Theo the New York Times, Hoa Kỳ đã có quyết định thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải". Điều này có nghĩa là tàu chiến và có lẽ máy bay chiến đấu Mỹ sẽ thâm nhập lãnh hải giả định 12 hải lý của một số các cấu trúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, chiếm đóng và xây dựng.

Một việc sắp xảy ra khác là quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hague về việc Tòa có thẩm quyền xét xử khiếu nại của Philippines chống lại Trung Quốc với cáo buộc vi phạm Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển hay không. Trung Quốc đang cân nhắc các lựa chọn của đối với cả hai vấn đề này.

Mục đích chính của việc thách thức công khai của Mỹ  là để cho các đồng minh của mình và thế giới thấy quyết tâm của Washington trong việc bảo vệ tự do hàng hải và ngăn cản Trung Quốc có thêm những hành động và yêu sách "hiếu chiến"  ở Biển Đông. Nhưng làm như vậy là nguy hiểm và có thể gây phản tác dụng. Các hoạt động tự do hàng hải có thể sẽ làm cho ban lãnh đạo của Trung Quốc bị mất mặt.

Trung Quốc có thể cố bỏ qua hành động khiêu khích đó, lập luận rằng các tàu chiến hoặc máy bay chiến đấu của Mỹ không thâm nhập không phận hoặc lãnh hải của Trung Quốc mà không có sự cho phép bởi vì các cấu trúc liên quan đã được xây dựng trên một rạn san hô ngập nước không được quyền có lãnh hải. Điều này khó có khả năng xảy ra.

Có lẽ trong một nỗ lực ngoại giao thành công, toàn bộ sự việc sẽ được dàn dựng với Trung Quốc "cho phép" một sự thể hiện như vậy và Mỹ ngầm thừa nhận là Trung Quốc phải đáp ứng, nhưng không có một cuộc đối đầu.

Trung Quốc có thể lựa chọn quấy rối các tàu của Mỹ bởi tiếng động cơ của các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, hoặc có lẽ các máy bay (bảo vệ bờ biển) dân sự. Họ cũng có thể triển khai các tàu bảo vệ bờ biển để theo dõi các tàu hải quân Mỹ hoặc họ có thể cho các tàu đánh cá gây cản trở việc đi qua của các tầu của Mỹ. Đây không phải là một kịch bản tồi tệ nhất.

Trung Quốc đã công khai tuyên bối chủ quyền và các yêu sách ở Biển Đông là một vấn đề tự tôn dân tộc và trả nợ cho "sự sỉ nhục hàng thế kỷ" của mình. Vì vậy, ban lãnh đạo Trung Quốc khó có thể lùi bước.

Trong một kịch bản tồi tệ nhất, Bắc Kinh sẽ đối đầu với các tàu chiến và máy bay chiến đấu với các tàu chiến và máy bay riêng của mình, yêu cầu các phương tiện của Mỹ rời khỏi "vùng biển của Trung Quốc". Lúc đó, Washington sẽ phải đối mặt với một tình thế khó xử do chính mình tạo ra. Mỹ có thể “cương lên” và có nguy cơ làm khủng hoảng leo thang hoặc "ngậm miệng" và tránh đi, thể hiện sự yếu kém, làm hỏng danh tiếng của mình và tạo ra nghi ngờ về cam kết của mình với các bạn bè và đồng minh. Hơn nữa, luôn có khả năng xảy ra một tai nạn hoặc một tính toán sai lầm.

Để đáp lại sự rò rỉ hoặc "thông báo" rằng Mỹ sắp thực hiện các hành động tự do hàng hải ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho biết: "Không có cách nào để chúng tôi tha thứ cho hành vi xâm phạm lãnh hải và không phận của Trung Quốc bởi bất cứ quốc gia nào với cái cớ tự do hàng hải và hàng không".

Thật vậy, các nhà quyết sách Mỹ có thể đánh giá thấp sự nhiệt tâm của phong trào dân tộc của Trung Quốc và yêu cầu phải đáp ứng của lãnh đạo Trung Quốc. Trung Quốc đã công khai tuyên bố chủ quyền và các yêu sách ở Biển Đông là một vấn đề tự tôn dân tộc và sự trả nợ cho " sự sỉ nhục hàng thế kỷ". Điều này làm cho ban lãnh đạo của Trung Quốc rất khó có thể lùi bước trong những vấn đề này.

