Khả năng các quốc gia có tranh chấp chủ quyền tiếp tục "va chạm" nhau là khá cao, đặc biệt là do chính sách dân tộc chủ nghĩa của các quốc gia này. Có một số yếu tố đang góp phần làm tăng tranh chấp, trong đó lịch sử là một thành tố quan trọng trong luận cứ của những quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại Đông Á và Đông Nam Á. Mặc dù không rõ lượng tài nguyên sẵn có tại khu vực này là bao nhiêu, song chỉ riêng những ước tính về các nguồn năng lượng lớn tại các khu vực đang tranh chấp cũng đã làm thổi phồng thêm căng thẳng. Những tranh chấp này đang đe dọa tự do hàng hải, gây tắc nghẽn các tuyến đường biển thương mại, dẫn đến khả năng làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, sự quyết đoán của Trung Quốc rõ ràng không có lợi cho việc tạo ra môi trường hợp tác, trong khi sự can dự của Mỹ trong khu vực tiếp tục khuyến khích các đồng minh của họ đứng lên chống lại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mặc dù các chính phủ châu Á vẫn hoan nghênh thái độ sẵn sàng đến hỗ trợ của Mỹ, nhưng trên thực tế Mỹ đang mất đi phần nào "hào quang". Việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa hồi tháng 10/2013, khiến nước Mỹ bị tê liệt trong nhiều tuần và Tổng thống Barack Obama phải hủy việc tham dự hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đã giáng một đòn mạnh vào sự chuyển trục chiến lược của Mỹ sang châu Á. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lúc đó đã nhận xét: "Chúng tôi thích một Tổng thống Mỹ có khả năng thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình hơn là một người bận tâm với những khó khăn ở bên trong nước Mỹ".

Thêm vào đó, các cuộc thương thuyết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lại một lần nữa không dẫn đến một thỏa thuận, giáng một đòn mạnh vào sáng kiến thương mại lớn do Mỹ đứng đầu và không có sự tham gia của Trung Quốc. Một khi Mỹ vẫn quyết tâm can dự với châu Á, thì Trung Quốc cũng sẽ quyết tâm chứng tỏ rằng họ có thể hành động xa hơn sự quyết đoán trong thập kỷ qua.

Theo một bài viết của "Thời báo New York", "Trung Quốc đang trỗi dậy, toàn cầu hóa đang diễn ra và các hệ thống đang va chạm. Thế giới đang đạt đến một thời điểm thay đổi mạnh mẽ", đòi hỏi tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, phải hành động một cách có trách nhiệm để đảm bảo rằng thay đổi đó là tích cực. Đối với Mỹ, có lẽ Washington nên thừa nhận rằng hành động tái cân bằng chiến lược sang châu Á của họ đã diễn ra quá nhanh, quá mạnh, thúc đẩy một mạng lưới các liên minh quân sự khu vực, phản tác dụng đối với chủ đề hợp tác tại châu Á. Trung Quốc cũng cần công nhận rằng, bằng nhiều cách, họ đang trở thành siêu cường thứ hai của thế giới. Với vị thế đó, Trung Quốc không thể cho phép các quan hệ của họ đối với các nước láng giềng tiếp tục xấu đi, cho dù trong trường hợp Trung Quốc không phải là bên khiêu khích duy nhất.

Yếu tố lịch sử không có lợi cho việc giải quyết những tranh chấp lãnh thổ tại châu Á bởi vì lịch sử có thể được giải thích theo những cách rất khác nhau. Luật pháp quốc tế cung cấp những hướng dẫn, nhưng việc hành động trong khuôn khổ các tiến trình đa phương ràng buộc là một thách thức. Vì thế, các nước châu Á phải hành động một cách có trách nhiệm, trong khi vẫn có các nguồn lực khác được cung cấp để thương thuyết một kết quả thuận lợi. Để đạt được mục tiêu này, các chính phủ châu Á phải kiểm soát các lực lượng dân tộc chủ nghĩa. Các chính phủ ngoài châu Á, nhất là Mỹ, cần rõ ràng về mức độ can dự vào khu vực của họ. 


Theo mạng tin "Diễn đàn Đông Á" ngày 25/12, cùng với việc Trung Quốc tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) và phản ứng sau đó của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ.... về ADIZ, tính chất phức tạp của các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang tăng lên. Việc tìm ra biện pháp để giải quyết hợp lý những tranh chấp đó là cần thiết.

