159927_UZSI(1).jpg

 

Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra chưa đầy một tháng nữa, khu vực Đông Bắc Á phải đối mặt với hai khả năng rất khác nhau trong vòng 4 năm tới. Bà Hillary Clinton về cơ bản hứa hẹn vai trò của Mỹ trong khu vực. Mặc dù bà đã thay đổi quan điểm ủng hộ thỏa thuận thương mại TPP và với sự hiếu chiến, bản năng can thiệp của bà sẽ tham gia nhiều hơn ở Trung Đông, trong đó hàm ý ít chú ý đến an ninh Châu Á. Nhưng bà hứa sẽ không có cuộc cách mạng. Vẫn hình thức cũ, bà là một nhân vật của Washington, nơi các cam kết cho một vai trò lớn của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là mạnh mẽ và sâu sắc. Bà là tác giả của bài báo chính sách đối ngoại, trong đó khởi động chính sách xoay trục sang Châu Á và trong cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên vào ngày 27/9 đã công khai tuyên bố ủng hộ Hiệp ước Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Donald Trump, tất nhiên là khó dự đoán. Tờ Washington Post ngày 7/9 đăng đoạn băng ghi âm ông Trump đưa ra bình luận xúc phạm phụ nữ và sự tranh cãi sôi nổi theo sau cho thấy ít khả năng Trump có thể trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, vẫn còn một vài tuần khó lường nhất của chiến dịch. Đối với các nhà quan sát Châu Á, sự thiếu hiểu biết về chính sách đáng kinh ngạc của Trump, cùng với sự sẵn sàng nói bất cứ điều gì để được ủng hộ, có nghĩa là khó để biết những gì ông thực sự nghĩ về khu vực (hoặc bất cứ điều gì khác), trong khi sự lười biếng của mình cho thấy ông không có khả năng thúc đẩy cuộc cách mạng hành chính cần thiết để tách Mỹ ra khỏi Châu Á, nếu đó thực sự là mục tiêu của ông. Ông sẽ phải chiến đấu với một bộ máy quan liêu khổng lồ của Washington từ Quốc hội, quân đội, những nhóm hoạch định chiến lược an ninh Châu Á (CSIS, KEIA…). Không ai trong cộng đồng an ninh quốc gia nghiêm túc muốn làm việc trong chính quyền của ông, khả năng ông sẽ phải đấu tranh rất nhiều mà do vậy ông ta sẽ từ bỏ ý định đó. Phỏng đoán cho biết nếu ông Trump trở thành Tổng thống sẽ thay đổi luật pháp cho phù hợp với lợi ích kinh doanh để làm giàu cho gia đình mình thông qua các hợp đồng của Chính phủ và sử dụng các quyền hạn của Bộ Tư pháp để theo đuổi kẻ thù của mình, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông.

Nhưng nếu xem xét những gì ông Trump phát biểu gần đây, ông ta thực sự có đề nghị Mỹ tái định hướng sang khu vực. Trump nhận xét về đồng minh của Mỹ và việc phổ biến vũ khí hạt nhân cho thấy sự ít quan tâm đến an ninh Châu Á. Theo chủ nghĩa thương mại bi quan của Mỹ, trở lại những năm 1970, coi những nước Châu Á là hám lợi và thương mại gian lận (các tác giả Pat Buchanan, Michael Lind, Clyde Prestowitz, Michael Crichton) mà Trump đưa vào chính thống. Tương tự như vậy, lập luận của các nhà hoạt động quốc tế sau Chiến tranh Lạnh của Mỹ, cho rằng Mỹ hoạt động quá xa trên toàn cầu, làm thiệt hại nhiều mạng người và tài nguyên trong các cuộc xung đột không liên quan đến Mỹ. Ông Trump đang bình thường hóa điều này. Nếu ông được bầu Tổng thống, việc Mỹ rút khỏi khu vực và một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ dễ có khả năng xảy ra lần đầu tiên kể từ những năm 1970 và 1990.

Thương mại

Ngành sản xuất đóng một vai trò lớn trong cuộc bầu cử Mỹ. Khoảng 80% - 85% người Mỹ làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ nhưng sức mạnh của công nghiệp sản xuất tiếp tục thống trị thương mại Mỹ. Do đó, cả Trump và Clinton từ chối TPP là trụ cột kinh tế vì lợi thế so sánh của Châu Á nằm chủ yếu trong sản xuất. Sự phản đối của Clinton thể hiện tính cơ hội vì bà đã từng ủng hộ TPP và trước đó đã gọi nó là "tiêu chuẩn vàng" của các thỏa thuận thương mại. Nếu TPP thất bại, Trung Quốc sẽ gần như chắc chắn coi chính sách xoay trục Châu Á không còn gì hơn một nỗ lực quân sự để ngăn chặn Trung Quốc. Cử tri Mỹ không quan tâm đến Châu Á nên thời điểm này TPP không được đề cập đến trong chiến dịch tranh cử. Sự thất bại của TPP sẽ có thể là sự khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh của khu vực Trung - Mỹ/ Nhật Bản.

