South-China-Sea-400x299.jpg

1. Đánh giá về động thái mới nhất của Trung Quốc là gì?

Trung Quốc thử nghiệm hạ cánh một máy bay hàng không dân dụng trên đường băng tại bãi đá Chữ Thập là trong dự kiến sau khi hoàn thành xây dựng đường băng và các cơ sở hỗ trợ cơ bản. Trung Quốc sẽ dần dần đẩy mạnh hoạt động hàng không dân dụng cùng với việc cải tiến cơ sở hạ tầng, bao gồm các cơ sở lưu trữ nhiên liệu, bảo dưỡng và sửa chữa. Chúng ta có thể chờ đợi việc xảy ra tương tự như vậy tại bãi đá Xu Bi và bãi đá Vành khăn.

2. Nhiều chuyên gia an ninh cho rằng sân bay có thể chứa hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ quân sự hóa những đảo nhân tạo này?

Một sân bay dài 3.000 m có thể chứa tất cả các máy bay quân sự hiện tại của Trung Quốc. Nhưng để đảm bảo sự hiện diện thường trực của Trung Quốc, cần xây dựng bãi đỗ máy bay, kho nhiên liệu, và các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa. Trung Quốc có khả năng đỗ máy bay dân sự làm nhiệm vụ thực thi pháp luật hàng hải trên các đảo nhân tạo lúc ban đầu. Việc đỗ máy bay quân sự sẽ thực hiện sau khi Trung Quốc xét đoán thời điểm chín muồi, nhưng đây có khả năng là máy bay tuần tra hàng hải cơ bản. Trung Quốc vẫn chưa xây dựng lực lượng không quân báo hiệu sự chuyển đổi các đảo nhân tạo cho mục đích quân sự. Việc triển khai các máy bay chiến đấu J-11BH/BHS tiên tiến đến đảo Phú Lâm trong tháng 10/2015 là một điềm báo trước về những gì có thể xảy ra ở quần đảo Trường Sa.

3. Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc sẽ gửi một máy bay lớn hơn, giống như máy bay Airbus đến bãi Chữ thập. Việt Nam nên phản ứng thế nào?

Trung Quốc đã có hơn hai trăm máy báy Airbus A320. Hiện nay Trung Quốc không đỗ máy bay Airbus thường xuyên tại một trong những hòn đảo nhân tạo vì cơ sở hạ tầng ở đó chưa đủ điều kiện. Trung Quốc có thể hạ cánh và cất cánh từ đảo nhân tạo và chở 140-160 hành khách trên mỗi chuyến bay. Trung Quốc có thể thay thế toàn bộ thủy thủ canh giữ trên tàu gác tại vùng biển hoặc mang gia đình ra đảo thăm các ngư dân, các nhà khoa học và/hoặc nhân viên khác. Nếu như Trung Quốc sử dụng máy bay Airbus để làm vậy thì họ đã có thể thuyết phục thế giới công việc xây dựng các đảo nhân tạo là vì mục đích dân sự. Việt Nam có thể phản đối. Rõ ràng là ASEAN cũng như Mỹ sẽ không đối đầu với Trung Quốc trực tiếp và Trung Quốc sẽ lợi dụng điều này để tăng cường các hoạt động kiểm soát.

4. Mỹ triển khai tàu chiến và máy bay tuần tra hàng hải ở Biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp trong năm 2015. Ông có cho rằng Washington sẽ phản ứng nếu Trung Quốc có hành động quyết đoán hơn ở Biển Đông, ví dụ, gửi máy bay lớn hơn đến các đường băng trên các đảo nhân tạo?

Mỹ chỉ thực hiện hai lần tuần tra tự do hàng hải (FONOP) vào năm 2015, không rõ hoạt động FONOP dự định để đạt mục đích gì. Một NPN Lầu Năm Góc cho biết họ đã tiến hành tuần tra "đi qua vô hại". Thay vì thách thức tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc, Mỹ đã chấp nhận tuân theo tình trạng tự nhiên được hình thành theo luật pháp quốc tế của đảo nhân tạo. Nếu các hoạt động FONOP chỉ đến gần mà không đi vào vùng 12 hải lý, thì coi như Mỹ tuân theo một khu vực hàng hải đến một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc không được hưởng chủ quyền. Mỹ cho biết họ sẽ tiếp tục tiến hành FONOP mỗi quý bắt đầu từ tháng 1. Để có hiệu lực, Mỹ cần phải đi tàu tuần tra đến gần hơn các đảo nhân tạo, gần hơn vùng 12 hải lý. Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền vùng lãnh hải 12 hải lý hoặc bất kỳ không phận của đảo nhân tạo theo luật quốc tế. Họ chỉ được hưởng một vùng an toàn 500 mét. Mỹ không có khả năng thách thức các hoạt động hạ cánh và cất cánh sân bay dân dụng trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc vì đây là một vấn đề riêng không thuộc khu vực hàng hải bất hợp pháp.

5. Theo đánh giá của ông, với tham vọng của Trung Quốc, những gì sẽ xảy ra tiếp theo tại Biển Đông?

Trung Quốc sẽ điều chỉnh hành động của mình và dần dần chiếm Biển Đông thông qua các hoạt động trên các đảo nhân tạo. Trong năm 2016, Trung Quốc sẽ cần chuẩn bị đối phó với bất kỳ quyết định bất lợi nào củaTòa án trọng tài quốc tế đối với trường hợp kiện của Philippines. Trung Quốc sẽ bỏ qua bất kỳ quyết định nào đi ngược lại lợi ích của mình và sẽ đẩy mạnh hoạt động cho đến khi các hoạt động đó được coi là thường xuyên và bình thường đối với các nước trong khu vực. Trung Quốc cũng hy vọng rằng hoặc Tòa án Tối cao Philippines sẽ coi Hiệp định Tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ là không phù hợp với hiến pháp và/hoặc là Tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ hợp tác hơn với Trung Quốc. Chúng ta có thể sẽ thấy sự hiện diện thường trực của tàu đánh cá, khai thác dầu và cảnh sát biển của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Quân đội Trung Quốc đã có mặt để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về thông tin liên lạc, radar tầm xa và thiết bị chiến tranh điện tử. Chúng ta sẽ thấy tàu khu trục hải quân Trung Quốc trên trạm cố định và cuối cùng là máy bay quân sự.

Tác giả: Giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc Scribd

Vũ Hiền (gt)