Trong số các hành động nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông làm phiền lòng các nước láng giềng và Mỹ nhiều nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ giải thích được tường tận là Trung Quốc đang đòi hỏi gì và tại sao lại coi vùng nước này là có tầm quan trọng về chiến lược.   

Các nước tranh cãi về chủ quyền chú ý nhiều nhất đến hai quần đảo mà theo luật quốc tế không ảnh hưởng đến việc phân định biển. Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền với hai quần đảo dựa trên mối quan hệ lịch sử trong thiên niên kỷ trước mặc dù là về truyền thống Trung Quốc không thực hiện “việc chiếm đóng và kiểm soát hiệu quả” đối với cả hai quần đảo.  

Dường như là Trung Quốc đang đưa ra những đòi hỏi “lịch sử” đối với Biển Đông nhưng Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ là Trung Quốc đòi hỏi những vùng nước đó là vùng nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, vùng nối dài của thềm lục địa hoặc vị thế nào đó duy nhất ở khu vực. Trung Quốc chỉ xuất bản đường cơ sở thẳng để phác họa vùng lãnh hải 12 hải lý mà bao gồm Hoàng Sa nhưng chưa bao giờ làm việc đó với Trường Sa.  

Làm thế nào để cải thiện tình hình? Trung Quốc dường như muốn đàm phán đòi hỏi về lãnh thổ và biên giới với từng nước tranh chấp theo một loạt các đàm phán song phương. Các nước khác mong muốn đám phán đa phương vì tính đến an ninh và sức mạnh đàm phán theo số đông.  

Tương tự như với Biển Hoa Đông, bước đầu tiên là các nước cần phải thống nhất về tính chất không quan trọng của cuộc tranh chấp liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo nhằm mục đích xác định biên giới biển. Trường Sa không có người ở và không có khả năng duy trì cuộc sống kinh tế, và do đó theo Luật Biển các đảo này không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Mặc dù giờ đây Hoàng Sa có thể coi là có người ở, các bên liên quan buộc phải thỏa hiệp cần phải được đàm phán về giới hạn đối với những đòi hỏi mà vị thế này mang lại. Sẽ dễ hơn rất nhiều để thỏa hiệp về đường biên giới biển nếu tất cả các nước láng giềng đồng ý, như là Trung Quốc đã đồng ý, tương tự như đảo Senkaku - Điếu Ngư, rằng các đảo và bãi đá không ảnh hưởng đến việc phân định biển.  

Theo cách tiếp cận này, việc phân định công bằng có thể được tiến hành tính từ đường biên giới trên bộ của thềm lục địa và các đảo lớn của các quốc gia gần kề, thừa nhận Hoàng Sa là một nét đặc trưng và do đó trao cho Trung Quốc vùng đại dương đáng kể trong khu vực gần nhất với Trung Quốc. Điều đó sẽ cho phép các nước trong khu vực cùng làm việc với nhau để khai thác tài nguyên của Biển Đông vì lợi ích của nhân dân các nước và đảm bảo “hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế và thịnh vượng” và “tự do hàng hải và đường bay” như tuyên bố năm 2002 đã thông qua.

 

Nguồn :Hoa Nam buổi sáng

(Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập Website)