Chương 1: Nguyên tắc chung

Điều 1: Nhằm tăng cường việc quản lý trị an biên phòng ven biển, bảo vệ trật tự trị an biên phòng ven biển, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân và tổ chức khác, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội khu vực ven biển, căn cứ vào luật pháp, các quy định hành chính như: “luật xử phạt quản lý trị an nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”..vv, kết hợp tình hình thực tế của tỉnh, soạn ra điều lệ này.

Điều 2: Điều lệ này áp dụng cho việc quản lý trị an biên phòng trong phạm vi vùng biển quản hạt, vùng ven biển của tỉnh. Pháp luật, quy định hành chính có quy định khác, theo quy định khác.

Điều 3: Công tác quản lý trị an biên phòng kiên trì nguyên tắc dự phòng tích cực, quản lý theo pháp luật, dựa vào quần chúng, thuận tiện cho nhân dân, kết hợp giữa giáo dục và xử phạt.

Điều 4: Chính quyền nhân dân tỉnh và thành phố ven biển, huyện (khu), huyện tự trị phải tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác quản lý trị an biên phòng ven biển, đưa công tác quản lý trị an biên phòng ven biển vào phạm vi xử lý tổng hợp của quản lý xã hội; xây dựng kiện toàn cơ chế liên phòng và chế độ cảnh giới an toàn, tăng cường hiệp đồng chấp pháp, kịp thời nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lớn trong công tác.

Chính quyền nhân dân tỉnh và thành phố ven biển, huyện (khu), huyện tự trị phải đưa kinh phí công tác của cơ quan công an biên phòng vào dự toán tài chính, đảm bảo cho việc triển khai làm nhiệm vụ chấp pháp thường nhật, không ngừng nâng cao trang bị chấp pháp của biên phòng.

Điều 5: Cơ quan công an biên phòng của tỉnh phụ trách công tác quản lý trị an biên phòng ven biển của tỉnh.

Cơ quan công an biên phòng của thành phố ven biển, huyện (khu), huyện tự trị, cơ quan công an biên phòng trên biển, cơ quan biên phòng cửa khẩu và đồn công an biên phòng dựa theo chức trách phân công, phụ trách việc quản lý trị an biên phòng khu vực quản hạt ven biển, duy trì bảo vệ trật tự trị an biên phòng khu vực quản hạt.

Các Bộ ngành như: đối ngoại, biển và nghề cá, giao thông vận tải, du lịch, văn vật, phòng biển và cảng, hải sự, hải quan …vv, trong phạm vi chức trách của mình trợ giúp cho cơ quan công an biên phòng làm tốt công tác quản lý trị an biên phòng ven biển.

Cơ quan công an biên phòng cùng với các Bộ, ngành chủ quản như: đối ngoại, biển và nghề cá, giao thông vận tải, khoáng sản, văn vật, hải sự, hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch nên thiết lập cơ chế công tác liên hợp chấp pháp, thực hiện việc chia sẻ tin tức chấp pháp, xử lý các hoạt động vi phạm theo pháp luật.

Điều 6: Khu vực dải ven biển (bao gồm các đảo) phải thiết lập đồn công an biên phòng theo quy định của quốc gia để đảm nhận các chức trách như: quản lý biên giới, trị an và hộ tịch, có quyền hạn tương đương với các cơ quan công an biên phòng của địa phương.

Cơ quan công an biên phòng phải tăng cường việc xây dựng đồn công an biên phòng thành phố “Tam Sa”.

Điều 7: Cơ quan công an biên phòng phải tăng cường tuần tra trị an các đảo, bãi và vùng biển thuộc thành phố “Tam Sa”, bảo vệ trật tự trị an biên phòng; hiệp đồng phối hợp chấp pháp liên hợp trên Biển Đông, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ tài nguyên Biển Đông.

Cơ quan công an biên phòng phải kịp thời thông báo tình hình trị an cho nhân viên làm việc trên các đảo, bãi và vùng biển thuộc thành phố “Tam Sa”.

Điều 8: Ủy ban nhân dân thôn ven biển phải trợ giúp chính quyền nhân dân và cơ quan công an biên phòng bảo vệ việc trị an biên phòng, ủng hộ các tổ chức mang tính quần chúng như: hiệp hội tàu thuyền, hiệp hội ngư dân …vv triển khai các hoạt động như: giáo dục, phục vụ, quản lý, cứu trợ …vv về trị an biên phòng.

