Nguyên nhân của những căng thẳng này là gì? Và những giải pháp có thể được đưa ra là gì? Hai chuyên gia về Trung Quốc (TQ) đã chia sẻ quan điểm của họ với Thời báo Hoàn cầu về vấn đề này.

(1) Di sản Tây Ban Nha. Benito Lim, Giáo sư về chương trình nghiên cứu TQ tại Đại học Ateneo De Manila cho biết:

Người Philippines (PLP) sợ TQ và sự mất tin tưởng đối với người TQ là di sản của chiến dịch chống TQ trong 300 năm mà chính quyền thực dân Tây Ban Nha (TBN) để lại đặc biệt là với những thương nhân TQ tại PLP. TBN lo sợ sự xâm chiếm của TQ thậm chí điều này đã dẫn tới những cuộc bạo lực chống lại người TQ và kết quả là cuộc thảm sát gần 60.000 người TQ trong khoảng năm 1650.

Chính phủ Mỹ sau đó mua PLP từ TBN với giá 20 triệu USD đã không chấm dứt thông lệ chống người TQ mà thực hiện tiếp các chính sách chống TQ của TBN.

Tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại Châu Á đã được đẩy mạnh bởi Washington sau khi chính quyền TTh Obama quyết định chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực CÁ - TBD bằng cách đẩy mạnh các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết nhằm chia rẽ để quản lý khu vực.

Rõ ràng giới lãnh đạo PLP hoan nghênh chiến lược này của Mỹ, đặc biệt với lời hứa của NT Mỹ Hillary Clinton về việc giúp đỡ bên tuyên bố chủ quyền yếu này giải quyết các tranh chấp với TQ tại Biển Đông.

Harry Thomas, Đại sứ Mỹ tại PLP đã nói với người PLP trong vài lần họp báo rằng Mỹ đến để cứu PLP thoát khỏi sự đối đầu quân sự với TQ. Tuy nhiên, khi Mỹ tuyên bố trung lập về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông thì người PLP đã cảm thấy bị bỏ rơi và giới lãnh đạo PLP đã thay đổi kế hoạch từ dựa vào Mỹ để góp phần tìm kiếm các phương tiện và cách thức hiện đại hóa quân sự sang tự phòng vệ chống lại các cuộc tấn công vũ trang từ các nước tuyên bố chủ quyền khác.

Cũng chưa chắc PLP sẽ chuyển sang tăng cường tuyên bố chủ quyền đảo Hoàng Nham bằng việc đổi tên biển hay tuân theo các yêu cầu của UNCLOS về tuyên bố chủ quyền đối với lãnh hải bởi PLP sẽ tự làm trầm trọng quan hệ song phương với TQ vốn đã ngày càng lạnh hơn.

Rõ ràng bế tắc lâu dài sẽ tạo sự không thoải mái về chính trị giữa TQ và PLP. Nhưng đều là những người Châu Á thực dụng, cả TQ và PLP có thể sẽ tạm gác tuyên bố chủ quyền và chuyển sang hợp tác phối hợp vì những mục tiêu hiện thực hơn, mang tính xây dựng hơn và vì lợi ích của cả hai nước.

(2) Sự phát triển cùng thắng. James G. Dy, Ủy viên Hiệp hội Hiến pháp PLP

Chính phủ PLP vẫn tin rằng tuyên bố chủ quyền đảo Hoàng Nham nằm trong UNCLOS và các vùng nước xung quanh 200 hải lý từ đường cơ sở lãnh hải vẫn được xem là vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, TQ vẫn giữa quan điểm về chủ quyền không thể tranh cãi của TQ tại đảo Hoàng Nham khi tuyên bố rằng tất cả các đảo ở Biển Đông đều thuộc chủ quyền của TQ kể từ thời cổ đại.

Kết quả, TQ sẽ chẳng bao giờ đồng ý với đề xuất của PLP về giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ LHQ vốn không có lợi cho TQ.

Do đó rất khó để giải quyết vấn đề này ngắn hạn và tiếp tục tranh chấp sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Giải pháp tốt nhất là tạm gác tranh chấp và khai thác chung. Tôi cho rằng chính phủ TQ cần tỏ sự chân thành bằng cách đưa kế hoạch chi tiết đối với PLP. Các nhà đầu tư TQ cần xem xét việc hỗ trợ vốn cho các công ty PLP nếu họ không đủ tiền để tham gia khai thác chung. Đây sẽ là giải pháp hai bên cùng thắng.

Hơn nữa, bàn tay vô hình ẩn sau chính quyền PLP lại đóng vai trò quan trọng trong động thái quân sự mới đây của Manila khi Mỹ triển khai 80 lính hải quân tại khu Quân sự phía Tây gần Biển Đông trong ngày 30/9, một động thái mà giới chức quân sự tuyên bố là nhằm phòng vệ chứ không phải tấn công. Động thái này cũng cho thấy sự lo sợ của Manila về việc thất bại trong tuyên bố chủ quyền đảo Hoàng Nham nên PLP đang tăng cường sự hiện diện quân sự gần Biển Đông.

Lê Sơn (gt)