Câu hỏi 1: Hội nghị BTNG ASEAN thường niên đã diễn ra trong ngày 10/7/2012. Châu Á – TBD, đặc biệt là châu Á tiếp tục phát triển nhanh và trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất khu vực với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và vị thế toàn cầu ngày càng tăng trên thế giới. Là một thành viên của khu vực châu Á – TBD, TQ thực hiện chính sách đối ngoại thế nào với khu vực châu Á - TBD?

TQ cam kết con đường phát triển hòa bình và chiến lược mở cửa cùng thắng là ưu tiên đầu tiên và quan trọng nhất đối với khu vực châu Á – TBD, khu vực là nhà của TQ. TQ củng cố chính sách tăng cường hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng và theo đuổi phátt riển hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước láng giềng trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Chính sách châu Á – TBD của TQ sẽ theo các nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Củng cố hợp tác

Các nước châu Á – TBD đều thành viên quan trọng trong diễn đàn toàn cầu và đều đương đầu với nhiệm vụ chung về duy trì hòa bình, ổn định, do đó nhiệm vụ chung là thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và đều có thách thức chung chống như bùng nổ các tranh chấp thường xuyên cũng như phải thay đổi mô hình phát triển. Chúng ta cần bảo đảm rằng các nước từ bỏ tư duy Chiến Tranh Lạnh và sự phân biệt ý thức hệ, củng cố khái niệm mới về đoàn kết và hợp tác cùng thắng, mở ra triển vọng mới về khu vực châu Á – TBD hòa bình, hợp tác và cùng có lợi.

(2) Tìm kiếm phát triển. Dù vẫn duy trì động lực tăng trưởng tốt nhưng khu vực châu Á – TBD vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn. Về môi trường bên ngoài, chúng ta vẫn tiếp tục chịu tác động sâu sắc của khủng hoảng tài chính quốc tế. Khủng hoảng nợ tại một số nước vẫn rất trầm trọng. Các khu vực Tây Á và Bắc Phi vẫn tiếp tục bất ổn. Môi trường bên trong, khu vực châu Á – TBD sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức như sự phát triển không bình đẳng, các điểm nóng khu vực và những vẫn đề an ninh phi truyền thống. Chúng ta cần nắm giữ xu hướng phát triển chung, thúc đẩy sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn của khu vực và tìm cách mở rộng hơn lợi ích chung, đưa người dân khu vực được hưởng lợi từ phát triển và giải quyết nhiều thách thức thông qua việc cùng phát triển.

(3) Thực hiện khái niệm an ninh mới. Các mối đe dọa an ninh quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Các vấn đề an ninh có xu hướng bùng nổ, lây lan và kết nối với nhau hơn. Để ứng phó với nhiều thách thức an ninh đa dạng, chúng ta cần củng cố khái niệm an ninh mới dựa trên tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và phối hợp, tìm kiếm an ninh chung và hợp tác an ninh.

(4) Tôn trọng sự đa dạng. Châu Á – TBD là khá đa dạng và phức tạp, ccác nước khác biệt nhau về hệ thống kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa và mô hình phát triển. Đây cũng là đặc điểm của khu vực và là nguồn tạo sự năng động. Do đó chúng ta cần tôn trọng những thực tế này tại khu vực và thực hiện tinh thần mở, tòan diện, tìm kiếm nền tảng chung trong khi tạm gác khác biệt và cùng tồn tại, thúc đẩy nhiều hình thức phát triển song song và đa dạng.

Câu hỏi 2: Xin ông cho biết những nguyên tắc cơ bản trong chính sách châu Á – TBD của TQ. Mục tiêu của TQ đối với khu vực này?

TQ cam kết hợp tác với các nước khác trong khu vực cùng chia sẻ cơ hội, ứng phó với các thách thức, mở rộng hợp tác và xử lý phù hợp các khác biệt nhằm xây dựng khu vực châu Á – TBD hài hòa và thịnh vượng.

Về chính trị, chúng ta cần tăng cường bình đẳng giữa tất cả các nước, theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ và hợp tác nhằm xây dựng niềm tin chính trị và hiểu biết lẫn nhau. TQ cam kết tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị tốt và hợp tác cùng có lợi với các nước khác tại khu vực thông qua liên hệ cấp cao chặt chẽ và duy trì thông tin chiến lược.

Về kinh tế, chúng ta cam kết phát triển chung trong và ngòai khu vực. TQ sẵn sàng tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và giúp đỡ các nước trong khu vực trong khả năng của TQ để tăng cường nội lực và tạo sự năng động đối với tăng trưởng kinh tế khu vực.

Về an ninh, cần tôn trọng an ninh của các nước khác để bảo đảm môi trường an ninh khu vực hòa bình và ổn định. TQ ủng hộ và theo đuổi khái niệm an ninh mới, phản đối bất kỳ các động thái nhằm bảo đảm an ninh của nước mình mà làm tổn hại đến an ninh nước khác. Chúng tôi kêu gọi các nước trong khu vực lưu tâm tới quan ngại an ninh của các nước khác, thể hiện thiện trí, trí tuệ và kiên nhẫn có thể để giải quyết tranh chấp và k hác biệt thông qua tham vấn và đối thoại, từng bước xây dựng đồng thuận, loại bỏ khác biệt và thúc đẩy hợp tác.

