Tàu hải quân Việt Nam HQ375, một trong hai tàu tham gia tuần tra chung và thăm cảng Trung Quốc. Ảnh: QĐND.

 

Trong thời gian vấn đề Biển Đông nóng lên vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam và các Ban ngành liên quan khi bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông nhiều lần nêu Trung Quốc vi phạm nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước. Việc Việt Nam liên tục nhấn mạnh “nhận thức chung cấp cao” là ý đồ gì ? thế nào là nhận thức chung cấp cao hai nước và nội dung những nhận thức chung đó là gì ?

chuyến thăm Trung Quốc của Đặc phái viên Lãnh đạo cấp cao, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam vừa qua, hai bên đã trình bày lập trường và chủ trương của Lãnh đạo cấp cao hai nước về quan hệ song phương và vấn đề Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh cần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Tung – Việt không ngừng phát triển theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt. Trong vấn đề Biển Đông, cần giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc”; thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất. Những nội dung này cũng thuộc “nhận thức chung lãnh đạo cấp cao” hai nước nhưng nhìn xa hơn thì không chỉ có vậy.

Bước vào thế kỷ 21 trở lại đây, hai nước tiến hành thăm viếng cấp cao tấp nập, đã đạt được nhiều nhận thức chung trên các lĩnh vực trong quan hệ giữa hai nước, trong đó bao gồm nhận thức chung về vấn đề Biển Đông, đã xác định nguyên tắc, phương hướng xử lý vấn đề Biển Đông và đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong vấn đề Biển Đông v.v.

Trong các chuyến thăm cấp cao hai bên nhiều lần nhấn mạnh: cần kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài hai bên cùng chấp nhận trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Đây cần được coi là nguyên tắc lớn trong xử lý vấn đề Biển Đông giữa hai nước. Chỉ có kiên trì nguyên tắc lớn này hai nước mới có thể thiết lập được cơ chế hiệp thương, đàm phán đối với vấn đề Biển Đông, mới có thể đàm phán hoàn tất Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá VBB, triển khai tiến hành tuần tra chung trên VBB. Đây cũng là kết quả quan trọng trong quá trình hai bên hướng tới “tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài hai bên cùng chấp nhận”. Bên cạnh đó, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định: không áp dụng các hành động làm phức tạp hóa và mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, nảy sinh bất đồng cần kịp thời tiến hành trao đổi với thái độ bình tĩnh và xây dựng để xử lý thỏa đáng, không nên do bất đồng làm ảnh hưởng quan hệ hai nước phát triển bình thường. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng mà hai nước đã xác định trong xử lý vấn đề Biển Đông.

Về phương hướng xử lý vấn đề Biển Đông, hai nước đã đồng ý trước khi vấn đề Biển Đông được giải quyết, hai bên cần áp dụng tinh thần dễ trước khó sau, tích cực tìm kiếm, tăng cường hợp tác trên trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước. Sự hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm có lợi cho việc tích lũy sự tin cậy lẫn nhau trong vấn đề Biển Đông và cũng là “con đường quan trọng” để hai nước hướng tới “tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài hai bên cùng chấp nhận” trong vấn đề Biển Đông. Điều quan trọng hơn là, hai nước đã nhiều lần đồng ý: tiếp tục thúc đẩy đàm phán vấn đề trên biển; cùng duy trì tình hình ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định vùng biển bên ngoài cửa VBB và tích cực nghiên cứu, đàm phán vấn đề khai thác chung ở vùng biển này, đồng thời sớm khởi động khảo sát chung ở vùng biển này. Hai bên cũng nhấn mạnh cần nghiêm chỉnh nghiên cứu vấn đề khai thác chung để tìm ra mô hình và khu vực cùng khai thác phù hợp với Luật và thông lệ quốc tế, đặc biệt là tinh thần Công ước LHQ về Luật biển 1982 và DOC mà hai bên cùng chấp nhận. Nhận thức chung giữa hai nước về phương hướng xử lý vấn đề Biển Đông đã rõ ràng đề xuất vấn đề ‘cùng khai thác chung”. Cần coi đây là bản lộ trình trong quá trình “tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài hai bên cùng chấp nhận” trong vấn đề Biển Đông.

 Ngoài ra, sự đánh giá cao của Lãnh đạo cấp cao hai nước đối với những kết quả đã đạt được trong quá trình trao đổi, đàm phán về vấn đề Biển Đông cũng như những hợp tác đang được tiến hành cũng cần được coi là nhận thức chung giữa hai nước. Những kết quả và hợp tác đó bao gồm: Hiệp định phân định VBB; Hiệp định hợp tác nghề cá VBB; cùng duy trì trật tự trên biển và trật tự sản xuất nghề cá trên biển; tích cực triển khai điều tra liên hợp tài nguyên nghề cá trong khu vực đánh cá chung VBB; “Thỏa thuận công tác địa chấn biển liên hợp 3 bên tại khu vực thỏa thuận ở biển Đông”, Thỏa thuận khung hợp tác dầu khí ở khu vực thỏa thuận VBB, thúc đẩy việc triển khai công tác thăm dò khai thác các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định đạt tiến triển thực chất, duy trì trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn ở VBB v.v.