Do vậy, hành động mà Mỹ sẽ thực hiện có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng. Liệu nó có đáng với rủi ro này không? Rõ ràng chúng ta rồi sẽ thấy, nếu không ngay lập tức thì cũng trong thời gian dài hơn, khi quan hệ Mỹ-Trung xấu đi và sự thất bại này sẽ kéo hầu hết Đông Nam Á và  ASEAN vào một cuộc tranh đấu giữa hai cường quốc để chiếm trái tim và khối óc của họ. Như cựu Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam gần đây nói, "Tôi không chắc chúng ta còn có không gian như chúng ta đã có trong quá khứ: là bạn với tất cả mọi người". Trong vài năm tới, "bởi vì sự cạnh tranh của họ, họ, với tư thế là các cường quốc lớn, sẽ sớm được nói chuyện với chúng ta theo kiểu "bạn theo chúng tôi hay chống chúng tôi".

Về vấn đề trọng tài, nếu ban trọng tài quyết định không có quyền tài phán, các nước có yêu sách Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam, sẽ buộc phải đàm phán các yêu sách chồng lấn của họ với một Trung Quốc ngày càng mạnh và đáng sợ. Và, như Philippines, sẽ có nhiều khả năng phải có các biện pháp chính trị và thậm chí cả quân sự để bảo vệ mình, và trở nên gần gũi hơn bao giờ hết với Mỹ.

Nhưng quyết định cơ bản và dài hạn hơn đối với Trung Quốc là sẽ làm gì nếu tòa án quyết định nó có quyền tài phán và, theo lời khẩn cầu của Philippine, tuyên bố các biện pháp phòng ngừa buộc Trung Quốc ngừng và từ bỏ tất cả việc cải tạo / xây dựng ở đó.

Trung Quốc có thể tuân theo và bản thân có đại diện ở giai đoạn tiếp theo của quy trình trọng tài là nghị án về các khiếu nại cụ thể của Philippine. Đây sẽ là sự công nhận đối với trật tự quốc tế hiện hành, thẩm quyền của các tòa án quốc tế, và mở ra một kỷ nguyên của sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Điều này rất khó xảy ra.

Rất nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách phớt lờ phán quyết và các quyết định tiếp theo. Trung Quốc lúc đó có thể quân sự hóa các cấu trúc và mở rộng tuần tra quân sự như các nước có yêu sách khác và Mỹ đã lo ngại. Thật vậy, Trung Quốc có thể lập luận rằng Mỹ và những nước khác đã quân sự hóa khu vực và Trung Quốc chỉ đáp lại tương ứng mà thôi. Sự không chắc chắn về pháp lý và chính trị sẽ ngự trị ở Biển Đông, và các vụ đụng độ có khả năng sinh sôi nảy nở. Thẩm quyền và tính hợp pháp của các cơ chế giải quyết tranh chấp và thậm chí cả Luật Biển cũng sẽ bị suy yếu.

Trung Quốc cũng có thể tăng áp lực kinh tế và chính trị đối với Philippines, và bất kỳ nước có yêu sách nào tham gia vào việc hỗ trợ phán quyết cùng với Philippines. Điều này sẽ đưa ra thông báo rằng Trung Quốc không thể bị cợt nhả, rằng Trung Quốc sẽ không để "bị lợi dụng" bởi các nước nhỏ châu Á, một số vẫn còn liên kết với và chịu ảnh hưởng của các ông chủ thuộc địa cũ của họ.

Nhưng phần tệ hại nhất của tất cả điều này là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ lao dốc, và khu vực sẽ trở nên căng thẳng trong thời gian tới. Điều này sẽ là một kết quả cùng thua cho tất cả các nước liên quan.

Mark J. Valencia, một học giả thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải, Hải Khẩu, Trung Quốc. Bài viết được đăng trên The Straits Times.

Văn Cường (gt)