Khả năng các quốc gia có tranh chấp chủ quyền tiếp tục "va chạm" nhau là khá cao, đặc biệt là do chính sách dân tộc chủ nghĩa của các quốc gia này. Có một số yếu tố đang góp phần làm tăng tranh chấp, trong đó lịch sử là một thành tố quan trọng trong luận cứ của những quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại Đông Á và Đông Nam Á. Mặc dù không rõ lượng tài nguyên sẵn có tại khu vực này là bao nhiêu, song chỉ riêng những ước tính về các nguồn năng lượng lớn tại các khu vực đang tranh chấp cũng đã làm thổi phồng thêm căng thẳng. Những tranh chấp này đang đe dọa tự do hàng hải, gây tắc nghẽn các tuyến đường biển thương mại, dẫn đến khả năng làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, sự quyết đoán của Trung Quốc rõ ràng không có lợi cho việc tạo ra môi trường hợp tác, trong khi sự can dự của Mỹ trong khu vực tiếp tục khuyến khích các đồng minh của họ đứng lên chống lại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mặc dù các chính phủ châu Á vẫn hoan nghênh thái độ sẵn sàng đến hỗ trợ của Mỹ, nhưng trên thực tế Mỹ đang mất đi phần nào "hào quang". Việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa hồi tháng 10/2013, khiến nước Mỹ bị tê liệt trong nhiều tuần và Tổng thống Barack Obama phải hủy việc tham dự hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đã giáng một đòn mạnh vào sự chuyển trục chiến lược của Mỹ sang châu Á. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lúc đó đã nhận xét: "Chúng tôi thích một Tổng thống Mỹ có khả năng thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình hơn là một người bận tâm với những khó khăn ở bên trong nước Mỹ".

Thêm vào đó, các cuộc thương thuyết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lại một lần nữa không dẫn đến một thỏa thuận, giáng một đòn mạnh vào sáng kiến thương mại lớn do Mỹ đứng đầu và không có sự tham gia của Trung Quốc. Một khi Mỹ vẫn quyết tâm can dự với châu Á, thì Trung Quốc cũng sẽ quyết tâm chứng tỏ rằng họ có thể hành động xa hơn sự quyết đoán trong thập kỷ qua.

Theo một bài viết của "Thời báo New York", "Trung Quốc đang trỗi dậy, toàn cầu hóa đang diễn ra và các hệ thống đang va chạm. Thế giới đang đạt đến một thời điểm thay đổi mạnh mẽ", đòi hỏi tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, phải hành động một cách có trách nhiệm để đảm bảo rằng thay đổi đó là tích cực. Đối với Mỹ, có lẽ Washington nên thừa nhận rằng hành động tái cân bằng chiến lược sang châu Á của họ đã diễn ra quá nhanh, quá mạnh, thúc đẩy một mạng lưới các liên minh quân sự khu vực, phản tác dụng đối với chủ đề hợp tác tại châu Á. Trung Quốc cũng cần công nhận rằng, bằng nhiều cách, họ đang trở thành siêu cường thứ hai của thế giới. Với vị thế đó, Trung Quốc không thể cho phép các quan hệ của họ đối với các nước láng giềng tiếp tục xấu đi, cho dù trong trường hợp Trung Quốc không phải là bên khiêu khích duy nhất.

Yếu tố lịch sử không có lợi cho việc giải quyết những tranh chấp lãnh thổ tại châu Á bởi vì lịch sử có thể được giải thích theo những cách rất khác nhau. Luật pháp quốc tế cung cấp những hướng dẫn, nhưng việc hành động trong khuôn khổ các tiến trình đa phương ràng buộc là một thách thức. Vì thế, các nước châu Á phải hành động một cách có trách nhiệm, trong khi vẫn có các nguồn lực khác được cung cấp để thương thuyết một kết quả thuận lợi. Để đạt được mục tiêu này, các chính phủ châu Á phải kiểm soát các lực lượng dân tộc chủ nghĩa. Các chính phủ ngoài châu Á, nhất là Mỹ, cần rõ ràng về mức độ can dự vào khu vực của họ. 

Theo mạng Diễn đàn Đông Á

Thùy Anh (gt)