Việc Mỹ thẳng thắn về chính sách của Mỹ với Châu Á sẽ có tác dụng lớn trong việc bác bỏ “lập luận nạn nhân” của Trung Quốc về việc Mỹ thực hiện chiến lược “kiềm chế” Trung Quốc.

Mặc dù các lãnh đạo Mỹ như TTh Obama tuyên bố “mục tiêu của Mỹ không phải là chống lại Trung Quốc; mục tiêu của Mỹ không phải là kiềm chế Trung Quốc”, nhưng không ai tin là “tái cân bằng” không có gì liên quan tới Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, tái cân bằng không phải chỉ là về Trung Quốc, cũng không phải là về “kiềm chế” Trung Quốc. Mỹ là một cường quốc lớn ở Thái Bình Dương có những lợi ích thiết yếu về hàng hải và thương mại. Vì thế, tái cân bằng chắc chắn là có nhiều thứ để làm với hơn là chỉ với Trung Quốc.

Thực tế là Mỹ và các đồng minh và đối tác trong khu vực và kể cả Trung Quốc đều đang tìm cách đối phó với sự không chắc chắn. Chính sách của Mỹ là cân bằng lại sức mạnh chiến lược và địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này khác với chính sách “kiềm chế” được George Kennan nêu ra năm 1947 về cả lô-gíc và nội dung. Logic của chính sách “kiềm chế” dựa trên khái niệm coi Liên Xô như một kẻ thù về tư tưởng - một hệ thống chính trị và kinh tế đối thủ. Nội dung của chính sách “kiềm chế” là cản trở việc mở rộng của Liên Xô và chờ đợi theo thời gian, hệ thống này sẽ sụp đổ do những yếu kém và mâu thuẫn nội bộ.

Ngược lại, như đã từng làm với Đức và Nhật Bản sau Thế chiến II, Mỹ cố gắng tạo điều kiện để kinh tế Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế và các tổ chức toàn cầu như WTO kể từ khi Richard Nixon mở cửa với Trung Quốc vào năm 1972. Đặc biệt kể từ khi Đặng Tiểu Bình đưa ra cải cách kinh tế theo định hướng thị trường trong 1979, Mỹ hy vọng là theo thời gian, Trung Quốc sẽ xem mình như là một bên có lợi ích trong một hệ thống có lợi cho Trung Quốc. Nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng từ 202 tỉ đô-la Mỹ trong năm 1980 đến khoảng 8 nghìn tỉ đô-la Mỹ vào năm 2014. Trung Quốc cũng nắm giữ 1,3 nghìn tỉ đô-la Mỹ trái phiếu của kho bạc Mỹ. Mối quan hệ văn hóa cũng đã phát triển: 220.000 sinh viên, bao gồm cả con gái của Tập Cận Bình - học các trường đại học Mỹ. Thậm chí quan hệ quân sự đã dần dần phát triển: Trung Quốc tham gia RIMPAC - một cuộc tập trận hàng hải lớn do Mỹ dẫn đầu ở Châu Á - lần đầu tiên tháng bảy này.

Khác với kiềm chế, chính sách của Mỹ đã tìm cách đưa Trung Quốc phát triển thành một đối tác kinh tế mà Mỹ có thể hợp tác để giải quyết nhiều thách thức toàn cầu; mặt khác, quản lý những khác biệt của hai bên. Lô-gíc này có thể cho thấy lý do tại sao Obama và Tập Cận Bình đã nhất trí về sự cần thiết trong việc xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung Quốc năm ngoái ở California.

Tuy nhiên, các quan chức và học giả Trung Quốc cho rằng và thường xuyên lặp lại thông điệp là các bước đi chính sách của Mỹ là một phần của một chiến lược ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc nhìn nhận việc diễn giải lại hiến pháp của Nhật cho phép tham gia phòng vệ tập thể và mỗi bước đi của Việt Nam hay Philippines  liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông không phải là những nỗ lực để bảo vệ lợi ích quốc gia mà là do Mỹ giật dây trong một âm mưu lớn chống lại Trung Quốc.

