Đông Á

Ba vấn đề giúp hình thành diễn biến khác ở Đông Á năm 2013: Bắc Kinh phải vật lộn để giữ ổn định chính trị và xã hội trong khi tăng trưởng kinh tế thấp; việc Trung Quốc đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự và những hành động ngày càng hiếu chiến nhằm giành giật các lợi ích về kinh tế và lãnh thổ trong khu vực; những nỗ lực các nước khác trong khu vực, kể cả Mỹ trước những thay đổi này của Trung Quốc.

Năm 2013, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục một tiến trình chậm chạp, nhưng khó khăn là phải chuyển dần sự tăng trưởng do xuất khẩu sang một mô hình bền vững hơn về lâu dài. Xuất khẩu sẽ không tăng nhanh, một phần do những trì trệ kinh tế ở châu Âu. Tác động của việc lương tăng và chi phí cao hơn ở các khu vực sản xuất hàng xuất khẩu miền duyên hải truyền thống cộng với sự cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi ở khu vực như Indonesia, Philippines, Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Nhưng trừ phi xảy ra vụ khủng hoảng giống như khủng hoảng 2008-2009, nếu không nền kinh tế sản xuất hàng hoá miền duyên hải Trung Quốc sẽ không sụp đổ ngay lập tức. Nhiều nhà máy sản xuất các loại hàng hóa rẻ tiền ít lãi sẽ chuyển ra nước ngoài. Trong khi nhiều các nhà máy khác, do lợi thế của hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng dịch vụ cung cấp tốt của Trung Quốc sẽ chuyển vào khu vực sâu bên trong nội địa nơi mà có nguồn nhân công dồi dào và chi phí lương thấp.

Tình trạng u ám về sản xuất của khu vực vùng duyên hải trong vài năm tới sẽ dẫn đến thất nghiệp cao và đảo lộn xã hội do lực lượng lao động khoảng 250 triệu người sẽ di chuyển vào khu vực nội địa đi tìm công ăn việc làm.

Do vậy, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phải cân bằng các nhu cầu nội địa xung đột với nhau trong năm 2013. Trung Quốc phải duy trì mức độ cao các hoạt động công nghiệp và việc làm, đặc biệt là khi các nhà máy ven biển sa thải người lao động hoặc đóng cửa hoàn toàn. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản không có khả năng tung ra một gói kích cầu mới vốn dễ gây ra những hậu quả như lạm phát cao và bong bóng bất động sản như giai đoạn 2009 - 2011. Khả năng đảm bảo việc làm sẽ được duy trì thông qua sự kết hợp đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn (đặc biệt là vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị ở các tỉnh nội địa) và chu kỳ nới lỏng mục tiêu tạm thời, kiểm soát trên thị trường bất động sản. Bắc Kinh sẽ tiếp tục tái cân bằng kinh tế theo nghĩa rộng bằng cách khuyến khích hoạt động kinh tế lớn hơn trong nội địa Trung Quốc, và đặc biệt là ở các tỉnh dọc sông Dương Tử và ở những tỉnh biên giới ven biển.

Trong một nỗ lực để thúc đẩy quá trình đô thị hóa nội địa, chính phủ có thể sẽ thực hiện một số cải cách thí điểm như về hộ khẩu hoặc hệ thống đăng ký gia đình. Tuy nhiên phí bảo hiểm về việc làm sẽ hạn chế bất kỳ nỗ lực để thực sự cơ cấu lại nền kinh tế nhằm đạt năng suất hiệu quả và lợi nhuận cao hơn. Đầu tư Chính phủ và nợ sẽ tiếp tục củng cố nền kinh tế của Trung Quốc trong năm 2013.

