Các tàu hải giám Trung Quốc đã góp phần củng cố sự kiềm chế tại Biển Đông. Nhiệm vụ cấp bách đối với Trung Quốc hiện nay là củng cố khả năng ngăn chặn của Trung Quốc tại biển Đông. Trong thời gian dài, các nước như Philippines và Việt Nam đã chọn cách phớt lờ những cảnh báo của Trung Quốc. Điều này đã làm tăng khả năng xung đột của các nước này với Trung Quốc. Philippines và Việt Nam thường khá quyết liệt trong tranh chấp lãnh thổ. Hoàn toàn vô ích khi kỳ vọng Philippines bình tĩnh thông qua việc phản đối hay thuyết phục nước này. Trung Quốc phải áp dụng các hành động mạnh mẽ để bảo vệ quyền trong vụ va chạm và xung đột vừa qua để làm Manila thức tỉnh và có thái độ thực tế hơn trong tranh chấp tại biển Đông. Vụ va chạm gần đây tại đảo Hoàng Nham đã tạo cơ hội rất quan trọng. Trung Quốc phải đạt được thành công hoàn toàn trong vụ va chạm vừa qua và phải tỏ rõ cho các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc tại khu vực về quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc để các nước này sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ hành động nào liên quan tới xung đột của các nước này với Trung Quốc. Trung Quốc cần thể hiện sức mạnh trong xung đột vừa qua với Philippines. Sự chênh lệch về sức mạnh giữa Trung Quốc và Philippines hiện vẫn đang tồn tại và Philippines không thể phớt lờ điều này. Sự ngang ngược của Philippines trong vụ việc vừa qua chỉ là một vấn đề nhỏ trong một bức tranh lớn hơn đó là thái độ phớt lờ nhất trong quan hệ quốc tế. Theo đó, Trung Quốc trong thời gian tới cần:

(1) Cử nhiều lực lượng hải giám khu vực xung quanh đảo Hoàng Nham hơn nữa và Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cần chuẩn bị hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp. Hải quân phải là sự ủng hộ mạnh mẽ lực lượng hải giám cũng như cơ quan quản lý biển.

(2) Coi vụ xung đột vừa qua là cơ hội để củng cố uy tín của Trung Quốc tại biển Đông. Trung Quốc sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình và sẽ không có bất kỳ sáng kiến nào nhằm gia tăng xung đột quân sự. Nguyên tắc chung này sẽ không thay đổi nếu có bất kỳ xung đột nào gia tăng. Nhưng các cơ quan quản lý biển của Trung Quốc cũng cần thực thi các hoạt động tuần tra chấp pháp tại biển Đông.

(3) Tăng cường triển khai các tàu hải giám trọng tải lớn và sử dụng các biện pháp phản ứng bao gồm có việc tấn công các thuyền xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc.

(4) Cần nghiên cứu kỹ các đề xuất của một số học giả về việc xây dựng lực lượng tuần tra bờ biển và xem xét thành lập các lực lượng bảo vệ và lắp đặt các trang thiết bị lâu dài tại đảo Hoàng Nham.

(5) Cần mở rộng cơ bản những lợi thế trong việc chấp pháp hiện nay tại biển Đông và điều này tiếp tục là thực tế chính trị không thể thay đổi tại khu vực này, giảm không gian tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông của Việt Nam và Philippines. Trung Quốc không cần chú ý tới công luận của Philippines, Việt Nam và phương Tây bởi Trung Quốc cũng không nhận được bất kỳ sự hoan nghênh khi Trung Quốc ngày càng kiềm chế hơn và thực sự hiện nay Trung Quốc không còn gì để mất trong tòa án công luận mà phương Tây đang thống trị.

(6) Vấn đề biển Đông không chỉ bao gồm sự tham lam và phớt lờ của Philippines và Việt Nam mà còn cả cơn lũ của chủ nghĩa dân tộc tại khu vực và sự tham gia của Mỹ vào các nguồn lực và ý đồ tại biển Đông trong chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ.

Hiện nay không phải là kỷ nguyên của những tranh chấp lãnh thổ đơn giản có thể giải quyết ngay được. Trung Quốc sẽ phải chứng kiến những khó khăn khúc khuỷu trong giải quyết vấn đề biển Đông và Philippines và Việt Nam có thể cảm thấy kiệt sức hơn Trung Quốc. Sự bình tĩnh của Trung Quốc có thể làm tất cả các đối thủ phải thất vọng./.

Theo Thời báo Hoàn cầu ngày (15/4)

Lê Sơn (gt)