tpbje2012112131b_32627645(1).jpg

Điểm chính về hợp tác quốc phòng đạt được nhân chuyến thăm của ông Abe là nâng cấp "Thỏa thuận Thu nhận và Dịch vụ tương hỗ" (ACSA) Nhật-Úc. Ngoài ra, hai bên cam kết tăng cường huấn luyện và hoạt động chung thông qua "Thỏa thuận tiếp cận lẫn nhau" giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và Lượng lượng Quốc phòng Úc (ADF) dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017. Canberra và Tokyo cùng chia sẻ những quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông hoặc những "nguy cơ" từ Mỹ sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống. Tuy nhiên, ngoài việc đạt được những thỏa thuận kể trên và những quan ngại về Triều Tiên và vấn đề Biển Đông, không có nhiều vấn đề liên quan đến hợp tác an ninh quốc phòng song phương được bộc lộ trong cuộc gặp thượng đỉnh Úc-Nhật Bản lần này.

Mặc dù ông Abe và người đồng cấp nước chủ nhà Turnbull đã gặp nhau tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra ở thủ đô Viêng Chăn (Lào) tháng 9/2016, song đây là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật thăm Úc kể từ năm 2014 và là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ khi Chính quyền Turnbull chọn Pháp làm nhà thầu cho dự án tàu ngầm thế hệ mới của mình.

Các chuyên gia quốc phòng cho rằng việc nâng cấp ACSA tạo ra một cơ chế hợp tác ở mức thấp giữa hai đồng minh của Mỹ vốn có tiềm năng lớn nhất trở thành đối tác chiến lược ở Tây Thái Bình Dương. Việc nâng cấp ACSA 2013 cho phép SDF cung cấp quân trang quân dụng cho ADF ở những khu vực mà hai lực lượng này hoạt động trong các chiến dịch của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và các cuộc diễn tập chung. Việc kí kết này được hoan nghênh và là biểu tượng lớn nhất mặc dù quân đội hai nước cùng sử dụng một hệ thống vũ khí "tương tự" nếu không nói là "giống nhau".

Mặc dù những thảo luận về hợp tác quốc phòng giữa hai nhà lãnh đạo là vấn đề nhạy cảm, không được công khai, song dường như cuộc gặp thượng đỉnh Úc-Nhật Bản hồi cuối tuần qua đã thất bại trong việc tiến tới hợp tác an ninh và quốc phòng ở cấp độ có ý nghĩa hơn. Lý do căn bản là cả Úc và Nhật Bản hiện cùng có các mối quan ngại chung hơn là cùng chia sẻ tham vọng chiến lược trong quan hệ quốc phòng song phương.

Về phía Nhật Bản, kể từ khi nhận thức về "mối đe dọa Trung Quốc" có phần giảm đi, ông Abe có thể cũng giảm nhẹ tham vọng về một đối tác chiến lược với Úc, đồng thời xem xét quan điểm về Trung Quốc của Chính quyền Turnbull và cho rằng Úc không kiên định và không muốn gặp rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc. Do đó, Canberra sẽ không đầu tư thêm vốn chính trị ngoài việc để quan hệ quốc phòng thay đổi một cách tự nhiên, như việc nâng cấp ACSA.

Về phía Úc, nhiệm vụ của ông Turnbull- khi ông Abe tiên phong thực thi sáng kiến chính sách mới - có thể là cẩn trọng trong việc duy trì khoảng cách chiến lược của Úc với Nhật Bản vì lo ngại gặp phải rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc hoặc làm ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại từ chính quốc gia này. Úc lo ngại Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump có xu hướng nghiêng về cách tiếp cận đối đầu với Trung Quốc, tiếp đó cân nhắc về liên minh, trên thực tế có thể giảm hợp tác quốc phòng song phương với Nhật Bản. Nếu Úc và Nhật Bản không sẵn sàng hoặc không thể đẩy mạnh quan hệ quốc phòng ngoài việc nâng cấp ACAS và thỏa thuận tiếp cận lẫn nhau dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay, tiếp đó thể hiện vai trò không rõ ràng trong khu vực, chắc chắn sẽ không thể nâng cao mức độ quan hệ giữa hai nước.

Tác giả Euan Graham là Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện nghiên cứu chính sách Lowy. Bài viết đăng trên “Lowy” (ngày 17/1).

Mỹ Anh (gt)