Trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các quốc gia đang ngày càng leo thang, đặc biệt với việc Trung Quốc tuyên bố khánh thành cái gọi là “Thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, chính phủ Bắc Kinh đã nhiu lần bị giới truyn thông các nước trên thế giới chỉ trích gay gắt. Dù biện hộ với những lập luận như thế nào và theo những cách nào đi chăng nữa, Trung Quốc cũng không thể phủ nhận việc làm của mình là đơn phương, độc đoán, đi ngược lại chính sách hòa bình ổn định toàn khu vực, thậm chí vi phạm luật pháp quốc tế.

Bình luận của truyền thông Mỹ

Truyền thông Mỹ: Mỹ tỏ thái độ quan ngại về việc thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc

Lễ mít-ting thành lập thành phố Tam Sa tổ chức vào ngày 24 tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc: Đảo Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngay trong ngày này, bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu tiên lên tiếng phản ứng trước việc thành lập thành phố Tam Sa, Mỹ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào, vấn đề Biển Đông chỉ có thể tiến hành giải quyết thông qua các phương thức ngoại giao như các cuộc đối thoại, hợp tác đa phương giữa các nước hữu quan.

Người phát ngôn  bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố: “chúng tôi vẫn đang lo lắng về việc có nên xuất hiện bất kỳ một hành động đơn phương xảy ra như thế này hay không, điều này sẽ xét đoán sự quy thuộc trước khi vụ việc xảy ra, và chúng tôi đã không ngừng nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải thông qua các phương thức ngoại giao tiến hành giải quyết như tham vấn, đối thoại và sự đồng thuận của các bên.”

Đồng thời Victoria Nuland cũng nhấn mạnh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi tham dự Diễn đàn khu vực Asean trong tháng này cũng đã biểu đạt rất rõ ràng rằng, Mỹ phản đối áp dụng các mối đe dọa về kinh tế, quân sự trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố: “khi chúng tôi mới đến thăm khu vực Asean cách đây không lâu, chúng tôi luôn biểu đạt một cách thường xuyên sự quan ngại đối với việc áp dụng bất kỳ mối đe dọa nào về  kinh tế cũng như quân sự v.v…” (do vậy việc Trung Quốc làm như vậy không tốt), nếu như tiếp diễn tình trạng như vậy sẽ khiến cho mọi người vô cùng quan ngại.

Truyền thông Mỹ: Việc Trung Quốc thiết lập đơn vị đồn trú Tam Sa là sự khiêu khích

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Anh ngày 24/07, Thượng nghị sĩ John McCain Mỹ ngày thứ ba đã cảnh báo, việc Trung Quốc thiết lập đơn vị đồn trú Tam Sa ngay tại khu vực tranh chấp Biển Đông chính là “sự khiêu khích không đáng có”.

Thượng nghị sĩ John McCain Mỹ đã đưa ra tuyên bố rằng, lối hành xử của phía Bắc Kinh khiến cho người ta thất vọng.  Việc Trung Quốc thiết lập đơn vị đồn trú Tam Sa ngay tại khu vực tranh chấp Biển Đông chính là “sự khiêu khích không đáng có”.

Phía Bắc Kinh ngày thứ hai đưa ra tuyên bố sẽ thiết lập đơn vị đồn trú tại thành phố Tam Sa, động thái này rất có khả năng sẽ khiến cho tình trạng căng thẳng trong khu vực ngày một gia tăng.

John McCain đã chỉ ra trong một bản tuyên bố rằng, “Ủy Ban Quân Sự Trung ương Trung Quốc đã phái cử quân đội tiến vào các đảo thuộc Biển Đông, khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này, lối hành xử này chính là sự khiêu khích không đáng có”.

Trong bài phát biểu của ông còn chỉ ra, những lối hành xử khác của Trung Quốc trong đó bao gồm việc thiết lập đơn vị chính quyền ngay tại thành phố Tam Sa v.v… “chỉ khiến cho rất nhiều quốc gia Châu Á càng tăng thái độ quan ngại trước yêu cầu không ngừng mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc, cũng như quan ngại đến việc Trung Quốc có khả năng thông qua các thủ đoạn như ngăn chặn và cưỡng chế hòng đạt được mục đích của mình. Hơn nữa (về phía Trung Quốc) những lối hành xử này không hề có cơ sở luật pháp quốc tế”.

