Với những lý do yếu về khái niệm và không biện hộ được về mặt quân sự, nhóm hoạch định chính sách quân sự chop bu của Trung Quốc- Quân ủy Trung ương-đã đưa ra một quyết định gây ngạc nhiên vào chủ nhật tuần trước, đó là việc bố trí khoảng 1200 quân PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân) ở cái gọi là thành phố Tam Sa; một nhóm những ngôi nhà gỗ trên một diện tích đảo khoảng 2,13 km vuông trong quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Vùng lãnh thổ của Trung Quốc gần khu vực này nhất là đảo Hải Nam, nhưng cũng cách nơi này 350 km. Các mối liên lạc cũng rất nhỏ lẻ, chỉ là những chuyến tàu từ đất liền Trung Quốc hai lần một tháng cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì sự sống cho số người trên đảo. Ngoài số quân đội PLA, ước tính có khoảng 613 người trên hòn đảo cằn cỗi rộng 2 km này.

Theo Tân Hoa Xã, hòn đảo đang trong quá trình xây dựng một thành phố; cơ sở hạ tầng gồm một sân bay quân sự, một cảng biển, đường xá, một phòng khám, một bưu điện và một đài quan sát. Những hòn đảo nhỏ khác có lẽ cũng sẽ do “chính quyền” thành phố Tam Sa quản lý. Không ngạc nhiên khi một đơn vị Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng được thành lập với một toà thị chính và sự kiện này được CCTV  truyền hình trực tiếp. Theo Tân Hoa Xã, nỗ lực này là để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.

Điều gì đã khiến Trung Quốc tiến hành bước đi này? Lý do không quá khó hiểu. Vừa trải qua những biến động nội bộ do vụ sa thải Uỷ viên Bộ chính  trị Bạc Hy Lai, lãnh đạo Trung Quốc hiện tại không muốn bị coi là nhu nhược. Họ muốn lấy lại sự tín nhiệm của nhân dân. Cùng lúc không gì tốt hơn việc làm cho dân chúng phân tán khỏi những báo cáo về bê bối tài chính của các đảng viên hơn việc thỏa mãn một phần tư tưởng chủ nghĩa dân tộc. Tương tự, Tổng bí thư tương lai của Đảng, Tập Cận Bình, đã nỗ lực để không bắt đầu các hoạt động của mình như là một người dễ thỏa hiệp, không bảo vệ được lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Kết cục có thể là, chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào, trong khi rời bỏ chức chủ tịch nước cũng như lãnh đạo đảng, có thể tiếp tục làm chủ tịch Quân uỷ Trung ương thêm một thời gian. Điều này có thể giúp tạo ra sự ổn định cần thiết cho sự chuyển giao êm đềm săp tới tại Đại hội 18.

Trung Quốc cũng hy vọng gửi một thông điệp đến tất cả các đối thủ trong tranh chấp Biển Đông rằng, dù muốn có một giải pháp ngoại giao, nước này sẽ phản ứng bằng hành động quân sự để bảo vệ vị thế của họ ở Biển Đông. Nước này cũng muốn chứng minh rằng Mỹ sẽ không cần thiết phải can thiệp quân sự vào mọi sự kiện và các quốc gia Đông Nam Á có lẽ nên xem xét lại và ghi nhớ điều điều này. Trung Quốc đã đạt được một số thành công ngoại giao trong vấn đề này khi lần đầu tiên cuộc họp của các thành viên ASEAN gần đây đã không thể thông qua một tuyên bố chung về vấn đề này; do sự cứng rắn của Trung Quốc.

Biển Đông là một khu vực rộng lớn bao phủ gần 3.5 triệu km vuông, nơi mà các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Philipines, Malaysia và Brunei  đang tranh chấp giữ dội. Với nguồn lợi lớn do trữ lượng dầu dưới nước ước tính là khoảng 28 tỉ thùng và khoảng 20 ngìn tỉ met khối khí gas thiên nhiên, trong đó lượng khí gas thiên nhiên có khả năng cạnh tranh với trữ lượng khí gas của Quatar. Ngoài ra, Biển Đông là con đường huyết mạch quan trọng của vận tải biển. Các cường quốc kinh tế Đông Á-Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc- phụ thuộc rất nhiều sự an toàn và an ninh của các tuyến hàng hải ở Biển Đông. Bằng cách thành lập sự hiện diện quân sự chiến thuật trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc hy vọng tăng cường các yêu sách của quốc gia này và đảm bảo rằng các bên khác bị đẩy ra khỏi khu vực.

Tuy nhiên, chính sách tăng cường này cũng là những cái bẫy đối với bản thân quốc gia này vì Ấn Độ đã phát hiện ra cái giá của nó khi quốc gia này cố gắng làm như thế nhiều thập niên trước đây ở Ladakh. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ thấy rằng để duy trì an ninh ở những nơi đóng quân của nước này là cực kỳ khó. Nước này sẽ phải triển khai một lực lượng đáng kể cả sức mạnh hải quân và không quân để đảm bảo an ninh, bên cạnh các nhu cầu về hậu cần. Việc dựa vào những chiến lược quân sự hời hợt để thỏa mãn tinh thần chủ nghĩa dân tộc trong nước đang gây thêm phiền phức. Thứ hai, các đối thủ khác sẽ có thể sẽ hợp tác với nhau thậm chí chặt chẽ hơn và liên kiết với nhau để chống lại các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực và đến lúc đó sẽ hoan nghênh sự hiện diện và giúp đỡ quân sự của Mỹ. Thứ ba, việc bố trí lược lượng như thế là hoàn toàn phô trương, không thể bảo vệ được về mặt quân sự, và có thể bị tiêu diệt bằng một trận đánh. Chỉ cần một tên lủa được điều khiển bằng laser phóng từ dưới biển những đơn vị đồn trú này của Trung Quốc sẽ tan thành mây khói. Người ta sẽ không bao giờ biết được bên nào đã tấn công. Do đó ngược lại Trung Quốc sẽ đáp trả bên nào?

Chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra hành động dại dột của họ, rút khỏi những hòn đảo không người này, và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển [UNCLOS]. Sự hợp tác và thiện chí của các quốc gia Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế giá trị hơn bất kỳ tham vọng lợi ích nào mà Trung Quốc đạt được trong việc chiếm đóng những hòn đảo cằn cỗi này.

Đối với Ấn Độ, Đây là một cơ hội tuyệt vời để chờ đợi và quan sát, và không bị lôi kéo vào những cuộc tranh cãi này. Trung Quốc càng gài bẫy các quốc gia khác trong tranh chấp Biển Đông với họ, thì sức ép lên Ấn Độ trong tranh chấp biên giới Trung - Ấn càng giảm đi. Vì người Trung Quốc đã nói với Ấn Độ ngày 16 tháng 5 năm 1959 trong một công hàm có tất cả các dấu vết của tư tưởng Mao Trạch Đông “kẻ thù của nhân dân Trung Quốc nằm ở phía Đông…Sự chú ý chủ yếu của Trung Quốc và chính sách đấu tranh là hướng về phía Đông, tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Và trong một phát biểu thâm thúy nhấn mạnh rằng “ Trung Quốc sẽ không quá ngu xuẩn đối kháng (cùng một thời điểm) với Mỹ ở phía Đông và Ấn Độ ở phía Đông Nam. Đây chính là lợi ích của Ấn Độ.

RS KALHA là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Thành viên Uỷ ban Nhân quyền Quốc gia [NHRC].  

Theo Institute for Defence Studies and Analyses 

Văn Cường (gt)