Câu chuyện Trung Quốc là nạn nhân làm Bắc Kinh không nhận biết nguyên nhân và hậu quả. Chính Trung Quốc đã có các hành vi cứng rắn với các láng giềng Châu Á từ Ấn Độ đến Việt Nam  đến Nhật Bản; và các nước này đã lo ngại về những hành động này của Trung Quốc và các hành đông của Mỹ là đáp lại những lo ngại này. Điều tồi tệ nhất là một kẻ bắt nạt nghĩ rằng mình là nạn nhân.

Tại Hội nghị về Các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở Châu Á (CICA), Tập Cận Bình kêu gọi “một cấu trúc hợp tác an ninh khu vực mới” nhằm thay thế các liên minh với Mỹ và loại Mỹ ra khỏi khu vực. Đặc biệt trong bài phát biểu Tập Cận Bình cũng kêu gọi có các thỏa thuận hợp tác an ninh vì “tất cả chúng ta cùng sống trong đại gia đình Châu Á.”

Đáp trả lại bài phát biểu của Tập Cận Bình là sự im lặng của các nước khu vực. Điều này cho thấy mức độ Trung Quốc hiểu sai về chính sách của Mỹ đối với Châu Á cũng như hiểu sai, thậm chí không đếm xỉa đến các nước Châu Á khác nghĩ như thế nào về lợi ích riêng của họ. Không có nước Châu Á nào lạc quan về ý tưởng trở thành một nước chư hầu mới của nước Trung Quốc.

Mỹ đã theo đuổi một chính sách hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề có lợi ích song trùng và cố gắng quản lý các khác biệt. Không nghi ngờ gì là chính sách này đang ngày càng khó khăn hơn và đang tiến tới điểm giới hạn. Sự lo ngại ngày càng tăng về các ý định của Trung Quốc sau hai thập kỷ chi tiêu quốc phòng sự tăng trưởng hai con số đã khiến các đồng minh của Mỹ và các đối tác khu vực (ASEAN) đề nghị Mỹ củng cố sự hiện diện của mình trong khu vực để củng cố cân bằng quyền lực ở Đông Á. Cái gọi là “tái cân bằng” của Mỹ là nỗ lực để duy trì và tăng cường vai trò bảo đảm an ninh của Mỹ ở Châu Á bằng cách đáp ứng những mối quan tâm, lo ngại của các đồng minh và các đối tác an ninh trong khu vực về Trung Quốc.

Hai mặt này trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc phản ánh những nỗ lực để cân bằng chiến lược với Trung Quốc cũng như hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác kinh tế phát triển hơn với Trung Quốc bằng cách nào đó sẽ giúp Trung Quốc tránh khỏi con đường mòn của việc một cường quốc đang lên thách thức hệ thống quốc tế hiện có. Trong khi hành động đòi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp quần đảo ở Biển Đông và của chính Trung Quốc không hẳn làm cho Trung Quốc trở thành một cường quốc xét lại; các hành động này cũng hoàn toàn không phải là các hành động của một “cường quốc có trách nhiệm” - vai trò mà Mỹ có hy vọng Trung Quốc sẽ đảm nhiệm. Có nhiều lo ngại về việc liệu mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc nửa hợp tác, nửa cạnh tranh hiện nay có bền vững.

Trung Quốc dường như không xem xét đến những lợi ích có được kể từ khi thời điểm mở cửa của Nixon với Trung Quốc năm 1972. Đây cũng là lý do tại sao Mỹ nên minh bạch về việc đối trọng với Trung Quốc. Việc thẳng thắn với Trung Quốc có thể giúp làm mọi thứ rõ ràng hơn và làm cả hai bên ngửa bài với nhau.

Theo The National Interest

Trần Quang (gt)