Thay vào đó, chiến lược của Bắc Kinh có thể bao gồm 3 bước sau. Thứ nhất, quốc gia này sẽ sử dụng đường 9 đoạn làm yêu sách mang tính lich sử nhằm hỗ trợ cho sự hiện diện của mình tại các vùng biển tranh chấp. Thứ hai, Trung Quốc sẽ củng cố yêu sách của mình tại các khu vực có lợi thế chiến thuật mà họ có sự hiện diện trên thực tế, chẳng hạn như khu vực quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đã chiếm của Philippines từ năm 2012. Thứ 3, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển năng lực về kỹ thuật và quân sự. Điều này cho phép Trung Quốc thận trọng khi mở rộng biên giới biển mà không gây ra sự phản ứng cùng lúc của các quốc gia láng giềng.

Tóm tắt

Trung Quốc đang đơn phương thúc đẩy hoạt động khai thác năng lượng tại Biển Đông, việc đặt giàn khoan nước sâu là nhằm khẳng định những yêu sách của nước này  tại các thực thể tranh chấp ở Hoàng Sa. Động thái này của Trung Quốc gây ra những  quan ngại cho Việt Nam, quốc gia cũng có những yêu sách tại khu vực và đồng thời cũng khiến cho Mỹ lo ngại. Hành động của Bắc Kinh có thể sẽ buộc Việt  Nam triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu hải quân đến khu vực nhằm bảo vệ yêu sách chủ quyền, đẩy mạnh những nỗ lực hợp tác với các đối tác nước ngoài trong vấn đề thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực. Tuy nhiên Bắc Kinh lại toan tính rằng: Việt Nam không sẵn sàng và không có khả năng thực sự đểngăn cản Trung Quốc khoan dầu tại đây.

Bắc Kinh vẫn tiếp tục dựa vào khả năng công nghệ và sự phát triển quân sự của mình nhằm kiểm nghiệm các yêu sách trên biển. Cùng với những phản ứng và phản đối từ các quốc gia láng giềng và các bên liên quan, thì sự phụ thuộc về mặt quân sự sẽ tiếp tục định hình mối trường an ninh khu vực, mặc dù Bắc Kinh sẽ thận trọng hành động để tránh xung đột trên diện rộng trong khi sử dụng sức mạnh của mình.

Phân tích

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong một vài năm qua tương đối êm ả, tuy nhiên với tuyên bố của Bắc Kinh về việc sẽ triển khai giàn khoan nước sâu cách quần đảo tranh chấp Hoàng Sa 20 hải lý đã làm dấy lên căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia. Vào ngày 3/5, Bắc Kinh tuyên bố  rằng, giàn khoan nước sâu của Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sẽ được triển khai và hoạt động khoan dầu tại khu vực từ ngày 4/5 đến 5/8, tất cả tàu bè không được hoạt động trong khu vực bán kính 3 hải lý của giàn khoan.

Việt Nam đã phản đối hoạt động trên và tuyên bố rằng khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của mình, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt hoạt động khoan dầu của giàn khoan. Tàu bảo vệ bờ biển của hai bên được cho là đã đụng độ tại khu vực cách đảo Tri Tôn 17 hải lý , thực thể do Trung Quốc kiểm soát thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ gọi hành động của Trung Quốc là “khiêu khích”.

Khoan thăm dò nước sâu

Việc triển khai giàn khoan 981 của CNOOC là bước đi đầu tiên nhằm đơn phương khai thác nước sâu trong khu vực tranh chấp (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế VN?) tại Biển Đông. Trước đó, có rất ít hoạt động khai thác nước sâu tại Biển Đông, một phần do những  căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ kéo dài và tiềm năng trên phương diên thương mại không thực sự được rõ ràng. Trong một thời gian dài, không một quốc gia yêu sách nào, kể cả Trung Quốc,  có đủ khả năng về công nghệ và kỹ thuật thực hiện các hoạt động khoan thăm dò nước sâu như vậy.

