Việc Trung Quốc (TQ) tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển và đảo tại Biển Đông không phải là điều mới mẻ, tuy nhiên, gần đây Bắc Kinh đã trở nên hung hăng hơn khi nước này tiến hành ít nhất 9 lần xâm phạm vào vùng Philippines tuyên bố chủ quyền và vài lần vào vùng của Việt Nam từ tháng Hai vừa qua.

TQ đang khai thác Công ước Luật Biển để làm chỗ dựa cho các tuyên bố chủ quyền của nước này tại các vùng biển gần. Họ cho rằng tàu thuyền Mỹ không được hoạt động tại khu vực mà họ coi là vùng đặc quyền kinh tế. Hơn thế nữa, TQ không chỉ coi Biển Đông đơn giản là vùng đặc quyền mà còn coi đây là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ. Hải quân TQ trước đây tập trung vào Đài Loan thì nay có thêm mục đích nữa là đảm bảo an ninh vùng biển gần với các đảo của NB, dọc theo chuỗi Ryukus, qua Đài Loan và Philippines tới eo biển Malaca, trong đó bao gồm cả Biển Đông.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, TQ cần hạn chế cánh tay của hải quân Mỹ, không cho tiếp cận với vùng biển quốc tế. Nếu đạt được mục tiêu này, Mỹ và các lực lượng khác sẽ khó trợ giúp Đài Loan, Nhật và PLP một khi bị TQ tấn công.

Mặc dù vẫn còn mạnh mẽ, hải quân Mỹ đang yếu dần đi và TQ hiểu điều này. Bên cạnh đó, Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải gần với lãnh thổ TQ hơn. Do vậy, hải quân TQ có thể tập trung vào việc kiểm soát các vùng biển lận cận.

Mỹ không thể để TQ gây nguy hiểm tới cam kết của mình với đồng minh hoặc can thiệp vào quyền đi lại tại vùng biển quốc tế của chúng ta. TQ không có quyền giả vờ rằng Biển Đông là của họ. Vật cản chủ yếu đối với tham vọng của TQ là hải quân Mỹ. Lực lượng này cần được đầu tư thêm nguồn lực.

Cho dù tuyên bố của TQ về các vùng biển gần sẽ gây ra sự đối đầu với Mỹ hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Tuy nhiên, TQ cần biết rằng bất cứ nỗ lực nào của họ nhằm thay đổi lại luật lệ và biến khu vực này thành vùng đặc quyền của mình sẽ gặp phải sự chống đối của Mỹ./.

Thanh Lan (gt)