Chương 2: Quản lý giấy tờ biên phòng khi đi biển

Điều 9: Các tàu thuyền đi biển ngoài việc xin các giấy tờ có liên quan của Bộ, ngành chủ quản theo quy định phải xin làm đăng ký hộ tịch của tàu ở cơ quan công an biên phòng nơi tàu đăng ký hoặc nơi tàu đang đậu để nhận “Sổ hộ khẩu tàu đi biển”.

Điều 10: Đối với những nhân viên đủ 16 tuổi đi biển mà chưa có “Chứng nhận thuyền viên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” hoặc “Sổ phục vụ thuyền viên” phải đến cơ quan công an biên phòng nơi tàu đăng ký hoặc nơi tàu đang đậu để xin cấp “Giấy phép đi biển”.

Điều thứ 11: Cơ quan công an biên phòng phải công bố các thủ tục để làm giấy phép đi biển như: căn cứ, điều kiện, trình tự, kỳ hạn, các giấy tờ cần nộp…vv tại nơi cấp hoặc trên trang mạng của cơ quan.

Cơ quan công an biên phòng phải hoàn tất thủ tục trong ba ngày làm việc kể từ khi thụ lý việc xin cấp, đối với trường hợp đủ điều kiện phải cấp chứng nhận liên quan; có thể xử lý ngay tại chỗ phải làm luôn, đối với các trường hợp không phù hợp phải nói rõ lí do và có thông báo cho đương sự.

Giấy phép đi biển do cơ quan công an biên phòng của thành phố, huyện, huyện tự trị cấp phát, khi cần thiết có thể ủy thác đồn công an biên phòng cấp phát.

Điều thứ 12: Tàu thuyền đi biển khi tiến hành cải tạo làm mới, hoán đổi mục đích sử dụng, mua bán, chuyển nhượng, thuê mượn, phá bỏ, sau khi làm hết các thủ tục theo pháp luật, trong vòng 15 ngày làm việc phải xin đổi giấy phép đi biển hoặc thủ tục loại bỏ tại cơ quan công an biên phòng đã cấp phép cho tàu thuyền.

Nếu có sự thay đổi về thuyền viên của tàu, tất cả mọi người trên tàu hoặc người phụ trách phải làm thủ tục xin đổi tại cơ quan công an biên phòng trước khi tàu ra biển.

Điều thứ 13: Cơ quan công an biên phòng thành phố “Tam Sa” có thể tiếp nhận ủy thác của cơ quan công an biên phòng nơi cấp phép để làm các thủ tục như: thay đổi giấy phép đi biển, thủ tục loại bỏ đối với tàu thuyền và thuyền viên làm việc tại các đảo và vùng biển của thành phố “Tam Sa”.

Điều thứ 14: Giấy phép đi biển không được gạch xóa, ngụy tạo, cho mượn, mua bán. Khi giấy phép đi biển bị mất hoặc hư hỏng, phải kịp thời xin cấp bổ sung.

Điều thứ 15: những người xin cấp giấy phép đi biển khi có một trong số những tình trạng dưới đây, cơ quan công an biên phòng sẽ không cấp: (1) Chưa đủ 16 tuổi; (2) chưa chấp hành xong án phạt hoặc là bị cáo, người tình nghi phạm tội trong vụ án hình sự; (3) có án dân sự chưa kết thúc, tòa án nhân dân không cho phép xuất cảnh; (4) có các hành vi vi phạm như: buôn lậu, lén vượt biên…vv bị xử lý chưa quá 6 tháng; (5) có các hành vi buôn lậu, gây nguy hại cho việc quản lý biên giới đã bị xử lý nhưng từ lúc chấp hành xong chưa quá 3 năm; (6) bị treo giấy phép đi biển chưa đầy 6 tháng; (7) những người theo quy định của Trung Quốc không cho phép xuất cảnh, đi biển.

Thuyền viên đã xin cấp giấy phép đi biển, trong thời gian chứng nhận còn hiệu lực mà vi phạm một trong những khoản trên, cơ quan an ninh biên phòng trong quyền hạn và chức trách của mình phải ngăn họ đi biển đồng thời hủy bỏ giấy phép đi biển.

Chương 3: Quản lý tàu thuyền và thuyền viên đi biển.