Ông nói, lối hành xử của phía Bắc Kinh “khiến cho người ta thất vọng, ngoài ra cũng không hề có lợi đối với một nước lớn có trách nhiệm. Chúng ta cần thiết phải tiếp tục nỗ lực để tất cả các nước tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông  căn cứ theo luật quốc tế đạt được các hiệp định đa phương hòa bình”.

Bình luận của truyn thôngPhilippines

Truyền thông Philippines: Philippines phản đối việc lập thành phố Tam Sa

Thời gian gần đây, các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông liên quan đến Trung Quốc và các nước như Philippines, Việt Nam v.v… đang diễn ra ngày một kịch liệt.

Thành phố Tam Sa tỉnh Hải Nam ngày hôm qua đã tổ chức lễ thành lập đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Từ quyết định ban hành thiết lập thành phố Tam Sa cấp tỉnh đến việc thực thi chỉ diễn ra hơn một tháng, điều này được nhận định là “”hiệu quả cao hiếm thấy. Tuy nhiên vấn đề này cũng nhanh chóng dẫn tới việc kháng nghị của Philippines và Việt Nam.

Trên mạng “Tuần báo Philippines” ngày 24,  tiêu đề “Trung Quốc chính thức thiết lập thành phố Tam Sa” được đăng tải ngay trên những dòng đầu. Đài truyền hình ABC-CBN Philippines đưa tin, phủ tổng thống Phillippines đã kháng nghị thông qua đường ngoại giao đối với Trung Quốc liên quan đến việc thiết lập thành phố Tam Sa của nước này. Phó phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines Walter ngày 24 cho biết, “theo cách hiểu của tôi, việc Trung Quốc thiết lập thành phố này cũng như một chuỗi hành vi xung quanh vấn đề thiết lập thành phố này đều diễn ra trong bối cảnh sau khi Philippines đã đệ trình lên bản kháng nghị thông qua đường ngoại giao.” Theo tin đã đưa, bộ Ngoại giao Philippines đã chuyển văn bản kháng nghị về việc thiết lập thành phố Tam Sa Trung Quốc giao tới tay của đại sứ Trung Quốc tại Philippines.

Bình luận của truyn thông Việt Nam

Truyền thông Việt Nam: quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc không hề có giá trị

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã chỉ rõ, quyết nghị thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

Ngày 19/07/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 21/7/2012 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa.”

Ngày 24/7/2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Ngày 24/07/2012, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.”

Kiên quyết phản đối hành vi vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc

Cũng trong ngày 24/07, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng ra tuyên bố chung nêu rõ: Chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa một lần nữa hết sức lo ngại và bất bình trước việc ngày 19/7/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa” và ngày 21/7/2012 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa.”

Những hành động sai trái nêu trên của Trung Quốc không làm thay đổi thực tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa cương quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, cản trở nỗ lực chung duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, làm tổn hại tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Trước việc ngày 19/7/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa,” đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc ngày 21/7/2012 phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ngày 24/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Ngày 24 tháng 7 năm 2012, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.”

Bình luận của truyn thông Nhật Bản

Truyền thông Nhật Bản nói rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho những điều tồi tệ nhất – Nhật Bản sẽ hợp tác sâu sắc với Việt Nam trên Biển Đông nhằm ứng phó việc thiết lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc

Từ khi quốc vụ viện ban hành quyết định thiết lập thành phố Tam Sa cấp tỉnh vào ngày 21/06, đến việc chính thức tổ chức lễ thành lập thành phố Tam Sa vào ngày 24/07, chỉ diễn ra trong hơn một tháng thời gian. Theo bình luận của đài truyền hình TBS Nhật Bản, Trung Quốc thúc đẩy quá trình quản lý Biển Đông một cách có trình tự, điều này cho thấy rõ thái độ của Trung Quốc chính là: sẽ không nhượng bộ trong tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, đồng thời đã sẵn sàng để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Mạng BBC ngày 03/07 đưa tin, phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Nhật Bản của ông đã kêu gọi rằng, Nhật Bản và Việt Nam nên tăng cường hợp tác trên Biển Đông, bảo đảm tự do hàng hải.

