Giàn khoan HD-981 là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, cũng là niềm tự hào của ngành dầu khí Trung Quốc, giàn khoan này có kích thước bằng cả một sân bóng đá, cao hơn 40 tầng, có giá thành đầu tư gần 1 tỷ USD. Tuần trước, giàn khoan này đã được kéo đến biển Biển Đông và được đặt tại khu vực nhạy cảm nhất trên thế giới, khu vực chỉ cách một hòn đảo nhỏ nơi mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố có chủ quyền khoảng 27km. Điều này đã khiến cho Việt Nam hết sức bất ngờ. Theo một nguồn tin tin cậy cho rằng Hà Nội từng chỉ đoán rằng, giàn khoan được gọi là HD981 chỉ đi qua vùng biển đó mà thôi.

Thời gian qua, Trung Quốc ít nhất đã từng 2 lần có ý đồ tiến hành thăm dò vùng biển này nhưng đều đã từ bỏ sau khi vấp phải sự phản đối của Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái của TTg Trung Quốc, hai bên còn tuyên bố sẽ nghiên cứu tìm kiếm biện pháp tiến hành cùng khai thác dầu khí.

Tuần trước, sau khi Bắc Kinh bày tỏ rõ ràng rằng giàn khoan này sẽ được đặt tại vùng biển đó, những ý nguyện tốt đẹp kia cũng bay theo mây khói. Sự kiện này đã gây nên xung đột đối đầu kéo dài trong 4 ngày, trong thời gian này tầu chấp pháp của hai liên tục đâm vào nhau, Trung Quốc còn sử dụng cả vòi rồng để bắn vào các tầu Việt Nam, sự kiện va chạm này đã nhiều khả năng sẽ khiến một khu vực nổi tiếng về sự phát triển kinh tế chuyến sang hiểm họa xung đột quân sự.

Những năm gần đây Trung Quốc không còn giấu diếm mà mạnh dạn tuyên bố có chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, đồng thời đưa nó vào phạm vi không chế của mình. Nhưng với việc Trung Quốc đặt giàn khoan đắt giá tại vùng biển có tranh chấp này gần như đã cho thấy Trung Quốc đang cố tình áp dụng hành động trước, sau đó sẽ tiến hành thỏa thuận về mặt ngoại giao. Trên thực tế Trung Quốc đã cố tình tạo ra tình trạng “việc đã rồi” tại vùng biển này, để các đối thủ trực tiếp tại khu vực và cuối cùng là Mỹ bắt buộc hoặc phải chấp nhận, hoặc phải tuyên chiến với Trung Quốc.

Năm ngoái, Trung Quốc đã từng ám chỉ sẽ áp dụng các bước đi đơn phương khi áp dụng vùng nhận biết phòng không (ADIZ) tại vùng trời khu vực đang có tranh chấp với Nhật Bản tại biển Hoa Đông. Trong cuộc đấu chí với Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng một loại công cụ có sức mạnh tiềm tàng kiểu mới CNOOC trong việc việc chiếm đóng lãnh thổ, đó chính là giàn khoan từng được các quan chức gọi là “lãnh thổ di động”.

Cách hạ đặt giàn khoan lần này có thể là một quy tắc giành chiến thắng mới của Trung Quốc trong tham vọng là chủ tại biển Nam Trung Hoa, bởi vì giàn khoan này cần có sự đầu tư và bảo vệ với quy mô rất lớn, việc bảo vệ này có nghĩa là Trung Quốc phải điều một lượng lớn tầu thuyền, kể cả sử dụng hải quân.

Theo ông Holly Morrow, nghiên cứu viên cao cấp về địa chính trị thuộc ĐH Harvard: “Trung Quốc luôn áp dụng từng bước các biện pháp nhằm nâng cao và tăng cường sự tồn tại của họ tại Biển Đông, nhưng đây mới chỉ là sự bắt đầu”.

Chiêu bài mới này của Trung Quốc liệu có mang lại kết quả như các nhà lãnh đạo Trung Quốc mong đợi hay không hiện vẫn còn là một ẩn số. Còn nhớ hai năm trước, Trung Quốc đã không cần sử dụng đến một động tác quân sự nào, mà chỉ thông qua việc không tuân thủ một thỏa thuận đạt được do những nỗ lực thương thuyết của Mỹ, họ đã có thể khiến người Phillipines rời khỏi bãi san hô đang có tranh chấp. Theo đúng như thỏa thuận, người Phillipines đã rút, nhưng người Trung Quốc thì không, và sau đó họ nghiễm nhiên khống chế đảo Scarborough và nguồn tài nguyên phong phú xung quanh.

 

Theo New York Times

Thuỳ Anh (gt)