Điều thứ 16: tàu và thuyền viên đi biển phải mang theo tàu giấy phép đi biển hợp pháp có hiệu lực, chịu sự kiểm tra và quản lý của cơ quan công an biên phòng.

Những người không phải là thuyền viên đi biển phải mang theo chứng nhận nhân thân còn hiệu lực như: chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, giấy thông hành của Hồng Công, Đài Loan, Ma Cao, chịu sự kiểm tra và quản lý của cơ quan công an biên phòng.

Chủ tàu không được thuê người không có giấy phép đi biển hoặc chở những người không mang giấy tờ tùy thân có hiệu lực đi biển.

Điều thứ 17: Đối với các tàu có tên, số hiệu không theo quy định; hoặc tên tàu, số hiệu tàu không rõ ràng hoặc tự ý thay thế, sơn lại, ngụy tạo tên tàu, số hiệu tàu, cấm đi biển.

Điều thứ 18: Các công ty hoặc cá nhân đóng, cải tạo, tháo dỡ tàu phải gửi hồ sơ cho cơ quan công an biên phòng nơi ở trong vòng 5 ngày sau khi hoàn thành các thủ tục.

Điều thứ 19: tàu thuyền thực thi trách nhiệm trị an biên phòng. Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm trị an biên phòng của tàu, phụ trách thực thi trách nhiệm trị an biên phòng của tàu. Nếu đủ điều kiện, phải lập tổ bảo vệ trị an hoặc chỉ định nhân viên bảo vệ trị an, trợ giúp việc bảo vệ biên phòng trị an.

Điều thứ 20: Khi tàu thuyền dừng tại cảng, phải dừng tàu, bốc dỡ hàng hóa, thuyền viên lên xuống đúng nơi quy định. Tàu dừng ở cảng phải cử người trực theo quy định.

Điều thứ 21: Nơi tàu thuyền tập trung dừng đỗ có thể lập tổ quản lý tàu thuyền, phụ trách việc quản lý và kiểm tra, trợ giúp công an biên phòng bảo vệ trật tự trị an biên phòng của cảng khẩu, tàu thuyền.

Điều thứ 22: tàu bè ra vào cảng, bến tàu hoặc các điểm dừng đỗ khác, ngoài việc xin làm thủ tục ra vào cảng ở các Bộ ngành chủ quản liên quan còn phải xin làm thủ tục chứng nhận biên phòng ra vào cảng ở cơ quan công an biên phòng và chịu sự kiểm tra. Đối với các tàu thuyền như: du thuyền và các tàu cá gần bờ có thể miễn làm giấy phép đi biển. Cụ thể, do cơ quan công an biên phòng xác định và công bố.

Các tàu thuyền như: du thuyền, tàu du lịch xuất nhập cảnh phải làm thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định của quốc gia hoặc tỉnh.

Điều thứ 23: Du thuyền, tàu du lịch trước khi khởi hành, câu lạc bộ du thuyền hoặc mọi người trên du thuyền, tàu du lịch phải thông báo danh sách, phương thức liên lạc của thuyền viên, hành khách qua hệ thống thông tin, mạng, fax của cơ quan công an biên phòng. Cơ quan công an biên phòng phải cung cấp dịch vụ thuận tiện cho việc khởi hành của du thuyền, tàu du lịch.

Điều thứ 24: tàu thuyền và thuyền viên của Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan cần dừng ở cảng, bờ biển của tỉnh Hải Nam phải dừng đỗ và xuống ở nơi quy định, chịu sự kiểm tra, quản lý của cơ quan công an biên phòng; làm chứng nhận và thủ tục có liên quan.

Khi chưa đuợc các cơ quan hữu quan phê chuẩn, bất cứ đơn vị hay cá nhân nào đều không đuợc dẫn đuờng cho các tàu mang quốc tịch nước ngoài (bao gồm không mang quốc tịch) và các tàu của Đặc khu hành chính Hồng Kông, Ma Cao, khu vực Đài Loan vào các cảng, nơi neo đậu không đuợc chỉ định hoặc chưa mở cửa cho các tàu nói trên.

Đối với một trong số trường hợp thuộc Điều 25 dưới đây, sau khi bàn bạc với các cơ quan liên quan, cơ quan công an biên phòng tỉnh có thể thiết lập khu quản lý đặc biệt trị an biên phòng ven biển như khu cảnh giới trị an trên biển.