Trước năm 2013, hoạt động khai thác năng lượng của Trung Quốc chủ yếu thực hiện ở các khu vực nước nông thuộc miền duyên hải phía nam. Tuy nhiên khả năng khai thác nước sâu đã trở nên cấp thiết khi Trung Quốc tìm kiếm nguồn năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của mình. Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới diễn ra cùng lúc với tham vọng định hình lại môi trường an ninh và chính trị tại Biển Đông. Bắc Kinh coi hoạt động khai thác nước sâu là công cụ quan trọng nhằm thể hiện sự hiện diện trên thực tế (và kéo theo là quyền kiểm soát) tại vùng biển tranh chấp này.

Để hỗ trợ cho chiến lược của Bắc Kinh, trong một vài năm qua, CNOOC đã thay đổi trọng tâm và chuyển hướng phát triển năng lực khai thác nước sâu. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, nhưng CNOOC đã hợp tác với các công ty nước ngoài để phát triển năng lực của mình vượt xa so với các quốc gia yêu sách khác, bao gồm Philippines và Việt Nam.

Hiện tại, CNOOC được trang bị 2 giàn khoan, đó là giàn khoan CNOOC 981 và Nam Hải VIII. Giàn khoan CNOOC 981 có khả năng khoan ở ở độ sâu trên 3.000 m, giàn khoan Nam Hải VIII có khả năng khoan ở độ sâu 1.400m. Trong khi đó, hoạt động khai thác nước sâu của Trung Quốc đã đạt được bước tiến vào đầu năm nay khi đạt được thỏa thuận khai thác chung với các công ty năng lượng Husky Energy và Calgary của Canada tại mỏ khí Liwan 3-1tại Biển Đông.

Củng cố kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa

Trữ lượng về nguồn năng lượng ở Biển Đông vẫn chưa thực sự rõ ràng, vì vậy có rất ít hoạt động khai thác thực sự tại đây. Tuy nhiên xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa lại là nơi có trữ lượng dầu khí khá ổn định, và mỏ khí mà giàn khoan 981 của Trung Quốc triển khai, đang gây tranh cãi, có độ sâu khoảng 1.040 m.

Hoạt động trên cho thấy Bắc Kinh có đủ khả năng đơn phương thực hiện khai thác tại các vùng biển sâu, thậm chí là sâu hơn. Tuy nhiên Việt Nam là quốc gia quan ngại nhất về hoạt động khai thác của Trung Quốc gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, để khẳng định quyền kiểm soát tại khu vực tranh chấp này. Hà Nội e ngại rằng, hoạt động khai thác như vậy, cùng với sự vượt trội về hải quân và sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc, sẽ đặt Việt nam vào tình thế rất bất lợi trong việc  bảo vệ các yêu sách chủ quyền của mình đối với các quần đảo.

Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa trong những năm 1970, tuy nhiên mãi đến những năm 2000 Trung Quốc mới bắt đầu chỉnh thức củng cố yêu sách của mình khi quốc gia này thực hiện trên phạm vi rộng hơn, quyết đoán hơn để thực hiện kế hoạch bành trướng lãnh thổ trên biển. Bắc Kinh đã đẩy mạnh sự hiện diện quân sự trong và xung quanh các quần đảo, thiết lập khu vực hành chính Tam Sa quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi  Macclesfiled  và tất cả đều nằm dưới sự quản lý hành chính của tỉnh Hải Nam, coi đó là quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc.

