Trong hai tháng gần đây, báo chí 2 nước Mỹ - Trung lần lượt đăng bản tin nóng về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, dẫn tới sự lo âu của các nước xung quanh, thậm chí cũng gây sự chú ý tới của cả nước háp xa xôi bên trời Âu. Nếu cuộc chiến tranh giành chủ quyền Biển Đông nổ ra trước ngày 14/1/2011, ảnh hưởng tới đảo Thái Bình (Ba Bình) thì sẽ làm tăng thêm ẩn số khó lường cho việc liên nhiệm của Mã Anh Cửu.

Đông Á bước vào thời kỳ sau chiến tranh lạnh.

Theo bản tin tạp chí "Chính sách ngoại giao" (Foreign Policy) của Mỹ xuất bản tháng 8, vị trí địa lý, trữ lượng tài nguyên và tranh chấp lãnh thổ khiến Biển Đông có sức ảnh hưởng địa chính trị mang tính quyết định. Biển Đông sẽ là chiến trường của Thế kỷ 21, cùng với sự tăng cường sức mạnh quân sự hải quân và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á đã bước vào thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Hiện tại, Việt Nam khống chế bờ biển phía Tây của Biển Đông, mong muốn thiết lập mối liên hệ mật thiết hơn với Mỹ. Trung Quốc trở thành một nền kinh tế năng động nhất thế giới nhờ cải cách mở cửa và đang ra sức mở rộng thế lực sang tận "chuỗi đảo thứ nhất" phía Tây Thái Bình Dương bằng hải quân. Khả năng xung đột giữa Trung Quốc với các nước xung quanh có thể sẽ làm xuất hiện tiền tuyến quân sự tại Biển Đông, cũng giống như việc hình thành tiền tuyến quân sự thời kỳ chiến tranh tranh lạnh.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 27/9 đăng bài "Đã đến lúc sử dụng vũ lực tại Nam Hải (Biển Đông), lấy chiến tranh để ngăn chặn chiến tranh với PLP và VN", có nêu xu thế quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đã quá rõ; đây chính là cơ hội tốt để Trung Quốc bình tĩnh phân tích, nắm bắt vận hội, nhanh chóng áp dụng hành động quyết liệt. Chiến tranh qui mô nhỏ chính là cách tốt nhất để hóa giải chiến tranh lớn; đánh vài trận nhỏ thì có thể tránh được cuộc chiến lớn.

So với quá khứ, rõ ràng là Trung Quốc đã an toàn hơn về biên giới trên bộ, đang ra sức xây dựng lực lượng hải quân để rửa sạch nỗi nhục về mặt tâm lý bị ngoại bang xâm chiếm lãnh thổ trong suốt 2 thế kỷ qua. Hành động này buộc các nước xung quanh phải thể hiện thái độ. Bất kể là Trung Quốc có quyết tâm cho cuộc chiến qui mô lớn hay những chuẩn bị thực tế cho cuộc chiến qui mô nhỏ, trong tương lai, các bên tham chiến tại Biển Đông sẽ chủ yếu bằng các trận hải chiến.

Đúng như bản tin mà tạp chí "Chính sách ngoại giao" của Mỹ đã đưa, phác đồ địa lý Đông Á cho thấy trước việc khu vực này sẽ đón đợi một thế kỷ mà hải quân chiếm thế chủ đạo. Định nghĩa hải quân ở đây bao gồm biên đội tác chiến trên biển và trên bộ. Mối liên hệ giữa lực lượng trên bộ và trên biển hiện nay đã ngày một mật thiết. Cho dù Mỹ bắt buộc phải phân tách sức mạnh quân sự sang khu vực Trung Đông thì thực lực hải quân của Mỹ vẫn mạnh hơn Trung Quốc.

Đảo Ba Bình khó đứng ngoài cuộc.

Quốc sách cua Trung Hoa Dân Quốc trong tranh chấp Biển Đông phải chăng cũng sẽ giống với tuyên bố công khai năm 1988 của Bô trưởng Quốc Phòng khi đó là Trịnh Vi Nguyên sau khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao là "nếu lại xảy ra chiến tranh, quân đội sẽ phối hợp tác chiến với quân cộng sản"? cái gọi là "lại xảy ra chiến tranh" ở đây nhằm chỉ trận chiến giữa quân cộng sản với hải quân Việt Nam tại Hoàng Sa  tháng 01/1974 và tại Trường Sa 01/1988. Ngoài 2 cuộc chiến với Việt Nam, Trung quốc đại lục cũng đã từng có hải chiến với PLP.

Cuộc hải chiến cần một căn cứ hậu cần để cung cấp bổ sung, lần này Trung Quốc đã coi PLP và VN là kẻ thù giả định, nếu sử dụng vũ lực tại Biển Đông, thời cơ đã chín muồi, đảo Ba Bình có đường băng, có cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ trở thành tiêu điểm tranh cướp của các nước. Trừ phi chính sách ngoại giao linh hoạt của Mã Anh Cửu và sự tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau của Đại lục đạt được một thoả thuận về tình hình đảo Ba Bình trước khi xảy ra chiến tranh, nếu không, khi có chiến tranh xảy ra thì quân trấn thủ đảo Ba Bình có muốn thì cũng không thể đứng ngoài cuộc. Từ 1993 - 1999, chiến sỹ lục quân trấn thủ đảo Ba Bình đã bị hy sinh 01 người trong trận chống chọi với cuộc tấn công vũ trang cướp đảo của nước ngoài, sự việc này vẫn được Chính phủ cố tình che dấu cho tới nay.

Trong bối cảnh Biển Đông bị che phủ bởi bóng đen chiến tranh, Mã Anh Cửu có thể đã chỉ thị Hội đồng an ninh quốc gia triệu tập các chuyên gia có sở trường, kinh nghiệm, trí tuệ của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cục an ninh quốc gia, Cục tuần tra biển...để nghiên cứu sách lược ứng phó nhằm giành lấy lợi ích lớn nhất cho Đài Loan./.

Bài đăng trên Vượng Báo Đài Loan của tác giả Nguyễn Đại Chính, nhà báo kỳ cựu định cư tại Mỹ.

Bản gốc tiếng Trung “ 南海风云日紧 马英九连任路添变量
Hồng Thu, cộng tác viên tại Đài Loan (gt)