(i) Cần bảo vệ chủ quyền quốc gia

(ii) Cần bảo vệ nguồn tài nguyên Biển Đông

(iii) Cần đảm bảo công tác an ninh cho các hoạt động lớn, thi đấu

(iv) Cần đảm bảo hiện trường xảy ra các hành vi phạm pháp lớn

(v) Các trường hợp khác theo quy định pháp luật

Cơ quan công an biên phòng khi thiết lập khu vực quản lý đặc biệt trị an biên phòng ven biển như khu vực cảnh giới trị an trên biển, cần làm rõ các nội dung về phạm vi, thời hạn, cách thức quản lý và có thông báo.

Điều 26: Khi tàu thuyền bị thất lạc, bị cướp, bắt giữ hoặc xảy ra sự cố bất ngờ, tất cả người hoặc nguời có trách nhiệm trên tàu phải lập tức báo cáo cho cơ quan công an nơi xảy ra sự cố và cơ quan công an biên phòng nơi tiếp nhận giấy phép biên phòng ra biển.

Điều 27: Khi thu thập các đồ vật như tàu thuyền, ngư cụ, vật tư nuôi trồng trong vùng biển do tỉnh quản lý, cần kịp thời trả lại cho nguời có quyền lợi; trong trường hợp không thể trao trả, cần báo cáo hoặc giao nộp cho cơ quan công an biên phòng hoặc các cơ quan hữu quan khác. Cơ quan công an biên phòng hoặc các cơ quan hữu quan khác cần kịp thời điều tra xác minh quyền sở hữu, trả lại cho người có quyền lợi; trong trường hợp không thể xác minh, tiến hành bán đấu giá hoặc bán lấy tiền mặt theo quy định pháp luật, số tiền thu được nộp vào ngân quỹ nhà nước.

Đối với các trường hợp tàu thuyền hay người nào thu thập các vật phẩm trôi dạt trên biển bị cấm như các vật phẩm gây nguy hại cho an ninh quốc gia, ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ buôn lậu, đồ gián điệp, cần kịp thời giao nộp cho cơ quan công ban biên phòng hoặc các cơ quan hữu quan khác; không được tàng trữ, giữ lại sử dụng hoặc tự ý xử lý.

Điều 28: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hải sự, ngư nghiệp hoặc các tranh chấp khác, các bên cần hiệp thương giải quyết hoặc báo cáo các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật, bất cứ bên nào cũng không được bắt giữ người, tàu thuyền hoặc các tài sản khác của bên kia, không được cố ý phá hỏng tàu thuyền hay các tài sản khác của bên khác.

Điều 29: Trong trường hợp chưa đuợc các cơ quan hữu quan phê chuẩn, các tàu và người đi biển không được đi vào các vùng biển, đảo và khu vực quản lý đặc biệt trị an biên phòng ven biển mà nhà nước cấm hoặc hạn chế đi vào; không đuợc xâm nhập trái phép hoặc tổ chức người khác xâm nhập trái phép các vùng biển của nước khác hoặc các vùng biển của Hồng Kông, Ma Cao và vùng biển có sự kiểm soát thực tế của Đài Loan; không được tự ý áp sát tàu thuyền quốc tịch nước ngoài (kể cả không quốc tịch) hoặc tàu thuyền Hồng Kông, Ma Cao và khu vực Đài Loan.

Trong trường hợp tránh nguy hiểm hoặc do bất khả kháng mà để xảy ra các trường hợp trên, cần lập tức rời đi sau khi đã giải quyết nguyên nhân, và thông báo cho cơ quan công an biên phòng sau khi đã về đến cảng.

Đối với tàu thuyền và người ra biển do nhu cầu tránh nguy hiểm khẩn cấp và các nhu cầu bất khả kháng khác phải vào khu quản lý quân sự, cần phục tùng sắp xếp của cơ quan quân sự. Cơ quan quân sự cần có sự hỗ trợ cần thiết.