Trong khi nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đang có trục trặc và chính phủ cố gắng chuyển hướng đầu tư từ khu vực bất động sản sang khu vực bền vững hơn, Trung Quốc sẽ phải tiến hành các biện pháp chống lại các mối đe dọa tiềm năng cho hệ thống tài chính, đặc biệt là lĩnh vực cho vay bóng (shadow lending) ngày càng quan trọng. Cho vay bóng của ngân hàng hoàn toàn không mới ở Trung Quốc. Nhưng nó đã phát triển đáng kể trong vài năm qua từ các thị trường cho vay địa lý biệt lập chính thức của các thành phố ven biển sang thành một mạng lưới phức tạp của các tổ chức bán-pháp lý, cung cấp khoảng từ 12 và 30 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng từ 1,9 nghìn tỷ $ 4,8 nghìn tỷ) tín dụng - với lãi suất từ 20 - 36% - cho hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ đang cần tín dụng trên toàn quốc.

Cho vay bóng vốn này không có vấn đề. Trong thực tế, nó cần thiết trong một nền kinh tế nơi tài trợ chính thức thường chỉ giới hạn vào các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu đang chậm lại và chi tiêu kích thích kinh tế không giới hạn (nhiều trong số đó đã đi về hướng xây dựng, thúc đẩy nhu cầu tăng vọt của Trung Quốc đối với thép, xi măng, than đá và các vật liệu khác giữa các năm 2009 và 2011) đã chấm dứt. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều công ty vay của các khoản vay bóng bị sập tiệm. Bắc Kinh là hoàn toàn có khả năng bù đắp các hậu quả tài chính ngắn hạn nếu một cuộc khủng hoảng ngân hàng cho vay bóng xảy ra trong năm 2013. Tuy nhiên, những hậu quả còn rơi rớt lại từ lạm phát thất nghiệp đến cuộc biểu tình của các nhà đầu tư sản xuất thông qua ngân hàng cho vay bóng (bao gồm cả hàng triệu công dân Trung Quốc bình thường) - có thể thách thức đáng kể ổn định xã hội và chính trị.

Trong năm 2013, ĐCS/Trung Quốc sẽ phải quản lý sự thay đổi đáng kể đối với xã hội và kinh tế trong khi đang hoàn thành quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo và tiến hành các công việc để tái tạo lại hình ảnh của Đảng. Rất nhiều những vụ bê bối chính trị của năm 2012 làm tổn hại hình ảnh của Đảng. Việc chuyển giao thế hệ quyền lực có thể tạo ra một cơ hội để tăng cường hàng ngũ của mình và tăng cường kiểm soát đối với kiểm duyệt, an ninh nội địa và bộ máy quân sự rộng lớn của Trung Quốc, nhưng Đảng không phải là đang ở vào một vị trí an toàn.

Những tác động của quá trình chuyển đổi chậm của Trung Quốc đi từ chỗ là nhà cung cấp chủ chốt của thế giới trong hai thập kỷ về hàng chi phí thấp sẽ được cảm nhận mạnh mẽ hơn nữa trên khắp khu vực Đông Á vào năm 2013, nhưng sẽ không thể cảm nhận được đồng đều ở mọi nơi. Sự suy giảm của sản xuất cấp thấp khu vực ven biển ở Trung Quốc sẽ tạo ra cơ hội to lớn cho các nước Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam, Philippines và tiềm năng như Myanmar - tất cả những nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài không chỉ vào các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và nguyên vật liệu nhưng cũng vào các khu vực như giao thông vận tải điện, và vật liệu xử lý cơ sở hạ tầng, đô thị… Đồng thời, việc điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng tổng thể của Trung Quốc sẽ đặt ra những thách thức ngắn hạn, trong khi việc tiêu thụ nguyên vật liệu Trung Quốc đã bước vào ổn định so với thời kỳ không ổn định giai đoạn 2010-2011.

