽ bị coi là kẻ gây hấn chứ không phải là nạn nhân.

2. Hỏi: Những nhà quan sát coi sự quyết liệt ngày một gia tăng của Trung Quốc tại biển Biển Đông chính là thể hiện ý đồ yêu sách chủ quyền của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi cả khu vực thuộc cái gọi là đường 9 khúc hay “đường lưỡi bò” xuất hiện trên hầu hết các bản đồ của Trung Quốc. Ông nghĩ rằng về mặt này sách lược này của Trung Quốc sẽ thành công hay sẽ phản tác dụng? Xin cho biết lý do.

Đáp: Trung Quốc không có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế để đòi sở hữu thềm lục và vùng đặc quyền kinh tế. Chỉ có thể đưa ra yêu cầu này từ phía đất liền mà thôi. Trung Quốc chiếm các dải đá ở trên biển Đông và không có một cơ sở pháp lý nào theo Công ước Luật biển của LHQ để đưa ra yêu sách chủ quyền về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Thực tế là Trung Quốc đang đòi chủ quyền trên khắp các dải đá của vùng biển Biển Đông và các vùng biển gần kề. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn tuyên bố luật pháp của họ cho phép họ có quyền hạn ở vùng biển Biển Đông. Kế sách này của Trung Quốc sẽ phản tác dụng bởi vì những tuyên bố của họ, nếu không bị phản đối, sẽ cho Trung Quốc quyền lãnh đạo đối với vùng biển Biển Đông và cho họ quyền quản lý tuyến vận tải thương mại quốc tế (SLOC) hay các con đường mậu dịch. Nhưng khi Trung Quốc hành động một cách quyết liệt, giống như cách họ đã làm trước Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN lần thứ 2 tổ chức ở New York năm 2010, một số thành viên của ASEAN tranh luận rằng không nên nhắc đến vấn đề biển Biển Đông trong tuyên bố chung bởi vì điều đó sẽ cô lập Trung Quốc. Trung Quốc dựa vào sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN để tiếp tục đưa ra các yêu sách. Những hành động của Trung Quốc sẽ đảm bảo rằng vấn đề về biển Biển Đông sẽ được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN tháng 7 này.

3. Hỏi: Làm thế nào để việc nhấn mạnh về ngoại giao hòa bình sẽ mang lại kết quả cho Việt Nam trong tình trạng hiện nay?

Đáp: Vào thời điểm này, Trung Quốc đang dùng tàu dân sự (tàu hải giám) chứ không phải là tàu quân sự để khẳng định chủ quyền của mình. Điều này gây khó khăn cho Việt Nam nếu muốn phản kháng lại sự việc xảy ra với tàu thăm dò của mình. Việt Nam phải tiếp tục dựa vào ngoại giao để duy trì sự ổn định và đoàn kết trong nội bộ ASEAN. Trung Quốc đang hy vọng vào việc một số nước thành viên ASEAN sẽ phản đối việc chống lại Trung Quốc. Việt Nam phải tận dụng mọi con đường hòa bình nếu không Trung Quốc sẽ tranh cãi rằng Việt Nam chính là nước gây rắc rối. Mục đích của con đường ngoại giao là để kiểm tra xem liệu những người lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc ủng hộ làn sóng áp đặt một cách hung hăng này hay những hành động của Trung Quốc chỉ là sản phẩm của một nhóm quản lý khu vực biển hay chính quyền địa phương nào đó. Mục đích của công tác ngoại giao là cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời gian để nhìn lại hậu quả của hành động của họ. Nhưng ngoại giao phải được đi kèm với quyết tâm của Việt Nam hằm giữ vững và bảo vệ chủ quyền của mình. Đây là một trò chơi rất tinh vi. Giờ đây Việt Nam hải hộ tống những con tàu thăm dò dầu của mình để đảm bảo an toàn.

Trung Quốc lần thứ 2 cắt cáp tàu của Việt Nam

4. Hỏi: Ông nghĩ rằng tại sao Trung Quốc lại tiếp tục cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam ? Liệu có cách nào ngăn chặn những hành động này của Trung Quốc không?

Đáp: Vụ việc xảy ra lần thứ 2 này cho thấy rõ ràng rằng Trung Quốc đã quyết định khẳng định chủ quyền trên biển Đông một cách hung hăng bằng cách nhằm vào Việt Nam. Trung Quốc muốn thử thách sự cương quyết của các nhà lãnh đạo Việt Nam và sự đoàn kết trong nội bộ ASEAN. Nếu Việt Nam lùi bước thì sẽ không thể có một mặt trận ngoại giao thống nhất mạnh mẽ trong ASEAN phản đối Việt Nam. Ngay cả khi Việt Nam kháng cự, một vài thành viên khác của ASEAN nhiều khả năng sẽ thoái lui trước sự hăm dọa của Trung Quốc và sẽ thúc giục thỏa hiệp.

Vào thời điểm này, đây là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. 2 vụ việc cắt dây cáp đều liên quan đến tàu dân sự của Trung Quốc, không phải tàu quân sự. Hành động của Trung Quốc sẽ khiến các công ty dầu mỏ quốc tế cân nhắc về việc hợp tác với Việt Nam. Và hành động của Trung Quốc cũng đưa Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan trong sự phản ứng của mình. Việt Nam phải vận động được các ý kiến quốc tế ở cả trong khu vực Đông Nam Á  và của các cường quốc. Việt Nam cũng phải tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc đi đến một giải pháp ngoại giao. Nhưng trên hết, Việt Nam phải đưa ra được quyết định khá khó khăn là bảo vệ chủ quyền của mình bằng cách cho các tàu hộ tống phù hợp đi theo các con tàu thăm dò dầu của mình. Những con tàu này có thể can thiệp nếu xảy ra sự việc tương tự giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò dầu Việt Nam. Nếu không có tàu hộ tống thì Trung Quốc sẽ dễ dàng gây hấn với tàu thăm dò và cắt cáp tàu.

Tiến Anh (gt)