Điều thứ 30: bất cứ tàu thuyền và thuyền viên trong vùng biển quản hạt hoặc vùng ven biển của tỉnh đều không được có những hành vi như: (1) vận chuyển vũ khí đạn dược, buôn bán thuốc phiện, buôn lậu, xuất nhập cảnh phi pháp; (2) mang phi pháp các vật phẩm được quản lý chặt như: vũ khí, đạn dược, chất nổ các vật phóng xạ; (3) sử dụng kích điện, đầu độc, nổ mìn và các phương thức tác nghiệp có khả năng gây nguy hại an toàn công cộng; (4) làm tổn hại các thiết bị công cộng như: cáp điện, đường ống đáy biển, biển hàng hải, biển nổi trên biển; (5) trộm cướp và cố ý đâm va, hủy hoại, chiếm dụng tàu thuyền, lưới cụ và các thiết bị sản xuất sinh hoạt khác của người khác; (6) ngăn chặn bất hợp pháp, truy đuổi, ép buộc lên thuyền của người khác; (7) cưỡng ép thu mua, rao bán, trao đổi hải sản đánh bắt được hoặc vật phẩm khác…vv; (8) đánh bắt buôn bán các cổ vật, tàu đắm ở đáy biển bất hợp pháp; (9) vận chuyển, tàng trữ, buôn bán dầu thành phẩm; (10) các hành vi vi phạm pháp luật, pháp quy khác.

Điều thứ 31: tàu thuyền nước ngoài và thuyền viên vào vùng biển quản hạt của tỉnh phải tuân thủ pháp luật, pháp quy của Trung Quốc, không được có những hành vi vi phạm việc quản lý trị an biên phòng ven biển dưới đây: (1) dừng tàu thuyền hoặc thả neo bất hợp pháp khi đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý, cố tình gây sự; (2) chưa được phép mà tự động xuất nhập cảnh hoặc thay đổi cửa khẩu nhập cảnh; (3) lên các đảo do tỉnh Hải Nam quản lý một cách bất hợp pháp; (4) phá hoại các thiết bị biên phòng hoặc các trang thiết bị sản xuất trên các đảo do tỉnh Hải Nam quản lý; (5) tổ chức hoạt động tuyên truyền xâm phạm chủ quyền quốc gia hoặc nguy hại đến an ninh quốc gia; (6) các hành vi vi phạm công tác quản lý trị an biên phòng ven biển mà các luật và quy định khác quy định.

Biểu dương, khen thưởng đối với những đơn vị và cá nhân có thành tích nổi bật hoặc cống hiến to lớn trong việc phối hợp hiệp trợ các cơ quan công an biên phòng duy trì trật tự trị an biên phòng, chấn áp các hoạt động phạm tội.

Chương 4: Dịch vụ và giám sát:

Điều 32: Các việc như: xin chứng nhận biên phòng đi biển, chứng nhận biên phòng cho tàu bè ra vào cảng, hồ sơ trước khi xuất hành có thể nộp thông qua các phương thức như: điện báo, fax, email…vv.

Điều 33: Cơ quan công an biên phòng có thể thông qua các phương thức như: đi thăm, trạm dịch vụ cảnh báo trên biển và các phương thức khác để kịp thời thu thập, nắm bắt thông tin về tàu thuyền, nhân viên đi biển.

Đối với các tai nạn xảy ra tại vùng biển do tỉnh Hải Nam quản hạt, cơ quan công an biên phòng phải áp dụng các biện pháp kịp thời và cung cấp sự trợ giúp.

Điều 34: Cơ quan công an biên phòng nên triển khai hoạt động tuyên truyền quản lý trị an mang tính thường xuyên, sử dụng thời gian tàu về cảng như: mùa nghỉ đánh bắt cá để tiến hành việc giáo dục kiến thức pháp luật có liên quan cho người đi biển.

Chính quyền nhân dân và các đơn vị kinh doanh phải tăng cường việc quản lý tàu thuyền và thuyền viên đi biển, giáo dục tuyên truyền về chính sách, pháp luật, an toàn, bảo mật cho thuyền viên.

Điều thứ 35: các nhân viên cơ quan công an biên phòng khi thực thi nhiệm vụ phải chỉnh đốn trang phục, xuất thẻ công tác, làm việc một cách văn minh.

Điều thứ 36: Cơ quan công an biên phòng khi thực hiện việc quản lý trị an biên phòng có quyền điều tra thông tin về tàu và thuyền viên đi biển đối với đơn vị và cá nhân liên quan.

Điều thứ 37: Cơ quan công an biên phòng khi thực thi công vụ phát hiện tàu thuyền hoặc thuyền viên có hành vi vi phạm về quản lý hải sự, quản lý ngư chính, giám sát hải quan….vv phải ngăn chặn, đồng thời thông báo cho các Bộ ngành liên quan xử lý.