Truyền thông nước ngoài đưa tin, Trung Quốc gần đây đã thiết lập thành phố Tam Sa ngay tại một số đảo nằm trong vùng tranh chấp với Việt Nam tại Biển Đông, đồng thời tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng biển xảy ra tranh chấp giữa hai nước, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, vì hòa bình và phát triển cũng như vì tự do hàng hải trên Biển Đông, việc tuân thủ “công ước luật biển của Liên Hợp Quốc” trên Biển Đông vô cùng quan trọng, với mục tiêu thông qua phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, Việt Nam xem xét đến việc tăng cường hợp tác sâu sắc với Nhật Bản trên Biển Đông.

Ngày 01/07, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn theo đoàn điều tra hiến pháp chính phủ Việt Nam đến thăm Nhật Bản, dự định kết thúc chuyến thăm vào ngày 06/07. Trong chuyến thăm Nhật Bản, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ lần lượt đến thăm thủ tướng Nhật Bản Noda và Bộ trưởng Ngoại giao Genba Koichiro, xác nhận chi tiết về sự viện trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam cũng như quan hệ kinh tế thương mại hai nước v.v...

Bình luận của truyn thông Anh

Truyền thông Anh: việc đặt tên thành phố Tam Sa khiến cho nỗ lực giải quyết Biển Đông rơi vào bế tắc

Báo The Times thứ tư ngày 25 đăng bài viết rằng, thành phố Tam Sa mới thành lập của Trung Quốc có khả năng là chất xúc tác của các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Bài báo nói rằng, thành phố Tam Sa Hải Nam đã tổ chức lễ thành lập tại đảo Phú Lâm vào thứ ba ngày 24. Thông tin này cũng đã khiến cho các nước láng giềng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại khu vực này cảm thấy sợ hãi.

Trong vài tuần gần đây, mối quan hệ căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng vốn dĩ đã không ngừng gia tăng. Những hành vi của Trung Quốc gần đây nhất lại càng từng bước thể hiện rõ hơn thái độ cứng rắn của nước này trong vấn đề tranh chấp.

Việt Nam và Philippines cho biết những hành vi của Trung Quốc và sự “trỗi dậy hòa bình” mà họ vẫn luôn tuyên bố dường như ngày một cách xa nhau.

Đồng thời, thời gian gần đây việc Bắc Kinh Trung Quốc thể hiện các loại trực thăng vũ trang cũng như các vũ khí tiên tiến khác mới nhất v.v... cho các phương tiện truyền thông quốc tế. Các chuyên gia phân tích quân sự quan ngại rằng, việc thành lập thành phố Tam Sa có khả năng khiến cho các cuộc khẩu chiến chuyển hóa thành những cuộc xung đột vũ trang thực sự.

Theo một báo cáo được công bố của tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, triển vọng cho phương án đạt được trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ Biển Đông dường như ngày một xa vời.

Tam Sa thay thế Tam Á trở thành thành phố cấp tỉnh nằm sát cực nam nhất Trung Quốc, cũng là thành phố cấp tỉnh diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích khu vực thẩm quyền lớn nhất và lượng nhân khẩu ít nhất toàn Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc lên tiếng tuyên bố việc thành lập thành phố Tam Sa, Philippines đã đưa ra phản ứng tức thì. Philippines nói rằng họ không công nhận thành phố Tam Sa, bộ Ngoại giao Philippines vào ngày thứ ba đã cho triệu họp Đại sứ Trung Quốc, đề xuất kháng nghị một cách mạnh mẽ đối với việc thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc.

Bài viết liên quan đăng trên báo “Quốc tế Tiên khu Luận Đàm” nêu, tổng thống Philippines Aquino đã mô tả vấn đề này rằng: “nếu một người nào đó tiến vào trong sân vườn nhà anh, đồng thời nói với anh rằng đó là của anh ta, liệu anh có chấp nhận cho anh ta làm như vậy hay không?”

