Tiếp sau việc TTh Nga Putin quyết định không đi Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8, lại có tin TTh Mỹ Obama không chuẩn bị tham dự Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC được tổ chức tại Nga. Mặc dù Nhà trắng chưa xác nhận chính thức thông tin này, nhưng vấn đề xuất hiện trong quan hệ Mỹ - Nga lại đang rất rõ ràng. Bình luận của hãng tin AP nói rằng, chiều hướng quan hệ Mỹ - Nga 4 năm tới sẽ “xấu đi”, nếu Obama tái đắc cử, sẽ coi Putin vừa là đối tác vừa là đối thủ. Cộng đồng quốc tế không hy vọng quan hệ Mỹ - Nga xảy ra sóng gió. Ổn định quan hệ nước lớn là tiền đề cho sự vận hành đúng thể chế quan hệ quốc tế, cũng là điều kiện tất yếu tăng cường tính xác định của phục hồi kinh tế toàn cầu, giải quyết điểm nóng khu vực, loại bỏ các mối hiểm họa an ninh. Thuận theo xu thế toàn cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới, thực hiện sự vận hành ổn định trật tự quốc tế, rất cần ổn định quan hệ nước lớn.

Từ khi Liên Xô tan rã đến nay, quan hệ Mỹ - Nga đã trải qua hành trình hơn 20 năm. Về tổng thể, quan hệ Mỹ - Nga phát triển trong sự va chạm và cọ sát, hợp tác chiều rộng và chiều sâu giữa hai nước Mỹ - Nga đã khác xa so với quá khứ. Nhưng, sự ổn định vẫn chưa trở thành mạch chính trong quan hệ Mỹ - Nga, nếu không sẽ không có các hành động “tái khởi động” và “tiếp tục khởi động” trong quan hệ 2 nước.

Trong cách nhìn của Washington, sóng gió trong quan hệ Mỹ - Nga có nguồn gốc từ những biểu hiện của Nga trong lĩnh vực quản lý đất nước và công việc quốc tế, sự biểu hiện của 2 mặt này có một điểm chung, đó là hành động của Nga khác xa so với chuẩn mực của phương Tây. Không nhắc lại quá khứ, bất luận là sự can dự vào chính trường và cuộc bầu cử TTh Nga, hay là sự dồn ép tại các hội nghị quốc tế trên vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ đều đưa ra những bảo đảm về lý luận.

Nhìn từ góc độ Mosscow, vấn đề giữa Nga và Mỹ xét cho cùng là Mỹ thiết sự tôn trọng vai trò nước lớn của Nga, về sâu xa không coi Nga là đối tác bình đẳng. Chịu đựng nỗi đau tan rã Liên Xô, sự độc lập ban đầu của Nga gặp phải không ít thiệt thòi. Trong lúc khó khăn nhất, đất nước hiểu được sự tự tôn ấy cũng không hề mất đi ý chí nước lớn. Mosscow đã từng nói rằng: Nga không phải là quốc gia có thể chịu đựng được những lời nói (miệt thị vô lý) của nước khác với mình như vậy.

Sở dĩ được coi là nước lớn là do sự hùng hậu về sức mạnh tổng hợp của đất nước. Điều quan trọng tương tự là nước lớn có niềm tự hào mạnh mẽ về văn hóa và lịch sử, có sự tỉnh táo và tự tin đi theo con đường phát triển phù hợp với tình hình đất nước, có ý chí kiên định trong bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, có dũng khí phi phàm nói “không” với những vấn đề đúng sai. Có một số quốc gia lãnh thổ không rộng lớn, dân số không đông, nhưng không ai dám coi thường, nguyên nhân căn bản là quốc gia đó không thua kém trên 4 nhân tố trên.

Nhìn nhận những thay đổi quốc tế phức tạp từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay từ góc độ rộng lớn hơn, không khó nhận thấy một hiện tượng: So với “nhất siêu xưng bá” đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cách xử lý của Mỹ trên một số vấn đề phức tạp, gai góc dường như đang ngày càng bất cẩn hơn. Nguyên nhân có nhiều, có tính đến sự thay đổi của mâu thuẫn xã hội trong nước, có sự bất tự tin khi đối mặt với sự trỗi dậy tập thể của các nước mới nổi, có tính đến sách lược trong quan hệ với các đồng minh truyền thống… để có sự phân tích chính xác e rằng vẫn cần phải nhìn nhận một vấn đề nữa là cách thức tôn trọng lẫn nhau trong chung sống giữa các nước lớn.

Một nước lớn ổn định, vững vàng vừa không tự cao tự đại, vừa không khinh xuất, nhưng luôn cần phải có sự tôn trọng. Có tôn trọng người khác, người khác mới luôn tôn trọng lại. Quan hệ giữa người với người và quan hệ quốc tế đều là như vậy, quan hệ nước lớn càng phải cần trên cơ sở đó. Con đường của sự chung sống giữa các nước lớn chính là sự tôn trọng lẫn nhau. Đây là sự tổng kết kinh nghiệm trên 2 phương diện trong quan hệ quốc tế, cũng là sự nhấn mạnh đối với việc duy trì ổn định của hệ thống quan hệ quốc tế xét về tổng thể./.

Bản gốc tiếng Trung “大国相处之道在于相互尊重

 

Theo Nhân dân Nhật báo

  Hoàng Loan (cộng tác viên tại Bắc Kinh)