Điều thứ 38: bất cứ đơn vị hoặc cá nhân đều phải tuân thủ các quy định về quản lý trị an biên phòng, trợ giúp cơ quan công an biên phòng bảo vệ trật tự, đối với các hành vi vi phạm điều lệ có quyền ngăn chặn hoặc báo cho co quan công an biên phòng.

Chương 5: Trách nhiệm pháp lý

Điều 39. Đối với các trường hợp vi phạm quy định như dưới đây, cơ quan công an biên phòng sẽ cảnh cáo, có thể phạt đến 500 Tệ đối với mọi người trên tàu thuyền hoặc người phụ trách và nhân viên có trách nhiệm trực tiếp đối với tàu thuyền: (1) Không đem theo giấy phép đi biển của biên phòng; (2) Nhân viên tác nghiệp sản xuất trên tàu thuyền ra biển đã thay đổi mà chưa làm thủ tục thay đổi; (3) Tàu thuyền ra biển đi vào các bến cảng hoặc các bến bãi đỗ khác mà chưa làm thủ tục biên phòng xuất nhập cảng; (4) Tàu thuyền ra biển không dừng, đỗ, chất dỡ hàng hóa và thay đổi nhân viên tại các khu vực và vị trí quy định.

Điều 40: Đối với các trường hợp vi phạm quy định như dưới đây, cơ quan công an biên phòng sẽ cảnh cáo, có thể phạt từ 200 Tệ đến 1000 Tệ đối với mọi người trên tàu thuyền hoặc người phụ trách và nhân viên có trách nhiệm trực tiếp đối với tàu thuyền: (1) Nhân viên tác nghiệp sản xuất ra biển chưa có giấy phép ra biển của biên phòng; (2) Tẩy xóa, làm giả, dùng sai, chuyển nhượng, mua bán giấy phép ra biển của biên phòng; (3) Tàu thuyền ra biển mà chưa được biên chế tên tàu, số hiệu tàu, hoặc tên tàu, số hiệu tàu mờ nhạt hay tháo đổi, che chắn, sơn lại, làm giả tên tàu, số hiệu tàu; (4) Tàu vận tải, tàu du lịch khởi hành mà chưa báo cáo đầy đủ danh sách nhân viên kỹ thuật, hành khách và các phương thức liên hệ ứng cứu.

Điều 41. Đối với các trường hợp vi phạm quy định như dưới đây, cơ quan công an biên phòng sẽ cảnh cáo, có thể phạt từ 1000 Tệ đến 5000 Tệ, tình tiết nghiêm trọng, xử phạt từ 5000 đến 10000 Tệ đối với mọi người trên tàu thuyền hoặc người phụ trách và nhân viên có trách nhiệm trực tiếp đối với tàu thuyền: (1) Tàu thuyền ra biển không xin giấy phép ra biển của biên phòng theo quy định; (2) Tàu thuyền ra biển tiến hành cải tạo đổi mới hoặc thay đổi mục đích sử dụng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, báo hỏng, mất tích mà chưa làm thủ tục thay đổi hoặc mua bán.

Điều 42. Đối với các trường hợp vi phạm quy định như dưới đây, cơ quan công an biên phòng có thể phạt từ 500 Tệ đến 5000 Tệ đối với mọi người trên tàu thuyền hoặc người phụ trách và nhân viên có trách nhiệm trực tiếp đối với tàu thuyền, nếu cấu thành tội phạm sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự: (1) Thuê nhân viên không có giấy phép ra biển của biên phòng hoặc chở nhân viên chưa có giấy tờ tùy thân có hiệu lực ra biển; (2) Tàng trữ, sử dụng hoặc tự ý xử lý các vật phẩm phi pháp trôi nổi trên biển.

Điều 43: Các xí nghiệp sửa chữa cải tạo tàu thuyền hoặc cá nhân đóng mới, cải tạo, tháo dỡ tàu thuyền mà chưa báo cơ quan công an biên phòng theo quy định, thì cơ quan công an biên phòng sẽ xử phạt từ 1.000 đến 5.000 Tệ.