Trong khi khu vực đang định vị lại đối với sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc thì năng lực quân sự và sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh sẽ gây áp lực lên các nước Đông Á. Ở Đông Bắc Á, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc sẽ làm căng thẳng hơn quá trình bình thường hóa quân sự của Nhật Bản, bao gồm cả những nỗ lực mới để nâng những hạn chế hiến pháp về việc sử dụng các lực lượng vũ trang của Nhật Bản. Nhật cũng có thể đẩy nhanh việc chuyển các cơ sở kinh doanh và đầu tư của Nhật Bản từ Trung Quốc tới các nước mới nổi ở Đông Nam Á  do các sự cố về căng thẳng ngoại giao và tranh chấp lãnh thổ đã đe dọa các công ty sản xuất và các lợi ích kinh doanh Nhật Bản ở Trung Quốc.

Bán đảo Triều Tiên, bị kẹt giữa hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và khả năng bình thường hóa của Nhật Bản, có thể thúc đẩy sự gần gũi lại nhau hơn, đặc biệt là những nỗ lực của Bắc Triều Tiên nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam và Philippines - là những nước có tiếng nói mạnh mẽ chống Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á - sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh cho hội nhập lớn hơn giữa các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và cho việc Mỹ có cam kết quân sự trong khu vực. Năm 2013 sẽ là một năm quan trọng đối với Myanmar trong khi đất nước này đang cố gắng việc mở cửa dân chủ - và nhằm để giảm sự phụ thuộc về đầu tư lớn của Trung Quốc.

Điều gì xảy ra tại Myanmar vào năm 2013 lần lượt sẽ tạo khuôn khổ cho các diễn biến về chính trị và kinh tế Hiệp hội phát triển quốc gia Đông Nam Á cũng như tiềm năng cho các mối quan hệ sâu sắc hơn giữa Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Nam Á

Việc Washington có ý định giảm sự hiện diện trong khu vực sẽ thúc đẩy các nước trong khu vực nhảy vào lấp chỗ trống. Pakistan sẽ tăng cường hợp tác với Nga, Trung Á và Iran để chuẩn bị cho một Afghanistan mới. Ấn Độ, vốn có nhiều lo ngại về vũ trang Hồi giáo đang lan rộng từ Afghanistan, cũng sẽ tham gia với các nước liên quan trong khu vực để bảo đảm sự hiện diện kinh tế và ngoại giao của mình vốn vẫn còn giới hạn trong khu vực và củng cố Afghanistan nhằm chống lại sự mất ổn định xuất phát từ Tây Nam Á. Ấn Độ và Pakistan sẽ vẫn cảnh giác nhau về ý định của mỗi bên, nhưng sẽ sử dụng một tiến trình bình thường hóa chậm chạp để nắm bắt được kế hoạch của nhau về Afghanistan và ngăn chặn các căng thẳng có thể xảy ra.

Ấn Độ cũng sẽ chuyển sự chú ý của mình về phía Đông, nơi mà Mỹ đang lặng lẽ cố gắng để xây dựng một liên minh các đối tác trong khu vực nhằm khống chế Trung Quốc ở lưu vực Ấn -Thái Bình Dương. Myanmar nói riêng sẽ là một chiến trường nhằm giành giật ảnh hưởng trong năm nay.

Ấn Độ sẽ tránh có các liên minh chính thức nhưng sẽ có lý do để hợp tác với Nhật Bản, Australia và các quốc gia Đông Nam Á nhằm tạo cho Nhật Bản mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh trong khu vực. Ấn Độ không muốn đối đầu với Trung Quốc, cũng không bị ràng buộc chính sách đối ngoại với Mỹ trong khu vực liên quan đến các vấn đề như Trung Quốc hay Iran.

Liên quan đến Pakistan, Ấn Độ sẽ nỗ lực trên mặt trận ngoại giao để bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và giúp giảm thiểu bất kỳ căng thẳng phát sinh từ sự cạnh tranh chủ chốt trong khu vực.

Đối với người Ấn Độ, suy thoái kinh tế của đất nước và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng được coi là một ưu tiên cao hơn so với chính sách đối ngoại.

Theo Stratfor