Lãnh đạo cấp cao đánh giá cao những thành quả hai bên đạt được và những lĩnh vực hợp tác đang được tiến hành cho thấy hai bên coi trọng sự hợp tác, nhấn thức được tính quan trọng của việc tiến hành hợp tác trong vấn đề Biển Đông. Nếu nghiên cứu kỹ nội dung “nhận thức chung”hai nước trong vấn đề Biển Đông có thể phát hiện việc dùng từ có một đặc điểm là hay dùng các từ như “cố gắng”, “sớm”, “đẩy nhanh thực hiện”, “thúc đẩy vững chắc” v.v cho thấy “nhận thức chung” vẫn chưa phải là tình hình thực tế, vẫn cần sự nỗ lực chung của cả hai bên song đã cho thấy hai bên đều có mong muốn chung là nỗ lực để đạt được. Đồng thời việc dùng từ như vậy cũng cho thấy trong quá trình thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, trong mỗi lĩnh vực khác nhau có những mức độ và trọng tâm khác nhau, có lĩnh vực cần sớm, có lĩnh vực cần đẩy nhanh thực hiện, có lĩnh vực cần thúc đẩy vững chắc. Điều này không chỉ phản ảnh tính cấp bách trong việc thúc đẩy “nhận thức chung” ở Biển Đông mà còn cho thấy tính thận trọng và kiên quyết.

Qua những những “nhận thức chung” của Lãnh đạo cấp cao hai nước cho thấy nội dung “cùng khai thác chung” là cốt lõi trong nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Việc Việt Nam gần đây nhiều lần nhấn mạnh “nhận thức chung” của Lãnh đạo cấp cao hai nước phải chăng có thể hiểu là Việt Nam cũng có mong muốn thúc đẩy “ cùng khai thác chung” giữa hai nước ?

Nhìn từ góc độ lập trường lâu nay của Việt Nam đối với tranh chấp ở Biển Đông thấy rằng Việt Nam sẽ không đồng ý “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Việt Nam luôn yêu cầu trước tiên phải phân định, xác định “chủ quyền” rồi mới bàn đến cùng khai thác, không muốn chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, sợ rằng điều đó sẽ làm mất đi yêu cầu về chủ quyền ở Biển Đông. Do đó Việt Nam kiên quyết trước hết phải xác định chủ quyền rồi mới đàm phán cùng khai thác. Theo báo chí gần đây cho biết, có học giả của Việt Nam tán thành việc cùng khai thác những trước hết trên một mức độ nào đó cần làm rõ vấn đề chủ quyền - điều này đã bộc lộ rõ thái độ của Việt Nam đối với chủ trương “cùng khai thác”.

Mặt khác, Việt Nam nhấn mạnh “nhận thức chung” của Lãnh đạo cấp cao cũng có sự lựa chọn, thường nhấn mạnh những khía cạnh có lợi trong nhận thức chung, những lĩnh vực không có lợi thì không nhắc đến, thậm chí bẻ cong hoặc phát triển thêm một số nội dung của “nhận thức chung”, cho thấy không muốn hướng tới “cùng khai thác chung” như trong “nhận thức chung”. Ví dụ như cuối tháng 5/2011, NFN/BNGVN đã nêu rõ giải quyết hòa bình tranh chấp, không làm phức tạp hóa tình hình là nhận thực chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, đồng thời nói rằng không có “nhận thức chung” nào nói Trung Quốc có quyền ngăn cản hoặc quấy rối các hoạt động của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh vế và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là sự bẻ cong và phát triển đối với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Do đó, với đánh giá chủ quan thấy rằng, Việt Nam không muốn cùng khai thác chung nhưng từ góc độ nội dung cốt lõi của “nhận thức chung” và việc Việt Nam nhấn mạnh đến nhận thức chung về logic có thể hiểu là Việt Nam cũng mong muốn thúc đẩy “cùng khai thác chung”, từ đó có thể cho rằng khả năng hai nước “cùng khai thác chung” đã tăng thêm.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Đặc phái viên Lãnh đạo cấp cao Việt Nam vừa qua, có thể nói là hai nước đã đạt được nhận thức chung về việc tích cực thực hiện “nhận thức chung giữa hai nước trong vấn đề Biển Đông”, cho thấy cả hai bên đều mong muốn thúc đẩy vấn đề Biển Đông phát triển trên quỹ đạo đúng đắn, theo chiều hướng tốt hơn. Nhận thức chung đạt được trong chuyến thăm lần này bao gồm nội dung “tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước” là để nhằm ngăn ngừa những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam gần đây. Việt Nam đã không tiếp tục có các hoạt động mới làm tranh chấp ở Biển Đông thêm căng thẳng như ban bố Lệnh tổng động viên, tiến hành diễn tập quân sự. Đồng thời, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam dẫn đoàn sang thăm Trung Quốc, tiến hành trao đổi cùng các cơ quan hữu quan của Trung Quốc; đặc biệt ra tuyên bố tầu chiến Mỹ thăm Việt Nam là hoạt động giao lưu định kỳ giữa hải quân hai nước, không phải là diễn tập quân sự… Những động thái này là nhằm tạo môi trường dư luận để Việt Nam chuyển sang “cùng khai thác chung”, tạo cơ sở để hai nước “tìm kiếm biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài hai bên cùng chấp nhận”./. 


Theo China News Review

Nhật Anh (gt)