Nhìn chung, Nhật Bản đang tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á nhằm kiềm chế Trung Quốc. Năm 2013 đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ hữu nghị của Nhật Bản với các nước ASEAN. Nhật Bản đang sử dụng thời điểm này làm chất xúc tác để tăng quan hệ Nhật Bản - ASEAN.

Nhật Bản cũng tiếp tục thực hiện kết nối chính trong ngoại giao kinh tế của Abe nhằm đẩy mạnh nền kinh tế trong nước của Nhật Bản. Nhật Bản đã tham gia đàm phán TPP tại Malaysia 2 ngày trước khi Abe tới thăm. Bằng cách tận dụng cơ hội này đã tăng thêm niềm tin cho đoàn đàm phán Nhật Bản trong đàm phán, ông Abe cũng cố thể hiện quan điểm của chính phủ Nhật Bản với thế giới.

Abe cũng hào hứng thực hiện ngoại giao giá trị tại các nước Đông Nam Á nhằm kêu gọi nỗ lực chung trong ứng phó với “mối đe dọa Trung Quốc”. Học thuyết này có thể phục vụ việc bao vây Trung Quốc.

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, chính sách đối ngoại dựa trên 3 nguyên tắc của Nhật Bản đã bị thu hẹp dần sang một nguyên tắc và định hướng đối với Mỹ. Trật tự quốc tế đã thay đổi lớn khi Liên Xô tan rã, Nhật Bản đang tiếp tục gắn bó và củng cố liên minh với Mỹ. Tuy nhiên, đồng thời, Nhật Bản cũng cố mở rộng đường chân trời mới thông qua “ngoại giao giá trị”. Học thuyết ngoại giao mới này đã tác động mạnh tới một Trung Quốc đang trỗi dậy trong những năm gần đây, mà thực sự đã đặt ra một trong những mục tiêu chính cho các hoạt động ngoại giao của Nhật Bản.

Thành công của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) tại Thượng Viện là vô cùng quan trọng đối với việc liệu chính quyền Abe có thể ổn định và đảo ngược lại việc thay đổi liên tục các thủ tướng kể từ sau ông Koizumi Junichiro. Kết quả tại Thượng Viện sẽ tạo thuận lợi cho Abe thực hiện cách tiếp cận 3 trụ cột chính trị, chiến lược và kinh tế. Phá vỡ lời nguyên về “TTg chỉ cầm quyền trong 1 năm” đã tạo cho Abe nhiều không gian và tự do thực hiện chính sách của Nhật Bản. Abe đã có động thái mới trong chuyến thăm Đông Nam Á khi kêu gọi cuộc gặp cấp cao Trung - Nhật mà không có điều kiện trước. Abe cũng nhận thức được rằng thái độ cứng rắn mù quáng với Trung Quốc sẽ làm chệch hướng các lợi ích dài hạn và thiết yếu của Nhật Bản.

Có thể trong môi trường lớn nơi Trung Quốc và Nhật Bản đang trải qua những biến đổi chính trị, hai nước sẽ tìm thấy cơ hội để giảm căng thẳng.

Nhìn chung, chính sách Trung Quốc của Abe là giải quyết các phức tạp về cơ cấu được định hình bởi các yếu tố trong nước của Nhật Bản và trao đổi tương tác giữa Trung Quốc - Nhật Bản và các thế lực bên ngoài. Vấn đề mà Trung Quốc và Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay liên quan tới các giá trị, tuyên bố chủ quyền trong đó lợi ích quốc gia đang ngày càng nổi rõ. Trao đổi hiệu quả giữa hai nước là chìa khóa để giải quyết các vấn đề này hợp lý.

Những nhân tố tiêu cực cản trở sự phát triển quan hệ Trung - Nhật sẽ chỉ làm tăng các vấn đề và khiến các vấn đề này khó có thể giải quyết. Những nhân tố tiêu cực đó chủ yếu là phe bảo thủ trong LDP đang cố gắng bình thường hóa Nhật Bản bằng cách sửa đổi hiện pháp hiện nay và bao vây chặt Trung Quốc. Thách thức lớn vẫn còn trong tương lai quan hệ Trung - Nhật.

Theo Global Times

Văn Cường (gt)