Các nước châu Á không nên để lực lượng bên ngoài phá vỡ xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực. Năm 2012 là năm kỷ niệm 45 năm thành lập tổ chức ASEAN và Campuchia với tư cách là chủ tịch luân phiên của khối đã chủ trì Thượng đỉnh lần thứ 20 của khối. Thượng đỉnh tập trung vào việc thực hiện Hiến chương ASEAN và thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Một số văn bản về kết quả đã được thông qua trong đó có Tuyên bố của Phnôm-Pênh ASEAN: “Một Cộng đồng, Một Vận Mệnh”. Thượng đỉnh vừa qua đã diễn ra vào thời điểm nhạy cảm. Về kinh tế, các nước phát triển đang chìm trong khủng hoảng tài chính và đang thực hiện chính sách “lợi mình hại người” với các nước đang phát triển trong đó có cả ASEAN. Về chính trị, Mỹ đang muốn thổi phồng vấn đề an ninh tại Đông Á vì mục tiêu chiến lược của Mỹ và triển khai hải quân tại phía Bắc của Úc, thậm chí Mỹ còn có thể sử dụng các đảo Cocos của Úc để làm căn cứ mới do thám Biển Đông và Ấn Độ Dương. Mỹ cũng đã làm rồi rắm thêm về kế hoạch phóng vệ tinh của Bắc triều tiên và tận dụng cơ hội này để triển khai tấm khiên tên lửa tại châu Á. Mỹ cũng đang tìm cách gieo mầm mâu thuẫn giữa các nước Đông Á bằng cách châm ngòi cho tranh chấp biển Đông và tìm cách gây áp lực, cô lập các cường quốc đang nổi tại khu vực nhằm duy trì địa vị thống trị khu vực của Mỹ. Mỹ sẽ thực hiện tập trận với Philippines vào tháng 4 này gần khu vực nước tranh cãi tại biển Đông. Philippines là nước hiếu chiến nhất trong tuyên bố lãnh thổ tranh chấp với chủ quyền của Trung Quốc và đang mua vũ khí từ Mỹ cũng như vận động các nước khác ủng hộ mục tiêu này của Philippines. Thí dụ, Philippines đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam trong thực hiện tập trận chung và tuần tra tại khu vực tranh chấp cũng như kêu gọi các nước ASEAN hoàn tất định hướng trước khi đàm phán với Trung Quốc về thực hiện COC tại Biển Đông. Bằng cách làm như vậy, Philippines đã đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển và đe dọa tiến trình hợp tác ASEAN. Trong bối cảnh này, liệu các nước ASEAN có thể tiếp tục đồng thuận và hội nhập kinh tế tiếp tục là vấn đề cần xem xét. Nhưng ASEAN cũng chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể của Đông Á nơi mà tranh cãi về biển Đông không thể đảo ngược lại xu thế chung về hòa bình và hợp tác đa tầng nấc. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chỉ ra trong cuộc gặp với Thủ Tướng Campuchia Hun Sen vào tháng 3 rằng trong nhiều năm nay, châu Á luôn tuân thủ đối xử bình đẳng và đồng thuận qua tham vấn. Khu vực này đã phát triển hàng loạt các nguyên tắc hiệu quả và các thông lệ phù hợp với thực tế khu vực. Các nước châu Á cần có trách nhiệm và thể hiện khả năng bảo vệ hòa bình và ổn định tại khu vực. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng nhấn mạnh Đông Á cần ưu tiên phát triển và duy trì hợp tác 10+3 giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và 10+1 giữa Trung Quốc và ASEAN như một kênh quan trọng trong hợp tác Đông Á. Tại hội nghị thường niên Bắc Ngao, châu Á, Phó Thủ Tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh sự phát triển hòa bình là hòn đã tảng đối với sự phát triển phát triển bền vững và tốt đẹp của châu Á và những vấn đề này có thể giải quyết thông qua đối thoại, tham vấn và đàm phán hòa bình. Các bên liên quan cần quan tâm tới tiến trình trên cơ sở bức tranh lớn hơn về quan hệ hữu nghị giữa các nước châu Á và sự phát triển châu Á nói chung, tôn trọng lịch sử và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản liên quan tới quản lý quan hệ quốc tế. Thực tế, các nước Đông Á có đầy đủ khả năng giải quyết các tranh chấp khu vực và mặc cho những nỗ lực của Mỹ trong việc gây rắc rối, xu hướng của Đông Á vẫn là hòa bình, phát triển và hợp tác./.

Tác giả Chen Xiangyang là phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Thế giới thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc.

Theo Chinadaily (ngày 13/4)

Trần Sáng (gt)