Bà Clinton có thể nhận ra điều này nhưng ông Trump gần như chắc chắn sẽ không quan tâm kể cả khi ông ta biết điều đó. Ông Trump đã coi thương mại với Châu Á và Mexico là trung tâm của toàn bộ chính sách đối ngoại của ông. Ông cáo buộc Trung Quốc ăn cắp hàng triệu việc làm của Mỹ. Công nhân Mỹ đang bị thao túng, lừa gạt bởi người Châu Á. Nếu theo các bình luận của ông cho đến nay, TPP rõ ràng sẽ thất bại trong khi các cuộc đàm phán thương mại khu vực khác có thể sẽ chấm dứt và các FTA hiện tại của Châu Á với Mỹ - Australia, Hàn Quốc và Singapore có thể bị thu hồi. Đó là trong khả năng của Tổng thống có thể rút ra khỏi một FTA mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội nếu nó được cho là có hại cho đất nước, một cuộc tranh cãi mà Trump đang tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, ông đã hứa hẹn một cuộc chiến thương mại thực tế với Trung Quốc bằng cách tăng thuế và thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây sẽ là thảm họa và người tiêu dùng Mỹ sẽ thấy sự gia tăng giá đột ngột do không còn hàng nhập khẩu Châu Á giá rẻ. Đó là một câu hỏi mở, không biết công luận Mỹ có chấp nhận điều này để bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ.

Liên minh

Bà Clinton ủng hộ chính sách diều hâu điển hình của Mỹ. Bà chia sẻ sâu sắc sự đồng thuận Washington đối với "bá quyền tự do" của Mỹ và triển khai sức mạnh, nhiều hơn so với Barack Obama, người thường thúc ép bà có các cam kết nước ngoài như việc tăng quân ở Afghanistan, Libya và Syria. Đây là một con dao hai lưỡi đối với các đồng minh Châu Á của Mỹ. Nó có nghĩa là sự hiện diện của Mỹ tại khu vực sẽ vẫn tồn tại với những lợi ích đảm bảo. Nhưng mặt khác, bản năng của bà Clinton là can thiệp trên thế giới, đặc biệt ở Trung Đông, gần như chắc chắn sẽ làm giảm khả năng của Mỹ phải hành động ở Châu Á. Sự can thiệp của Mỹ vào Trung Đông kể từ khi Chiến tranh vùng Vịnh đã làm Mỹ kiệt sức hơn bất cứ ai đã từng dự đoán. Nêú Clinton làm sâu sắc thêm cam kết của Mỹ ở đó, điều này sẽ gần như chắc chắn kéo Mỹ vào một vũng lầy mới.

Ông Trump cũng có thể xem lại “khuôn khổ kinh tế mới” của Bill Clinton, sử dụng đảm bảo an ninh để buộc các đối tác Mỹ tuân thủ các quy tắc thương mại. Ông đã liên tục nhấn mạnh rằng các đồng minh của Mỹ, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc cần trả giá nhiều hơn hoặc tự có chương trình vũ khí hạt nhân.

Cử tri Mỹ có quan tâm tới chính sách xoay trục? Như đã lập luận, Châu Á không thực sự là mối quan tâm của cử tri Mỹ. Giới tinh hoa ủng hộ mạnh mẽ chính sách xoay trục nhưng các cử tri khác gần như không quan tâm. Các cuộc tranh luận bầu cử chung trong cả hai năm 2012 và 2016 hầu như không đề cập đến Châu Á. Điều này thực sự là không đáng ngạc nhiên. Mỹ là một quốc gia phương Tây tiếp giáp với Mỹ Latinh và gắn với Trung Đông một cách sâu sắc về tôn giáo. Mỹ quan tâm nhiều hơn về nhập cư từ Mexico hoặc ISIS hơn về Trung Quốc. Về văn hóa, người Mỹ giống Châu Âu, Tây Ban Nha và thậm chí cả Abraham Hồi giáo độc thần hơn là xã hội Châu Á. Trừ phi có mối đe dọa lớn nổi lên từ Châu Á (ví dụ Trung Quốc), khoảng cách văn hoá lớn này sẽ tiếp tục ảnh hưởng chính sách xoay trục và dẫn đến bỏ qua Châu Á trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống như những năm 2012 và 2016./.

Theo “Lowy interpreter” (ngày 10/10)

Anh Thư (gt)