CDocuments-and-SettingsLE-THAI-DUNGMy-DocumentsMy-Picturesbabui-032009-5.jpg

Tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) lần thứ 11 vừa diễn ra ở Nam Ninh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ, khai trương sự kiện thường niên, đã trích dẫn một câu nói cổ của Trung Quốc: "Khi anh em cùng chia sẻ một mục đích, họ sẽ có đủ mạnh để cắt kim loại". Nhưng đề xuất sáu điểm của ông đã không đề cập đến một khía cạnh không kém quan trọng của mối quan hệ giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên Asean: Điều gì xảy ra khi anh em chia sẻ một mục đích nhưng bất đồng ý về vấn khác?

Vành đai tế con đường tơ lụa và con đường trên biển đang được thúc đẩy mạnh mẽ như là sáng kiến ​​chiến lược của Trung Quốc để thúc đẩy đầu tư và hợp tác giữa các quốc gia vốn được liên kết bởi con đường tơ lụa lịch sử.

Phản ứng từ 10 nước thành viên ASEAN lẫn lộn, một nhà bình luận tại Diễn đàn Medias châu Á nhận xét: "Đến nay, tôi chưa thấy hoặc nghe thấy một thành viên ASEAN công khai hỗ trợ con đường tơ lụa trên biển, vì những gì tôi nhìn thấy là sự thiếu tin tưởng trong quan hệ giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN trong tranh chấp Biển Đông.” Phó Thủ tướng Trương nói, rõ ràng nhận thức được sự nghi ngờ kéo dài của một số thành viên ASEAN về ý định tổng thể của Trung Quốc ở khu vực. Ông hứa sẽ phát triển quan hệ với ASEAN theo "nguyên tắc của hữu nghị, chân thành, cùng có lợi và toàn diện".

Một diễn giả khác tại Diễn đàn Medias châu Á CAEXPO do China Daily, Asia News Network (ANN) và khu tự trị Choang Quảng Tây phối hợp tổ chức lưu ý rằng, con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc phải đối mặt với một số thách thức, rõ ràng nhất là: Làm thế nào để giảm bớt quan ngại chiến lược, hay lo âu, về những sự vượt trội chính trị, kinh tế và an ninh của Trung Quốc trong khu vực. "Thách thức khác là làm thế nào Trung Quốc và các nước ASEAN có thể đưa ra một cách tiếp cận đa phương chứ không phải song phương để tất cả các nước có thể thu được lợi ích tối đa từ các đề án chung. Trung Quốc có thể thích một thỏa thuận song phương nhưng hầu hết các thành viên ASEAN muốn giải quyết với Trung Quốc trên cơ sở đa phương ". Diễn giả này chia các thành viên ASEAN thành ba loại đối với sáng kiến con đường tơ lụa của Trung Quốc: Những nước sẵn sàng hỗ trợ đầy đủ bao gồm Thái Lan, Campuchia và Lào. Những nước cơ bản hỗ trợ trong khi vẫn có những quan tâm chiến lược về một trật tự mới do Trung Quốc làm trung tâm có thể bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Brunei. Những nước ủng hộ ít nhất sẽ là Philippines, Việt Nam và Myanmar, những nước chưa được thuyết phục về lợi ích thực sự của động thái mới này của Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhiều lần tìm cách đảm bảo với các nước láng giềng và thế giới rằng Trung Quốc đang theo đuổi "trỗi dậy hòa bình" và rằng sẽ không bao giờ theo đuổi chính sách bá quyền. Nhưng tuyên bố công khai từ các lãnh đạo hàng đầu có ít lần nhấn mạnh nghi ngờ rằng Bắc Kinh khó có thể linh hoạt khi thảo luận về các giải pháp cho vấn đề của mình với các nước khác.

Trong khi các nhà phê bình đã chỉ ra cách hành xử đôi khi cứng rắn của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, ông Trương Cao Lệ tuyên bố: "Trung Quốc kiên quyết giữ vững chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích biển và an ninh quốc gia." Nhưng ông đã nhanh chóng nói thêm rằng Bắc Kinh cũng đã "cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp với các nước liên quan trực tiếp thông qua tham vấn và đàm phán trên cơ sở tôn trọng lịch sử và luật pháp quốc tế". Thử nghiệm thực tế về sự chân thành của Trung Quốc trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông là liệu tất cả các bên liên quan có thể thúc đẩy thực hiện Bộ quy tắc ứng xử được chờ đợi lâu nay - và liệu ý tưởng các dự án phát triển chung trong khu vực tranh chấp có thể được thảo luận để đạt được hợp tác thực sự, thay vì đối đầu. Trung Quốc nói rằng sáng kiến ​​con đường tơ lụa trên biển là một đề xuất "cùng thắng” đối với Trung Quốc và các nước ASEAN. Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra một “khung hợp tác 2 + 7" tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN năm ngoái, nhấn mạnh "hai điểm đồng thuận và bảy lĩnh vực hợp tác". Nhưng trước khi có thể đạt được bất kỳ công thức "cùng thắng" nào, Trung Quốc sẽ phải nỗ lực để xóa bỏ những nghi ngờ về ý định của mình và chứng tỏ rõ ràng sự sẵn sàng thỏa hiệp về những vấn đề nhạy cảm. Nếu không, sự tin tưởng và hợp tác không thể đạt được. Sáng kiến con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 phải được thúc đẩy mạnh mẽ bởi một chính sách ngoại giao của thế kỷ 21 với sự tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau.

Theo “StraitsTimes

Viết Tuấn (gt)