Về trao đổi văn hóa và nhân dân, chúng tôi tôn trọng đa dạng khu vực và tăng cường trao đổi văn hóa và nhân dân. TQ giữ quan điểm rằng các nước trong khu vực cần tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của các nước khác, biến đa dạng thành động lực và sự năng động trong hợp tác và trao đổi thường xuyên giữa các nước.

Về hợp tác khu vực, chúng ta hợp tác với các nước khác trong khu vực để thúc đẩy cơ chế hợp tác khu vực thông qua đồng thuận dựa trên tham vấn, mở và toàn diện. Chúng ta tôn trọng sự hiện diện và lợi ích của các nước ngòai khu vực tại châu Á – TBD và hoan nghênh sự tham gia tích cực của tất cả các nước trong tiến trình hợp tác châu Á – TBD. TQ luôn mở và hoan nghênh bất kỳ sáng kiến hợp tác nào nhằm tăng lợi ích và sự phát triển chung của các nước trong khu vực.

Câu hỏi 3: Những kết quả cụ thể trong chính sách châu Á – TBD của TQ?

TQ luôn đặt ưu tiên cao nhất với các nước láng giềng trong chính sách đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy quan h ệ hữu nghị láng giềng tốt và hợp tác cùng có lợi với các nước khác tại châu Á – TBD. Nhờ đó mà sự phát triển của TQ và sự phát triển của khu vực châu Á – TBD luôn đi song hành và bổ trợ cho nhau.

TQ và các nươc schâu Á – TBD đã trao đổi chính trị chặt chẽ và thiết lập quan hệ đối tác dưới nhiều hình thức khác nhau và thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao. Chỉ tính riêng nửa đầu 2012, đã có hơn 50 chuyến thăm cấp cao giữa TQ và các nươc schâu Á khác và quan hệ láng giềng tốt giữa TQ với các nước láng giềng vẫn ngày càng được tăng cường.

TQ đã chủ động tham gia hợp tác với các nước trong khu vực liên quan đến thương mại, tài chính, công nghệ cao, bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, kết nối cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các FTA. Điều này đã tạo động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế khu vực và tạo cơ hội kinh doanh lớn đối với tất cả các nước. TQ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á, đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc đồng thời trở thành nguồn đầu tư lớn nhất đối với nhiều nứoc trong khu vực. TQ cũng tăng cườnghỗ trợ về nhân lực và đào tạo kỹ thuật đối với các nước khác trong khu vực nhằm phát triển chung.

Trao đổi nhân dân giữa TQ với các nước châu Á – TBD cũng ngày càng được sâu sắc. TQ tổ chức Năm hữu nghị với Pakistan và Ấn Độ, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại TQ – ASEAN, diễn đàn hợp tác văn hóa ASEAN và đón nhiều thanh niên Nhật và Ấn Độ sang thăm TQ. TQ cũng thiết lập hơn 100 Viện Khổng tử và các lớp học khổng tử và thành lập nhiều trung tâm văn hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ.

TQ đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác khu vực. Chỉ trong nửa đầu 2012, TQ đã chủ trì thành công thượng đỉnh Trung – Nhật – Hàn và tham vấn đầu tiên giữa ba nước Đông Bắc Á về chính sách châu Á. TQ kiên trì hợp tác Đông Á với vai trò trung tâm của ASEAN với các cơ chế 10+1 là cơ sở, 10+3 là kênh chính và Đông Á là cơ chế bổ sung quan trọng. TQ vẫn nỗ lực tìm các cách thức mới trong hợp tác 10+1 và 10+3 trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, an ninh lương thực và trao đổi nhân dân. TQ cũng ủng hộ việc xây dựng APEC thành diễn đàn khu vực quan trọng đối với hợp tác kinh doanh.

TQ tích cực tham gia vào hợp tác an ninh khu vực nhằm tạo thuận lợi cho các giải pháp hòa bình đối với các điểm nóng khu vực, chủ động tham gia các nỗ lực ứng phó với các thách thức và đóng vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình và ổn định khuv ực. TQ đóng vai trò tích cực trong tiến trình đàm phán 6 bên bán đảo Triểu Tiên, nỗ lực tham gia vào tái thiết Afghanistan và hỗ trợ nước này trong duy trì ổn định và phát triển. TQ cũng luôn có quan điểm nhất quán đối với các tranh chấp lãnh thổ về một số đảo và phân định biên giới lãnh thổ tại biển Đông hòa bình thông qua tham vấn giữa các bên có liên quan trực tiếp và tạm gác những bất đồng cùng khai thác chung. Năm 2011, TQ và ASEAN đã đạt được thỏa thuận hướng dẫn thực hiện DOC và hợp tác thực tiễn trong khuôn khổ DOC. TQ đã cùng ASEAN thành lập quỹ hợp tác biển TQ – ASEAN và hợp tác thực tế với ASEAN trong kết nối biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi truownfg, an toàn h àng hải, cứu hộ và chống tội phạm xuyên quốc gia nhằm xây dựng niềm tien chung và mở rộng lợi ích chung.

Thực tế cho thấy TQ cam kết thúc đẩy hòa bình, hơp tác cùng có lợi vì thịnh vượng chung của khu vực châu Á – TBD./.

Theo Xinhua (ngày 11/7)

Mỹ Anh (gt)