Về địa vị pháp lý của đường chữ U: Thứ nhất, vùng nước bên trong đường này không phải là nội thủy, khác với đường biên giới trên đất liền. Trung Quốc chưa từng tuyên bố vùng nước bên trong đường này là nội thủy và chưa từng phản đối tàu thuyền các nước qua lại ở vùng nước trong đường này. Thứ hai, vùng nước bên trong đường chữ U không phải là lãnh hải, chỉ có vùng nước trong 12 hải lý tính từ đường cơ sở của các đảo ở Biển Đông mới là lãnh hải. Thứ ba, vùng nước bên trong và bên ngoài đường chữ U là hoàn toàn khác nhau, không thể được coi là vùng biển quốc tế. Do đường chữ U được vẽ trên cơ sở là đường trung tuyến giữa các đảo ở Biển Đông và đất liền của các nước xung quanh, nên Trung Quốc có ý lấy đường này để phân chia lợi ích và quyền quản lý đối với các vùng biển giữa Trung Quốc và các nước xung quanh. Thứ tư, đường chữ U cũng không phải là vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế hoặc vùng nước của quần đảo. Có thể thấy, vùng nước của các đảo ở Biển Đông là vùng nước lịch sử đặc thù. Theo quan điểm của Giáo sư Phó Côn Thành thì chủ trương của Trung Quốc đối với vùng nước ở Biển Đông (vùng nước bên trong đường chữ U) có thể chia thành 3 lớp khác nhau: (i) Biển Đông là vùng biển nửa kín. Các nước có thể căn cứ điều 123 của “Công ước luật biển” để tiến hành hợp tác ở các lĩnh vực tài nguyên sinh vật, môi trường, hàng hải và nghiên cứu khoa học. Nhưng Trung Quốc có thể được ưu tiên do có lợi ích về lịch sử. (ii) Từ các chứng cứ lịch sử, chính phủ và nhân dân Trung Quốc được hưởng các quyền ưu tiên ở vùng nước bên trong đường chữ U, chủ yếu gồm các quyền quản lý, bảo vệ, thăm dò và khai thác các loại tài nguyên biển; quyền bảo vệ và bảo toàn môi trường biển; quyền quản lý giao thông hàng hải và hàng không, thậm chí là quyền quản chế các hoạt động hàng hải của các nước xung quanh. (iii) Xác định hai hoặc ba vùng nước của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đường cơ sở thẳng, thực hiện chế độ vùng nước của quần đảo. Trung Quốc có chủ quyền hoàn chỉnh và tuyệt đối đối với vùng nước này, nhưng không cản trở các nước khác có quyền qua lại hoặc quyền đi qua tuyến đường biển của quần đảo.

Theo “Báo Đông phương buổi sáng

Ngọc Khuê (gt)