Điều 44: Đối với các trường hợp vi phạm quy định như dưới đây, cơ quan công an biên phòng có thể phạt 1000 đến 5000 Tệ đối với mọi người trên tàu thuyền hoặc người phụ trách và nhân viên có trách nhiệm trực tiếp đối với tàu thuyền; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, xử phạt từ 5000 đến 10000 Tệ và treo giấy phép ra biển của biên phòng; nếu cấu thành tội phạm, sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật: (1) Tự ý xâm nhập các khu vực quản lý đặc biệt về trị an của biên phòng ven biển như khu cảnh giới trị an trên biển…(2) Xâm nhập phi pháp hoặc tổ chức cho người khác xâm nhập phi pháp vùng biển của nước khác hoặc vùng biển của các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Ma Cao hoặc vùng biển do khu vực Đài Loan kiểm soát thực tế; (3) Tự ý áp sát các tàu thuyền mang quốc tịch nước khác (gồm cả không quốc tịch) hoặc của các khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Ma Cao và khu vực Đài Loan; (4) Vì lánh nạn khẩn cấp và các nguyên nhân bất khả kháng khác mà xâm nhập vào các vùng biển, đảo và khu vực quản lý trị an đặc biệt biên phòng ven biển, những nơi cấm hoặc hạn chế xâm nhập, hoặc áp sát tàu thuyền mang quốc tịch khác (gồm cả không quốc tịch), khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Ma Cao, khu vực Đài Loan, mà chưa báo cáo cơ quan công an biên phòng; (5) Dẫn tàu thuyền mang quốc tịch khác (gồm cả không quốc tịch), của khu hành chính đặc biệt Hồng Công, Ma Cao, khu vực Đài Loan đến đỗ tại cảng biển, nơi neo đậu không được chỉ định hoặc chưa mở đối với những tàu thuyền như vậy.

Điều 45. Với các tàu thuyền không tên, không số, không giấy phép, không quốc tịch mà đi lại, tác nghiệp, dừng đỗ hoặc thực hiện các hoạt động khác trong phạm vi vùng biển quản lý của tỉnh, thì cơ quan công an biên phòng hoặc các cơ quan khác theo quy định của pháp luật pháp quy, ra lệnh cho chủ thuyền phải làm các giấy phép liên quan trong thời hạn nhất định, đồng thời xử phạt từ 5000 tệ đến 20000 tệ; quá kỳ hạn mà chưa làm hoặc từ chối không làm, có thể tịch thu thuyền, đồng thời có thể xử phạt đến gấp đôi giá trị của thuyền.

Điều 46. Cơ quan công an biên phòng khi điều tra xử lý các tàu thuyền vận tải tàng trữ mua bán phi pháp dầu thành phẩm không đủ thủ tục, tiến hành tịch thu; tịch thu các sản phẩm có được do phi pháp.

Với các vụ án dầu thành phẩm buôn lậu, cần xử lý theo quy định liên quan.

Điều 47. Tàu thuyền nước ngoài và các nhân viên trên thuyền thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 31, cơ quan công an biên phòng có thể căn cứ theo pháp luật thực hiện các biện pháp khám xét, bắt giữ, trục đuổi, lệnh dừng thuyền, đổi hướng, quay trở lại… có thể tịch thu tàu thuyền hoặc các công cụ thiết bị trên thuyền, đồng thời căn cứ vào “Luật xử phạt quản lý trị an nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Luật quản lý xuất nhập cảnh nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”… để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Điều 48. Cơ quan công an biên phòng xử lý các vụ vi phạm trị an biên phòng, để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đề phòng tổn hại chứng cứ, tránh để xảy ra nguy hiểm, kiểm soát rủi ro, qua phê chuẩn của người phụ trách cơ quan công an biên phòng cấp huyện trở lên, có thể tạm thời bắt giữ tàu thuyền vi phạm hoặc các thiết bị trên tàu.

Điều 49. Cơ quan công an biên phòng và các nhân viên công tác lạm dụng chức quyền, tìm kiếm tư lợi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo pháp luật những người quản lý trực tiếp và các nhân viên có liên quan trực tiếp; trường hợp cấu thành tội phạm sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.

Điều 50: Những hành vi chưa được quy định xử phạt ở đây mà pháp luật, pháp quy đã có quy định khác thì xử lý theo quy định đó.

Chương 6.

Điều 51. Việc áp dụng cụ thể quy định này do chính quyền nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải thích.

Điều 52. quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2013./.

Theo Xinhua (ngày 31/12)

Vũ Hiền (gt)