Các nhà quan sát và phân tích cho rằng rạn nứt này phản ánh ảnh hưởng yếu ớt của Việt Nam, người từng bảo hộ CPC từ ngày xưa, nhưng hy vọng quan hệ hai bên vẫn vẹn toàn và sẽ tiếp tục tồn tại.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales và Học viện Quốc phòng Australia nói rằng: “Rõ ràng Việt Nam không hài lòng, bởi vì làm sao mà CPC lại phủ quyết việc ra Thông cáo chung, thậm chí hai nước đã có kết cấu quan hệ song phương có thể đứng vững trong mọi căng thẳng hiện tại”. Căng thẳng xảy ra khi bối rối trong cuộc họp NT/ASEAN dẫn đến thất bại cứu vớt Thông cáo chung, đổ vỡ lần đầu tiên sau 45 năm lịch sử ASEAN. PLP cũng muốn đề cập căng thẳng leo thang gần đây; Việt Nam cũng muốn cạnh tranh tranh chấp tuyên bố chủ quyền với TQ nên ủng hộ động thái của PLP. Nhưng CPC, Chủ tịch ASEAN đã khước từ, đó là sự bác bỏ nhằm thỏa mãn yêu cầu của TQ, nước viện trợ nhiều cho CPC và rất mong muốn ASEAN đứng ngoài tranh chấp ở Biển Đông.

Việt Nam có thể không rời bỏ Hội nghị, nhưng theo học giả Carl Thayer, Hà Nội có cách tiếp cận CPC và Lào “thực dụng” hơn. Việt Nam có ảnh hưởng đến hai quốc gia này và không coi quan hệ này là số 0, VN sở hữu chỗ dựa của cả hai nước, dù ảnh hưởng TQ đang tăng lên. Việt Nam có nhiều mối lo ngại, đối phó trực tiếp với hành động của TQ hơn là ảnh hưởng của TQ đối với CPC. Quan hệ láng giềng Việt Nam -CPC vẫn còn tồi tệ, bao gồm cả đảng FUNCINPEC thường xuyên dùng lời lẽ chống VN, chống đối tác cầm quyền, thường xuyên đốt nóng căng thẳng biên giới Việt Nam -CPC.

Giáo sư Pavin ở Trung tâm nghiên cứu ĐNÁ thuộc Đại học Kyoto Chachavalpongpun cho rằng CPC đã làm tốt vai trò cân bằng quan hệ với hai nước láng giềng lớn hơn và chuyến thăm của CT/QH/CPC Heng Samrin với ý nghĩa như vậy, làm dịu đi bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Sau khi đánh đổ Khmer Đỏ, Việt Nam dựng lên ông Heng Samrin, người trốn khỏi Khmer Đỏ làm người đứng đầu nhà nước lãnh đạo chính quyền mới. Chuyến thăm này, lãnh đạo hai bên bàn tăng cường thương mại, “nhưng đặc biệt vào thời điểm này, nó sẽ giúp hàn gắn bất kỳ một hiểu lầm nào”.

Một tuần sau khi đổ vỡ không ra Thông cáo chung, NT/ASEAN cũng đã ra được Tuyên bố nguyên tắc chung 6 điểm. Theo học giả Hội đồng quan hệ quốc tế Joshua Kurlantzick, Tuyên bố này đã làm bớt đi trên mặt giấy tờ về sự chia rẽ.

Thương mại hai chiều CPC - TQ sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới và Hà Nội cũng không hy vọng cạnh tranh với Bắc Kinh về cả thương mại lẫn viện trợ cho CPC. Trong tháng Hội nghị ASEAN, rõ ràng CPC đã đặt TQ lên trước Việt Nam. Học giả Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu ĐNÁ tại Singapore cho rằng: “Tôi nghĩ sẽ an toàn để mà nói rằng, Việt Nam hẳn là bị sốc với chính phủ Hun Sen và tai nạn này sẽ phá hủy quan hệ song phương. Có thể đây là dấu hiệu ảnh hưởng của Hà Nội tại CPC đang yếu đi”.

Cả Phnom Penh và Hà Nội đều tránh chỉ tay vào một nước khác về vấn đề Biển Đông trước công luận, mối bất hòa từ sự chia rẽ này sẽ ngày càng xấu đi. Nhưng đừng quên rằng chưa thể cho qua, vấn đề Biển Đông nhất định sẽ nổi lên tại Hội nghị Thượng đỉnh tháng 11/2012, rất hay để theo dõi sự năng động tại Hội nghị.

 

Theo Cambodia Daily

 

Văn Cường (gt)