Vẫn có nhiều suy đoán về chiếc hàng không mẫu hạm của TQ nhưng cuối cùng đã có thông tin chính thức là TQ đã sửa đổi mô hình chiếc hàng không mẫu hạm cũ mà theo như Bộ Quốc phòng TQ cho biết là sẽ được sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học và đào tạo. Tuy nhiên, theo như bài xã luận đăng trên báo giải phóng quân, việc hạ thuỷ hàng không mẫu hạm không có nghĩa TQ sẽ thay đổi chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ.

Trong khi các tàu chiến sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2 thường có quy mô lớn thì hàng không mẫu hạm lâu nay đã trở nên quen thuộc với các tàu hải quân. Nhưng mục đích TQ có chiếc hàng không mẫu hạm đã thu hút sự quan tâm và chú ý rất nhiều của công luận.

Thực chất, TQ là thành viên thường trực duy nhất của Hội đồng Bảo an LHQ và thành viên duy nhất trong nhóm các nền kinh tế đang nổi BRICS không có hàng không mẫu hạm. Hơn nữa, TQ còn tụt hậu xa so với nhiều quốc gia khác, thậm chí một số quốc gia châu Á. Do đó, sẽ là vấn đề khi hiện nay TQ sở hữu hàng không mẫu hạm và xây dựng lực lượng phòng vệ hải quân mạnh.

 

 

Lợi ích hàng hải là vô cùng quan trọng bởi TQ là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới. Trong giai đoạn 1840 đến 1949, TQ đã chịu sự xâm chiếm của chủ nghĩa đề quốc phương Tây nhiều lần bằng đường bờ biển và đã bị buộc phải ký hơn 700 hiệp ước bất bình đằng. Sự thất bại và bẽ mặt mà TQ đã phải hứng chịu trong cuộc chiến tranh Thuốc phiện và chiến tranh Trung – Nhật 1894-1895 đã buộc người TQ phải “ngậm đắng nuốt cay” vì không có lực lượng hải quân mạnh. Chính những điều đó đã khiến TQ nhận ra rằng sự tụt hậu đã làm cho TQ dễ bị tổn thương khi bị tấn công.

Thế kỷ 21 được xem là “thế kỷ của đại dương” khi các vùng biển trở thành những khu vực quan trọng nơi các quốc gia đang cạnh tranh mạnh mẽ hơn vì quyền và lợi ích biển. An ninh biển trở thành một trong những ưu tiên của an ninh quốc gia.

Chỉ có sức mạnh hải quân mạnh mẽ mới có thể bảo đảm quyền và lợi ích biển cho quốc gia. Để hoàn thành hiệu quả sứ mệnh lịch sử của quân Giải phóng TQ, cũng như bảo vệ lợi ích quốc gia của TQ trên phạm vi toàn cầu, điều thiết yếu khách quan là TQ phải bằng mọi nỗ lực phải xây dựng lực lượng hải quân mạnh xứng tầm với vị thế quốc tế và sự phát triển của TQ.

Một số nước đã có những động cơ sâu xa khi ví việc sở hữu hàng không mẫu hạm của TQ với học thuyết “sự đe dọa của TQ”. Xét trong phạm vi vũ khí chiến đấu, việc hàng không mẫu hạm được sử dụng để tấn công hoặc phòng vệ chủ yếu là do chính sách quốc phòng và chiến lược quân sự của một quốc gia quyết định.

Người TQ luôn theo đuổi hòa bình và công lý. Quyết định chiến lược của chính phủ TQ là theo đuổi con đường phát triển hòa bình phù hợp với xu thế thời đại và những lợi ích cơ bản của TQ. Sự phát triển của TQ đang và sẽ luôn luôn là sự phát triển hòa bình. Dù có phát triển đến mức nào nhưng TQ sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền, mở rộng quân sự và chạy đua vũ trang. Thậm chí nếu TQ có đạt được những thành tựu về phát triển hàng không mẫu hạm trong tương lai, TQ cũng sẽ không tạo đe dọa đối với bất kỳ nước nào trong và ngoài khu vực. Thay vì đó, TQ sẽ gánh vác nhiều trách nhiệm lớn hơn vì hòa bình thế giới./.


 

Thùy Anh (gt)