Với khả năng hiện tại của Trung Quốc trong việc đơn phương khai thác nước sâu xung quanh quần đảo Hoàng Sa, lựa chọn duy nhất của Hà Nội trong việc đẩy mạnh sự hiện diện thực tế tại khu vực sẽ bị giới hạn nằm trong 2 lựa chọn: hoặc là hợp tác với Trung Quốc - một động thái công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc -  hoặc là tìm kiếm các đối tác khác. Việc hợp tác khai thác chung với các công ty nước ngoài sẽ gặp khó khăn bởi những đe dọa về quân sự và kinh tế từ Trung Quốc, ngoài ra kết quả không thực sự chắc chắn trong hoạt động khai thác cũng là nhân tố gây ra khó khăn cho Việt Nam trong hoạt động hợp tác khai thác với công ty nước ngoài. Tóm lại, Bắc Kinh đang buộc Việt Nam phải chấp nhận hoặc ít nhất là cam chịu sư kiểm soát của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Bắc Kinh đẩy mạnh mở rộng biên giới biển

Vụ việc quần đảo Hoàng Sa chỉ là một trong những trường hợp Bắc Kinh thực hiện nhằm đẩy mạnh sự hiện diện tại Biển Đông và dần dần làm suy yếu khả năng của các bên yêu sách khác trong việc thách thức quyền lực của Bắc Kinh.

Nhưng dù Trung Quốc có yêu sách tham vọng đối với toàn bộ Biển Đông bằng đường 9 đoạn, thì quốc gia này không có sự hiện diện thực tế trên bất kỳ hòn đảo nào (ngoài một vài đảo san hô và đá ngầm) tại quần đảo Trường Sa xa xôi. Ngoài Trung Quốc thì Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt  Nam, Brunei và Đài Loan đều có yêu sách tại đây. Hải quân Trung Quốc chưa thực sự đủ khả năng vượt qua các thách thức về mặt hậu cần, chẳng hạn như sự hiện diện quá xa xôi, vì vậy khả năng hình thành và phát huy sự thống trị của nước này trên biển vẫn còn bị hạn chế.

Thay vào đó, chiến lược của Bắc Kinh có thể bao gồm 3 bước sau. Thứ nhất, quốc gia này sẽ sử dụng đường 9 đoạn làm yêu sách mang tính lichh sử nhằm hỗ trợ cho sự hiện diện của mình tại các vùng biển tranh chấp. Thứ hai, Trung Quốc sẽ củng cố yêu sách của mình tại các khu vực có lợi thế chiến thuật mà họ có sự hiện diện trên thực tế, chẳng hạn như khu vực quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đã chiếm của Philippines từ năm 2012. Thứ 3, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển năng lực về kỹ thuật và quân sự. Điều này cho phép Trung Quốc thận trọng khi mở rộng biên giới biển mà không gây ra sự phản ứng cùng lúc của các quốc gia láng giềng.

Việc củng cố yêu sách tại Biển Đông một cách thận trọng cho phép Trung Quốc có đủ không gian tránh xảy ra những căng thẳng hay xung đột hải quân ngoài tầm kiểm soát với các quốc gia láng giềng, cũng như với các bên có lợi ích liên quan như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Tuy nhiên, toàn bộ những áp lực về lãnh thổ trên Biển Đông sẽ tiếp tục xảy ra, điều đó buộc các quốc gia láng giềng của Trung Quốc phải tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác quân sự từ bên ngoài để đối phó với một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng hơn. Điều này có thể thấy qua cách tiếp cận hợp tác với các công ty năng lượng nước ngoài của Việt Nam. Quốc gia này đã hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông với Nga và Ấn Độ và tìm kiếm sự hợp tác quân sự với các quốc gia khác. Trong khi đó, Philippines đang tăng cường trao đổi quân sự với Washington nhằm đối phó với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Manila cũng sử dụng đến tòa án quốc tế để làm suy yếu yêu sách của Trung Quốc. 

Nhìn chung, khi Trung Quốc mở rộng biên giới biển của mình, những phản ứng từ các quốc gia láng giềng và các bên liên quan từ bên ngoài sẽ tiếp tục định hình môi trường an ninh khu vực.

Theo Stratfor

Trần Quang (dịch)