Trong tuyên bố trên trang mạng internet của mình, BQP TQ viết: “Thông tin về việc quân khu Quảng châu, hạm đội Nam Hải và các vùng khác đã chuyển qua gia đoạn chuẩn bị chiến tranh là không đúng sự thật”. Trong khi đó, “Nhân dân nhật báo” - cơ quan của TƯ ĐCS TQ lại viết: “ TQ cần chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh biển quy mô nhỏ với PLP. Nếu như cuộc chiến tranh nổ ra, TQ sẽ có những hành động kiên quyết và gửi tín hiệu rõ ràng ra thế giới là TQ không muốn chiến tranh nhưng cũng không sợ nó”.

Tất cả các nhóm du lịch TQ đến PLP cần phải trở về trước 16/5 và việc hình thành các nhóm mới dừng lại cho đến một thời điểm chưa rõ ràng. Các trạm kiểm dịch của TQ bắt giữ những chuyến hàng hoa quả của PLP và bất ngờ tìm thấy chúng vi phạm quy định về vệ sinh của TQ…Ở Manila diễn ra những hoạt động phản đối (tuy không có nhiều người tham gia) với người biểu tình đốt cờ TQ, còn ĐSQ TQ khuyến cáo công dân của mình ở thủ đô PLP không ra đường trong thời gian này để tránh đụng độ. Bầu không khí đang dồn nén.

Tất cả bắt đầu hơn 1 tháng trước đây khi tàu chiến của PLP bao vây 8 tàu cá của TQ đang tránh thời tiết xấu tại đảo Scarborough (cách PLP 160 km và TQ 800km). Phía TQ đã đến giúp người của mình và bắt đầu “cuộc đấu”. Cái mà TQ gọi là “đảo”, người PLP gọi là “bãi bồi” - và đó đúng là dãy những bãi nhỏ - cù lao mà nhiều trong số đó chưa vươn lên khỏi mặt nước.

TQ trên thực tế có đòi hỏi đối với tất cả các đảo trong Biển Đông và đã công bố chúng là “lãnh thổ từ xa xưa”. Ngoài ra, PLP, VN, Malaysia, Brunei và ĐL cũng có đòi hỏi chủ quyền đối với một số hòn đảo trong 2 quần đảo thuộc vùng biển này.

Xuất hiện câu hỏi: tại sao tự nhiên lại có sự quan tâm như vậy? Câu trả lời hết sức đơn giản: tài nguyên, dự trữ lớn về dầu tại vùng biển này mà theo đánh giá sơ bộ: từ 23-30 tỷ tấn dầu và khí tự nhiên - đến 20 nghìn tỷ m3. TQ nói có thể khai thác dầu ở độ sâu 1.500m, nhưng cho đến nay mới khai thác được ở độ sâu đến 300m, trong khi 70% trữ lượng dầu ở vùng biển này nằm ở vùng nước sâu.

Trong khi đó “Gazprom” và công ty dầu khí “Petro Việt Nam” đã ký hiệp định về khai thác khí ga và lên kế hoạch cùng khai thác 2 lô dầu khí trong vùng biển trên. Những lô này nằm ngoài khu vực tranh chấp, nhưng Bắc Kinh nhìn nhận mọi thứ trong hiệp định này là nguy cơ đối với các quyền lợi của mình và là mong muốn của Hà Nội tranh thủ sự ủng hộ của Nga trong tranh chấp lãnh thổ.

Vì vậy, vấn đề đã không còn là song phương và trở thành quốc tế. Hơn nữa, tình hình ở Biển Đông và “cuộc đấu” ở đảo Scarborough được NB, nước đang có xung đột lãnh thổ chưa được giải quyết với TQ, quan tâm theo dõi. Ai mạnh hơn - TQ hay PLP được Mỹ ủng hộ? điều này phụ thuộc nhiều vào việc những xung đột khu vực tiềm ẩn sẽ phát triển như thế nào.

TQ tất nhiên không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, từ chối các cuộc thương lượng đa phương hay chuyển tranh chấp lãnh thổ đến bất cứ cơ quan trên quốc gia nào, và kiên quyết đàm phán song phương với từng nước có đòi hỏi.

Tại PLP đang thảo luận rộng rãi vấn đề: Mỹ sẽ đến giúp PLP hay không nếu “cuộc đấu” chuyển sang một cuộc chiến tranh thật sự. Hai nước gắn với nhau bởi hiệp định về quan hệ liên minh và Mỹ nhận trách nhiệm trợ giúp quân sự PLP trong trường hợp lãnh thổ của họ bị tấn công. Nhưng mắc mớ ở đây là: xung đột xảy ra ở vùng nước tranh chấp, và về hình thức thì Mỹ không buộc phải giúp PLP.

Giữa TQ và Mỹ thiếu lòng tin trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt về quân sự. Một mặt, tuyên bố của Barak Obama về việc khu vực CÁ-TBD là quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ và viện trợ quân sự cho PLP trong năm nay tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Sự giúp đỡ này rõ ràng là nhắm vào TQ. Mặt khác, phía Mỹ cũng có nhiều câu hỏi về chương trình hiện đại hóa quân đội của TQ, và tất cả đều rõ vì sao TQ tích cực chế tạo và hiện đại hóa vũ khí, phóng vệ tinh hay ngăn cản tự do hàng hải ở cách không xa bờ biển của mình. Vì vậy, “cuộc đấu” ở Biển Đông rõ ràng đã vượt quá khuôn khổ cuộc xung đột song phương.

Theo Belarus Sevodnhia

Thúy Bình (cộng tác viên tại Nga)