Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 được tổ chức tại Campuchia từ 9-13/7/2012 đã bị bao phủ bóng bởi những ý định của Philippines và Việt Nam trong việc đưa vấn đề biển Đông tại cuộc họp. Liệu Trung Quốc có thể hoạch định được kế hoạch tốt hơn để bảo đảm quyền và lợi ích của mình?

Mạng Hoàn Cầu (HQ) đã có bài phỏng vấn ông Zheng Ming (Zheng), cựu Đô đốc Hải quân của Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA)), về vấn đề này.

(1) Những vấn đề Trung Quốc đang phải đối mặt trong việc giữ tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông?

Zheng: Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong vấn đề an ninh và tái thống nhất đất nước. Cũng có một số người loan tin đồn thổi không có căn cứ về biển Đông. Họ đòi tự do hàng hải mà không có giới hạn về điều này. Không chỉ sự an toàn hàng hải của tàu Trung Quốc có thể được bảo đảm mà các tàu bè của các nước khác có thể tự do qua lại đại dương mà không có cản trở nào. Điểm then chốt đối với vấn đề này lại nằm ở những tranh chấp về chủ quyền các đảo tại biển Đông.

Tranh chấp đang ngày càng gia tăng bởi những nguồn dầu mỏ lớn và các tài nguyên biển khác. Đây là lý do giải thích tại sao Philippines không yêu cầu hay phản đối đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong thập kỷ qua mà đến tận bây giờ mới hỏi và phản đối.

(2) Một số lập luận rằng Trung Quốc cần sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp này. Là một cựu quân nhân, ông nghĩ lý do gì mà Trung Quốc cần phải tỏ kiềm chế

Zheng: Tôi nghĩ người dân, chính phủ và các chính trị gia cần được đánh giá khác nhau.

Philippines là nước lớn với hơn 90 triệu dân. Trung Quốc và Philippines đã có nhiều trao đổi hữu nghị trong lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng một số chính trị gia có tham vọng đầu tư chính trị bằng cách tạo rắc rối. Chính họ là người tạo bất hòa đối với cả nhân dân hai nước và cả hai nước.

Chính phủ Trung Quốc tin rằng dòng chảy chính trong chính quyền Philippines vẫn là đánh giá rất cao tầm quan trọng đối với tình hình chung về sự phát triển và quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc – Philippines. Các quan chức nắm giữ chức vụ hàng đầu trong chính phủ Philippines sẽ không bị thao túng bởi những nhà chính trị này chỉ vì những ý đồ thù địch.

Các trang thiết bị của Trung Quốc đã được nâng cấp khá nhiều và Trung Quốc đang trở nên khá mạnh. Trung Quốc không có ý định đối đầu với bất kỳ ai mà chỉ muốn bảo vệ lợi ích của mình.

(3) Trong bối cảnh hiện tại, liệu Trung Quốc có thể chiến lược hóa thế nào để có kế hoạch bảo vệ quyền và lợi ích tại biển Đông?

Zheng: Truyền thông Philippines đang cố đặt sự kiện đảo Hoàng Nham như điểm nóng kể từ khi sự kiện này diễn ra vào tháng 4/2012. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong giảm thiểu căng thẳng thông qua đối thoại ngoại giao. Nhìn chung, chính phủ Trung Quốc đã đóng vai trò tích cực.

Các bộ ngành trong chính phủ liên quan đến biển như Ủy ban Biển Quốc gia, Ủy ban Khí tượng Trung Quốc đã quyết định đưa dự báo thời tiết các đảo Hoàng Nham, Vĩnh Hưng và bãi ngầm Vĩnh Thử vào chương trình dự báo thời tiết quốc gia Trung Quốc. Mục đích của quyết định này nhằm cung cấp thông tin cho công chúng về tình hình an ninh và điều này sẽ mang lại lợi ích cho các tàu Trung Quốc cũng như tàu nước ngoài tại biển Đông. Bước đi này không chỉ thể hiện quyền tài phán của Trung Quốc tại biển Đông mà còn cung cấp một dịch vụ cho cộng đồng quốc tế. Một số nước tuyên bố chủ quyề chỉ nhằm mục đích tìm kiếm năng lượng và tài nguyên.

Bộ Nông Nghiệp và các cơ quan liên quan đến ngư nghiệp Trung Quốc đã ra lệnh cấm đánh bắt cả hàng năm nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên biển vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Các nước khác không tuân thủ lệnh cấm này đã phớt lờ lợi ích của toàn cộng đồng quốc tế.

Một tình huống khác là tình hình thời tiết tại Biển Đông rất phức tạp. Vì vậy các cơ quan giao thông tăng cường các đội nghiên cứu và cứu hộ mà có thể cứu bất kỳ tàu thuyền nước ngoài nào thoát khỏi nguy hiểm.

Do đó, chúng ta có thể nói rằng tất cả các cơ quan liên quan tới biển của Trung Quốc đều đang làm nhiều nhiệm vụ để bảo vệ khu vực này cũng như thể hiện quyền tài phán của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Một số người dân hiện phàn nàn về việc thiếu chiến lược hoạch định rõ ràng ở cấp cao trong chính phủ. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ kỹ lời của cố chủ tịch Mao Trạch Đông rằng các quyết định của lãnh đạo cấp cao cần trải qua quá trình từ dân đi lên và vì nhân dân.

Chỉ khi tất cả nhân dân được tập hợp và toàn bộ sự sáng tạo, tri thức và năng động của quốc gia được tích lũy thì chúng ta mới có thể có chiến lược phát triển đại dương khoa học, đúng đắn và tòan diện.

Những người ở những nơi khác nhau từ dân thường cho tới chuyên gia và lãnh đạo cần xem xét và cân nhắc cần làm gì để củng cố môi trường hợp lý cho việc nghiên cứu và dự thảo chiến lược phát triển đại dương.

Trọng tâm của các phương tiện truyền thông hiện nay đang là dấu hiệu tốt và tạo nên nhiều sự tự do bày tỏ ý kiến của nhiều chuyên gia và một số ý kiến này không đại diện cho chính phủ. Tuy nhiên, họ lại thực sự chuyển tại những thông điệp và dự báo rất sâu sắc./.

Theo “Thời báo Hoàn Cầu” (ngày 10/7/2012)

Nhật Tiến (gt)