Malaysia là một quốc gia có mối quan hệ ngoại giao mật thiết nhất với Trung Quốc tại khu vực nên việc né tránh đối đầu với Trung Quốc khiến Malaysia cũng chẳng tổn hại gì. Nhưng quan hệ ngoại giao này chỉ tồn tại để phục vụ cho một chiến lược và nỗ lực của Malaysia khi lựa chọn cách tiếp cận không đối đầu với Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trong một thời gian dài và nó có thể sẽ trở nên khó khăn đối với việc thực hiện trong tương lai.

Malaysia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên chính thức công nhận Trung Quốc đại lục vào năm 1974, hai nước đã xây dựng được một “mối quan hệ đặc biệt”. Không còn nghi ngờ, cách tiếp cận của Malaysia đối với Trung Quốc đã được tiến hành một cách thận trọng và đạt được một số mục tiêu.

Trước tiên là xây dựng một mối quan hệ song phương mạnh về kinh tế và ngoại giao với Bắc Kinh để tối đa hóa cơ hội kinh tế bắt nguồn từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để đạt được điều này, Malaysia đã đóng vai trò tiên phong đối với ý tưởng “trỗi dậy hòa bình” được Trung Quốc trước sự hoải nghi của khu vực vào những năm 1990, yên lặng đối với yêu sách được coi là hợp pháp và tăng cường xây dựng quyền lực ở châu Á của Trung Quốc.

Nhưng còn một yếu tố quan trọng khác trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của Kuala Lampur là sự tái khẳng định và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương mạnh mẽ về an ninh và kinh tế với các đối tác truyền thống như Mỹ và Nhật Bản để phòng vệ trước sự trỗi dậy đáng lo ngại của Trung Quốc. Trước đe dọa đang từng bước lan rộng của Trung Quốc trong khu vực, Malaysia đã là một đối tác an ninh không hiệp ước đầu tiên trong khu vực của Mỹ nhằm kết nối với nhau tạo cách tiếp cận kép vừa củng cố quan hệ ngoại giao, kinh tế với Trung Quốc và vừa quan hệ an ninh với Mỹ vào cùng một thời điểm.

Mục tiêu thứ hai là sử dụng diễn đàn đa phương khu vực để cam kết và ràng buộc các nước lớn nhằm thống nhất quy tắc đã thỏa thuận nhăm tăng cường đòn bẩy cho các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á, tạo nỗ lực để mở rộng ảnh hưởng của Malaysia tại các diễn đàn này.

Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận không đối đầu với Trung Quốc kể từ khi Kuala Lumpur công khai thể hiện niềm tin việc “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và để trấn an các nước ASEAN khác rằng hành vi trong tương lai của Trung Quốc có thể được định hình. Đối với Malaysia, nếu Trung Quốc tham gia đầy đủ vào các diễn đàn ASEAN thì sẽ tốt hơn và cần “Socialise - xã hội hóa”sự gia tăng quyền lực hơn là theo đuổi một chính sách phản tác dụng khi cô lập về ngoại giao.

Chắc chắn là cách tiếp cận của Kuala Lumpur cũng đã đạt được một số thành công. Trung Quốc đã nổi lên như là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và một số yếu tố của cả hai nền kinh tế trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu điện tử đã vừa cạnh tranh và vừa bổ sung cho nhau.

Những tiến bộ đáng kể trong mối quan hệ quân sự và quốc phòng Mỹ - Malaysia cho thấy những quan tâm của Malaysia và khu vực về sự ổn định đã được tăng cường. Trong khi qui định khu vực và tiêu chuẩn được qui định trong các diễn đàn ASEAN là không bị ràng buộc, việc thực hiện hoặc không thực hiện các động thái ngoại giao nhằm cô lập Trung Quốc có thể không có hiệu quả.

Tuy nhiên, sự căng thẳng đang gia tăng đã tạo nền tảng của phương pháp tiếp cận không đối đầu của Malaysia trong mối quan hệ với Trung Quốc. Một là chiến lược của Malaysia đối với Trung Quốc đã được khởi tạo tại thời điểm yếu về kinh tế, quân sự và ngoại giao. Khi mà Trung Quốc chưa đủ khả năng để trở thành một thế lực ngoại giao trong khu vực, gia tăng quyền lực để tạo đòn bẩy và khẳng định vị thế.

Nếu Malaysia và khu vực có phương pháp tiếp cận khác trong việc định hình hành vi chiến thuật của Trung Quốc mà không đạt được mục tiêu và ý định của mình, thì khi Bắc Kinh trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai họ có thể sẽ bỏ qua những thỉnh cầu và những đòi hỏi của khu vực.

Hơn thế nữa, Trung Quốc đã thể hiện sự quyết đoán hơn đối với khu vực tranh chấp, ngày càng thể hiện yêu sách của mình đối với gần 90% Biển Đông như thể vùng biển này đã được phân chia. Điều này có nghĩa rằng khi tranh chấp của Trung Quốc với Philippines trở nên căng thẳng hơn rất nhiều thì tranh chấp với Malaysia cũng sẽ rất khó và có lẽ không thể giải quyết thông qua thương lượng hòa bình. Việc không đối đầu với Malsyaia và từng bước hướng tới Trung Quốc có thể sẽ không giúp Kuala Lumpur giữ yêu sách của mình ở Biển Đông trong tương lai.

Hơn nữa, khi Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn trong khu vực Biển Đông, các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á khác cũng có thể mong đợi Malaysia đóng một vai trò chủ động hơn trong việc đề xuất giải quyết các tranh chấp trong diễn đàn ASEAN. Nếu không làm như vậy có thể có nghĩa là vai trò lãnh đạo của Malaysia sẽ bị giảm trong ASEAN, hay làm gia tăng sự thiếu đồng nhất trong ASEAN.

Sau cùng là chiến lược tiến dần từng bước của Malaysia hướng về Trung Quốc còn phụ thuộc vào sự tiếp tục thỏa hiệp giữa Washington và Bắc Kinh. Với mong muốn tái khẳng định tình bạn chiến lực cũ trong khu vực, Mỹ đã không để ý tới việc Malaysia không đối đầu với Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm ngay cả khi quan hệ quân sự giữa Mỹ và Malaysia đã được cải thiện. Cùng thời điểm này, chiến lược cô lập Trung Quốc đã bị phớt lờ để Malaysia hợp tác quân sự sâu hơn với Mỹ và Kuala Lumpur có bước tiến và đạt được thành thích đáng kể về ngoại giao. Vấn đề của Malaysia hiện vẫn là sự kiên nhấn chịu đựng tham vọng dường như vô hạn của các cường quốc./.

Theo “New Strais Times” (ngày 5/2)

Anh Thư (gt)