Cựu TTh Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng nói “Cường quốc lớn liên quan tới trách nhiệm lớn”. Do đó, Trung Quốc sẽ phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn khi trở thành cường quốc số 1. Đây là điều không thể tránh khỏi.

Trong thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ bị thế giới quan sát rất cẩn trọng bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thế giới sẽ tập trung tìm kiếm các dấu hiệu Trung Quốc sẽ hành xử thế nào khi ở vị trí số 1. Đây là lý do tại sao quan hệ Trung Quốc - ASEAN trở nên rất quan trọng.

Khác với Mỹ, nước chỉ có 2 láng giềng, Trung Quốc có rất nhiều láng giềng và đang có quan hệ khó khăn với một số láng giềng. Điều may mắn là quan hệ của Trung Quốc với tất cả các láng giềng đang được cải thiện trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, trong khi quan hệ kinh tế và thương mại bùng nổ thì quan hệ văn hóa và nhân dân lại bị tụt lùi. Mặc dù Trung Quốc có quan hệ khá tốt với các láng giềng nhưng vẫn chưa đạt được quan hệ tin tưởng cao với các nước láng giềng.

Mô hình tốt của quan hệ tin tưởng cao là gì? Có thể ví dụ mô hình tốt nhất chính là quan hệ giữa Mỹ và EU. Họ đã bị chia tách bởi Đại Tây Dương rộng lớn nhưng họ lại được gắn kết chặt chẽ bởi các mối quan hệ văn hóa và nhân dân.

Điều này không có nghĩa mối quan hệ đó không có vấn đề. Vẫn có các tranh chấp kinh tế giữa hai bên. Cả hai bên cùng đang đấu tranh trong đàm phán Hiệp định quan hệ Đối tác Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP). TTg Đức Angela Merkel cũng từng tức giận khi biết tình báo Mỹ đã đặt nghe trộm vào điện thoại cá nhân của bà. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn đó, mức độ tin tưởng và hợp tác giữa Mỹ và Châu Âu tiếp tục khá cao.

Đây chính là loại hình quan hệ tin tưởng cao mà Trung Quốc có thể xây dựng với ASEAN. Thực chất quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã phát triển tích cực theo nhiều cách trong 30 năm qua kể từ chuyến thăm mang tính dấu mốc của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tới Băng Cốc, Kuala Lumpur và Singapore vào tháng 11/1978. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Một minh chứng rõ nét cho điều này chính là tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. May mắn là tất cả các bên nhất trí tranh chấp cần được giải quyết hòa bình. Đây là điều tốt cho cả Trung Quốc và ASEAN khi đã ký tuyên bố DOC về biển Đông và hiện đang nỗ lực đàm phán COC.

Một nhân tố phức tạp là đường 9 đoạn đã được phát hiện trên các bản đồ của Trung Quốc về Biển Đông. Nhưng điều mập mờ là Trung Quốc không làm rõ đầy đủ ý nghĩa của đường 9 đoạn để tạo phạm vi cho đàm phán. NPN/BNG/Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố tự do hàng hải tại Biển Đông chưa bao giờ là vấn đề và sẽ không trở thành vấn đề trong tương lai.

Khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế lớn thế giới, Trung Quốc sẽ có chung lợi ích bởi Mỹ duy trì tự do hàng hải tại các vùng biển xa. Lợi ích Mỹ - Trung sẽ có điểm đồng trong lĩnh vực này. Mỹ và liên bang Xô Viết cũ cũng đã có những điểm đồng lợi ích trong đàm phán Công ước luật biển LHQ về tự do hàng hải. Sẽ là bi kịch đối với Trung Quốc nếu thành công tại biển Đông nhưng lại thất bại tại các đại dương khác trên thế giới.

Xét tới lợi ích vượt trội lớn hơn đó của Trung Quốc, tôi tin tưởng rằng các nước ASEAN có thể hợp tác với Trung Quốc để tìm ra giải pháp hữu nghị lâu dài đối với các vấn đề Biển Đông. Điều này sau đó sẽ mở đường cho Trung Quốc và ASEAN hợp tác để xây dựng quan hệ tin tưởng cao tương tự như quan hệ Mỹ - Châu Âu.

Kishore Mahbubani, Trưởng khoa Chính sách công Lý Quang Diệu, ĐHQG Singapore. Bài viết được đăng trên Thời báo Hoàn Cầu.

Văn Cường (gt)