Một trong những nguồn gây căng thẳng ở châu Á hiện nay là tranh chấp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, một khu vực trong đó Philippines, Việt Nam , Trung Quốc và một số nước khác có đòi hỏi chủ quyền. Phương tiện thông tin của Trung Quốc đưa tin: “biểu hiện thiếu hữu nghị gia tăng gần đây là do “những đồn đại có dụng ý xấu” của các nhà bình luận Philippines. Nhưng thực tế thì lại khác. Việc máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng trời Philippines vào tháng 5/2011; tàu tuần tiễu Trung Quốc xâm phạm vùng biền khu vực Bãi Cỏ Rong và trầm trọng hơn là việc tàu có trang bị tên lửa của Trung Quốc bắn vào các tàu cá của.Philippines hồi tháng 2/2011 ở khu vực gần đảo Palawan…Với các đụng độ leo thang giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Phílippines và Việt Nam, chiến tranh sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào. Nhưng nguy cơ từ các tranh chấp ngày một gia tăng do quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên qua. Trước những căng thẳng hiện nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gần như chắc chắn sẽ trở thành vấn đề trung tâm tại hội nghị ARF và EAS ở Bạli sắp tới.

Hồi tháng 6, nhân kỷ niệm 36 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm ngày Hữu nghị Trung Quốc - Philippines, tôi đã có một bài diễn văn chủ chốt trước 5000 người gồm cả các quan chức Trung Quốc. Nhưng cũng ngày đó, báo .chí Trung Quốc lại lên án Philippines về đòi hỏi chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Trường Sa. Chính phủ hai nước nhận thức rõ sự cần thiết rằng duy trì ổn định và phát triển đã đưa khu vực Châu Á trở thành một khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới. Việt Nam và Mỹ cũng nhận thức như vậy Nhưng hiện chưa có các phương tiện được được thể chế hóa để thảo luận và giải quyết các tranh chấp. Đã đến lúc Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, các bên có đòi hỏi chủ quyền khác và Mỹ phải có hành động làm giảm căng thẳng. Điều cần thiết trước tiên hiện nay là cần có một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương về một giải pháp hòa bình cho tranh chấp, ràng buộc tất cả các nước bất kể lớn hay nhỏ. Chỉ có một cam kết như vậy mới có thể đảm bảo chắc chắn rằng các nhà đầu tư mới đi vào khai thác các nguồn tài nguyên ở khu.vực quần đảo Trường Sa. Chính phủ các nước châu Á cũng cần tiếp cận một ý tưởng rộng lớn hơn về một “chủ nghĩa khu vực mở”. Điều đó có nghĩa là các nước như Ấn Độ cũng cần có tiếng nói trong các vấn đề của châu Á - Thái Bình Dương. Và họ cũng phải tôn trọng lợi ích châu Á của các .nước nằm ngoài khu vực như Mỹ chẳng hạn, cũng cần được khuyến khích tham gia hoặc tiếp tục tham gia vào việc giữ gìn hòa bình và hợp tác an ninh khu vực.

Làm thế nào để châu Á đi đến sự đồng thuận về vấn đề này? .Năm 1994 khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN tôi đã đề nghị các nhà lãnh đạo ASEAN rằng cần phi quân sự hóa quần đảo Trường Sa, coi đó như bước đi đầu đi để xây dựng lòng tin. UNCLOS và những cam kết quốc tế liên quan sẽ là cơ sở cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng, dẫn đến thỏa thuận có tính ràng buộc, khai thác chung và phát triển các nguồn.tài nguyên khu vực quần đảo

Nói một cách rộng hơn, nhiệm vụ cấp bách đối với các chính khách trong 5 - 1 0 năm tới là cần thay thế "Hòa bình Mỹ - Pax Americana”, một nền hòa bình đã đảm bảo sự ổn định của khu vực hàng thập kỷ, bằng một "Hòa bình châu Á - TBD - Pax Asia - Pacific" trên cơ sở tổng thể và cùng chia sẻ trách nhiệm. Hòa bình ở khu vực châu Á - TBD sẽ là lâu dài chỉ khi nó dựa trên tương quan về lợi ích chứ không phải dựa trên tương quan về quyền lực. Khái niệm này có nghĩa là tất cả các các nước khu vực châu Á - TBD gồm các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga và 10 nước ASEAN phải chia sẻ gánh nặng để đảm bảo sự hài hòa và ổn định khu vực. Cần xây dựng các thể chế hòa bình cho khu vực châu Á - TBD như hòa bình của châu Âu được xây dựng sau Thế chiến thứ II trên cơ sở trách nhiệm tập thể giữa các nước hùng mạnh nhất và các khối khu vực. Tiến bộ và phát triển kinh tế của khu vực đòi hỏi người châu Á phải kiềm chế sự ganh đua của mình và tránh chạy đua vũ trang, một thực trạng đáng buôn đang diễn ra hiện nay.

Theo Project Syndicate

Trần Quang (gt)