Aquino còn chỉ thêm, chẳng ai bằng lòng với việc giương tay đem những thứ vốn thuộc về bản thân họ cho đi cả.

Điều này cũng khiến cho nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ Biển Đông rơi vào tình trạng bế tắc.

Ngoài Trung Quốc thì còn có Việt Nam, Philippines, malaysia, Brunei và Đài Loan đều lên tiếng tuyên bố chủ quyền đối với một dãy bộ phận các đảo.

Khu vực Biển Đông là khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, trong bối cảnh căng thẳng lớn do nhu cầu về nguồn năng lượng như hiện nay, càng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng của chính khu vực này.

Bình luận của truyn thông Nga

Truyền thông Nga: việc thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc rõ ràng có liên quan đến sự leo thang trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông

Mạng đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” đưa tin, việc thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc rõ ràng có liên quan đến sự leo thang trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, hành vi này của phía Trung Quốc nhằm duy trì chủ quyền các đảo Biển Đông, phản đối và công kích Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei cũng như Đài Loan Trung Quốc lúc đang có tranh chấp với Trung Quốc . Trung Quốc ngay từ rất sớm đã lập ý đồ xây dựng thành phố nhằm kiểm soát hiệu quả các đảo Biển Đông với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt phong phú. Năm 2007, các báo in Hồng Kông đã từng hé lộ thông tin về việc Trung Quốc có khả năng sẽ tiến tới thành lập thành phố trên các đảo tranh chấp trong Biển Đông, nhằm nâng cao sự tồn tại và vị thế của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp đó. Đương thời, Việt Nam đã đưa ra những phản ứng bất thường trước thông tin mang tính thử nghiệm thăm dò đối với vấn đề này, kịch liệt phê phán lập trường của Trung Quốc, đã diễn ra các cuộc biểu tình nhằm kháng nghị phản đối Trung Quốc với quy mô lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến cho phía Trung Quốc tạm thời gác bỏ kế hoạch này. Hiện nay, Trung Quốc đã khởi công thực thi kế hoạch này, đồng thời lại có liên quan đến lập trường tuyên bố của Việt Nam. Đa số các nhà quan sát đều nhận định rằng, việc thành lập thành phố Tam Sa chính là phản ứng của Trung Quốc trước việc thông qua Luật biển của Việt Nam.

Chuyên gia trung tâm nghiên cứu Viễn Đông viện Hàn lâm Khoa học Nga Berger nhận định, sự đối kháng từ các bên trong tranh chấp  Biển Đông thời điểm hiện tại chỉ hạn chế trong các tuyên bố nhằm tạo ưu thế cũng như các ngôn luận mang tính đe dọa chiến tranh, sẽ không bùng nổ các cuộc xung đột lớn, tuy nhiên các bên đều kiên trì tăng cường “da thịt quân sự” (sức mạnh quân sự), tạo nên những mối nguy hiểm tiềm tàng nhất định cho trật tự ổn định của khu vực Biển Đông và toàn thế giới, nguyện cho sự tình không phát triển đến mức độ đối kháng cực liệt.

Trước đó, giữa hai nước Việt Trung đã từng xảy ra cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng, bao gồm chiến tranh lục địa và chiến tranh trên biển. Trên thực tế, cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và các nước láng giềng khác đều nhằm vào nguồn tài nguyên Biển Đông , đều muốn tận dụng nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt trên Biển Đông, bởi vì các nước này đặc biệt khan hiếm các nguồn tài nguyên. Trung Quốc cho thấy họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc khai thác tài nguyên Biển Đông với quy mô lớn, thành phố Tam Sa nên trở thành cơ sở hạ tầng cho việc khai thác. Các nước láng giềng ứng phó ra sao, cũng như Mỹ liệu có thể tiếp tục tích cực lôi kéo bảo hộ các nước trong khu vực đối kháng với một nước ngày một lớn mạnh như Trung Quốc, để mở rộng sự can thiệp của mình trong vấn đề Biển Đông, đó sẽ là một vấn đề lớn.

Nguồn Nghiên cứu Biển Đông (phiên bản tiếng Trung)

Dịch: Đinh Thị Thu